Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
*****
Đề tài:
DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRUỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- Đà Nẵng, 5/2014 -
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo
Lớp 10 SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. Duơng Thị Tuyết
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................4
4. Mục đích – Nhiệm vụ..............................................................................................4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................4
6. Đóng góp đề tài .......................................................................................................5
7. Cấu trúc đề tài .........................................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC DẠY HỌC LỊCH
SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...............................................................................6
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................6
1.1.2. Quan niệm về lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử...................................7
1.1.3. Ý nghĩa của việc dạy học lịch sử địa phương ...................................................8
1.1.3.1. Về mặt giáo dưỡng.........................................................................................8
1.1.3.2. Về mặt giáo dục ...........................................................................................10
1.1.3.3. Về mặt phát triển..........................................................................................11
1.1.4. Các loại dạy học lịch sử địa phương ...............................................................12
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................13
1.2.1. Thực trạng về dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.......................................................................................13
1.2.2. Nguyên nhân về thực trạng dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học
phổ thông hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng................................................19
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG CÁC LOẠI HÌNH DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA
PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.......................................22
2.1. Nội dung lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử lớp 10, 11, 12 ở trường
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ..............................................22
2.2. Bảng tổng hợp các loại hình dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ
thông..........................................................................................................................24
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.......................................................................................42
3.1. Những nguyên tắc chung về việc dạy học lịch sử địa phương ở trường trung
học phổ thông............................................................................................................42
3.1.1. Đảm bảo tính toàn diện và tính hệ thống ........................................................42
3.1.2.Đảm bảo tính phổ thông, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi..........................42
3.1.3. Đảm bảo mối liên hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc .................45
3.2. Một số hình thức và biện pháp dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học
phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. .............................................................45
3.2.1.Đối với nội khóa...............................................................................................45
3.2.2.1.Đối với lớp 10 ...............................................................................................45
3.2.2.2 Đối với lớp 11 ...............................................................................................46
3.2.2.3. Đối với lớp 12 ..............................................................................................49
3.2.2. Những hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa về dạy học lịch sử địa phương
ở trường trung học phổ thông Đà Nẵng ....................................................................52
3.2.2.1. Những yêu cầu đối với hoạt động ngoại khóa về lịch sử địa phương..........52
3.2.2.2. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa về lịch sử địa phương ở Đà
Nẵng ..........................................................................................................................53
3.3. Thực nghiệm sư phạm........................................................................................61
3.3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................61
3.3.2. Nội dung thực nghiệm và phương pháp thực nghiệm.....................................61
3.3.3. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................66
KẾT LUẬN..............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về lý luận
Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa giáo dục
truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ được chú trọng. Theo Nghị quyết
Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ rõ
phải “…lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục
công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý
chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ đất nước…”.
Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, bất cứ một sự
kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian,
không gian nhất định. Tri thức lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là một
biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát
triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của đất nước. Như
vậy không có nghĩa tri thức lịch sử Việt Nam chỉ là phép cộng đơn giản tri thức lịch
sử các địa phương mà việc nhận thức lịch sử Việt Nam phải được hình thành dựa
trên nền tảng hệ thống tri thức lịch sử địa phương đa dạng đã được tổng hợp, khái
quát ở mức độ cao. Do đó, việc dạy học lịch sử Việt Nam và lịch sử địa phương có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc sử dụng tài liệu
lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam là cần thiết ở nhà trường phổ
thông, có ý nghĩa lớn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Việc sử
dụng lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giúp học sinh có sự hình
dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện,
hiện tượng lịch sử. Từ đó, các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành
các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát.
Đồng thời, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho
học sinh. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể,
gần gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần
2
bồi dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng là nguồn cội của lòng yêu nước, tự hào dân
tộc. Trong dạy học lịch sử Việt Nam, việc sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử địa
phương còn giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng, cái phổ
biến, đặc thù…Qua đó góp phần phát triển tư duy cho học sinh.
Trong quá trình phát triển của mình, Đà Nẵng đã cùng cả nước đã đóng góp
nhiều cho sự nghiệp chống xâm lược giành lấy độc lập. Để học sinh trung học phổ
thông hiểu rõ hơn về nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam đòi hỏi giáo viên phải
biết kết hợp khéo léo những kiến thức lịch sử địa phương Quảng Nam – Đà Nẵng
với nguồn kiến thức lịch sử dân tộc.
1.2. Về thực tiễn
Trước thực tế việc sử dụng lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam
ở các trường phổ thông hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng vẫn còn nhiều hạn chế,
ví như: tài liệu lịch sử địa phương sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông
nghèo nàn, giáo viên chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức sưu tầm,
lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng…Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng ở mức độ
minh họa, làm rõ thêm các sự kiện. Hơn nữa, một số nơi các tiết lịch sử địa phương
được quy định trong chương trình còn bị xem nhẹ, thiếu sự đầu tư nên giờ học đôi
khi mang tính chất hình thức, giáo viên còn sử dụng các giờ học lịch sử địa phương
để dạy bù, ôn tập. Vì vậy, chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử chưa cao thậm chí
làm cho tình cảm, trách nhiệm của học sinh đối với quê hương xút giảm.
Thêm vào đó, do giáo viên chưa xem việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
trong dạy học lịch sử dân tộc là cần thiết, còn lúng túng trong xác định mục tiêu, lựa
chọn nội dung, thời lượng và mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ thể.
Tóm lại, việc nghiên cứu lịch sử địa phương áp dụng trong dạy học lịch sử dân
tộc là điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong việc giảng dạy ở trường phổ thông sau
này.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “dạy học lịch sử địa phương ở
trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” để làm khóa luận tốt
nghiệp của mình, thông qua đó chúng tôi muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy
học lịch sử ở trường trung học phổ thông.
3
2. Lịch sử vấn đề
Với mong muốn tìm ra những con đường, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề chung của những nhà giáo
dục – đào tạo và nhiều tổ chức, ban ngành có liên quan. Đã có những bài viết, công
trình nghiên cứu về vấn đề này. Như:
- Cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử - Tập 2” do Phan Ngọc Liên (chủ biên)
Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi xuất bản năm 2002. Phần “Sử dụng sách giáo
khoa và các tài liệu học tập khác” đề cập đến sự cần thiết của việc sử dụng tài liệu
tham khảo ngoài sách giáo khoa trong dạy học lịch sử; phần “Hình thành tri thức
lịch sử cho học sinh” lại đề cập đến việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương là biện
pháp quan trọng của việc cụ thể hóa những kiến thức chung về lịch sử dân tộc; phần
“ Sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương ở trường phổ thông” có lưu ý đến sưu
tầm, tìm hiểu lịch sử địa phương ở trường phổ thông không chỉ là một hình thức
quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử nói chung, mà còn là một hình thức quan
trọng của dạy học lịch sử.
- Cuốn “Giáo trình lịch sử địa phương” do Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên) xuất
bản năm 2005, đã nói đến mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.
- Cuốn “Công tác ngoại khóa lịch sử ở trường phổ thông cấp II, cấp III” của
Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Phan Quang (1968) nhấn mạnh việc gắn
học tập lịch sử ở nhà trường với đời sống xã hội, xem đó là một phương thức quan
trọng, cần thiết.
- Cuốn “Rèn luyện kỹ năng sư phạm – môn lịch sử” của Nguyễn Thị Côi,
Trịnh Tùng, Lại Đức Thụ, Trần Đức Minh có chương nói về công ích, xã hội trong
dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông.
- Cuốn “Lịch sử địa phương” của Nguyễn Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên và các
tác giả (1989) đã trình bày có hệ thống những vấn đề cơ bản về công tác nghiên
cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông.
Những công trình nghiên cứu và tài liệu trên chỉ dừng lại ở việc trình bày
những vấn đề khái quát có tính chất lí luận chung. Tuy nhiên, chưa có công trình
nào giải quyết nội dung “Dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Với đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết tốt
4
nội dung đề tài góp phần nào đó để bổ sung nguồn tài liệu phục vụ dạy học lịch sử
dân tộc ở trường trung học phổ thông.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng: quá trình dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông
với những hình thức cơ bản (nội khóa, ngoại khóa).
3.2. - Phạm vi
- Nội dung: lịch sử địa phương lớp 10,11,12.
- Không gian: các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
4. Mục đích – Nhiệm vụ
- Mục đích: trên cơ sở khẳng định vai trò, vị trí và ý nghĩa của lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử. Chúng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu hệ thống các
loại hình dạy học lịch sử địa phương và xác định các biện pháp và hình thức tiến
hành có hiệu quả, giúp cho giáo viên bộ môn ở trường phổ thông thực hiện tốt
chương trình lịch sử địa phương được quy định, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học bộ môn lịch sử nói chung.
- Để nâng cao hiệu quả dạy học khóa luận cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
+Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học lịch sử địa phương ở trường
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
+ Xác định các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn tài liệu – sự kiện lịch sử địa
phương và hệ thống các loại hình dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học
phổ thông.
+ Xác định các biện pháp và hình thức dạy học lịch sử địa phương ở trường
trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng hiệu quả trong bài nội khóa và các hoạt
động ngoại khóa.
+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các trường trung học phổ thông trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
Đồng thời, qua thực nghiệm sư phạm rút ra những khái quát lý luận.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu:
+ Tài liệu về lý luận: Giáo dục học, tâm lý học, phương pháp dạy học lịch sử.
+ Tài liệu về lịch sử địa phương.
5
+ Chương trình và sách giáo khoa lịch sử địa phương.
- Phương pháp nghiên cứu:
Đề thực hiện đề tài này, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp
giáo dục học, phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, tổng hợp, phân
tích để trình bày các vấn đề. Ngoài ra, phương pháp liệt kê, sưu tầm tài liệu cũng
đựợc sử dụng khi tiến hành bài khóa luận này.
Hơn nữa, bài khóa luận này không thể thiếu 2 phương pháp là phương pháp
điều tra cơ bản và phương pháp thực nghiệm sư phạm ở một số trường trung học
phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
6. Đóng góp đề tài
- Về mặt lý luận: góp phần hoàn thiện lý luận về hoạt động giáo dục.
- Về mặt thực tiễn:
+ Thiết kế những bài giảng lịch sử địa phương góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục.
+ Đưa ra những bài học kinh nghiệm giúp cho việc dạy học lịch sử địa phương
được tốt hơn.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của
khóa luận có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc dạy học lịch sử địa phương ở
trường trung học phổ thông
Chương 2. Hệ thống các loại hình dạy học lịch sử địa phương ở trường trung
học phổ thông
Chương 3. Một số hình thức và biện pháp dạy học lịch sử địa phương ở trường
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA
PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
Trước khi đi vào tìm hiểu về vấn đề dạy học lịch sử địa phương, chúng ta phải
tìm hiểu về khái niệm “địa phương”.
Theo Trương Hữu Quýnh: “ địa phương là những gì không phải của trung
ương, cả nước, dân tộc. Địa phương là những vùng riêng rẽ của đất nước, có những
mối liên hệ với cả nước, và là một bộ phận cấu thành của đất nước (quốc gia),
nhưng cũng có những nét riêng tạo nên sắc thái của vùng mình”.
Theo Nguyễn Cảnh Minh: “Địa phương theo nghĩa cụ thể là những đơn vị
hành chính của một quốc gia như: thành phố, tỉnh, huyện, xã, bản, làng, buôn, ấp,
mường… Nói một cách khái quát, địa phương là một vùng đất, khu vực nhất định,
được hình thành trong lịch sử có ranh giới tự nhiên hay địa giới hành chính để phân
biệt với địa phương khác.”
Theo Phan Ngọc Liên: “ Địa phương là một đơn vị hành chính trong nước như
tỉnh, thành phố, huyện,xã… Ở mỗi khu vực này nhân dân gắn bó với nhau trong quá
trình lao động và đấu tranh, có một truyền thống chung, có những quan hệ về kinh
tế chính trị, văn hóa chung. Ngoài ra, khái niệm địa phương còn chỉ một đơn vị sản
xuất (xí nghiệp, nông trường, nhà máy...), một đơn vị lực lượng vũ trang (sư đoàn),
một tổ chức chính trị quần chúng (Đảng bộ, hội phụ nữ…), một đơn vị giáo dục
(trường học).”
Tóm lại, có thể hiểu khái niệm địa phương. Đó là vùng đất nhất định, có ranh
giới riêng, hình thành từ lâu đời, nhằm phân biệt nó với những vùng đất tương tự
xung quanh nó (ranh giới ở đây chỉ là ranh giới địa lý tự nhiên). Trong đó, nhân dân
ở địa phương gắn bó với nhau trên tất cả các lĩnh vực. Chẳng hạn khi tìm hiểu thành
phố Đà Nẵng chúng ta tìm hiểu địa phương các quận trong thành phố: Hải Châu,
Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn…
7
Về “lịch sử địa phương” là lịch sử các địa phương, chẳng hạn lịch sử các làng,
xã, tỉnh, vùng, miền. Ngoài ra, lịch sử địa phương còn bao gồm các đơn vị sản xuất,
chiến đấu, các cơ quan xí nghiệp. Tuy nhiên về mặt chuyên môn kỹ thuật, có thể
ghép nó vào trong chuyên ngành.
1.1.2. Quan niệm về lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử
Dạy học lịch sử dân tộc nói chung, dạy học lịch sử địa phương nói riêng có vị
trí hết sức quan trọng và cần thiết. Nó là hình ảnh thiết thực trong việc giáo dưỡng,
giáo dục và phát triển tư duy cho học sinh.
Ngày nay, đất nước ta đang thời kỳ đổi mới, mở cửa, hội nhập thế giới. Bên
cạnh việc mở rộng, giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại thì việc giữ gìn,
phát huy truyền thống bản sắc dân tộc là vấn đề hết sức cấp thiết. Bộ môn lịch sử
nói chung, lịch sử địa phương nói riêng có ưu thế và nhiệm vụ lớn đối với công việc
này. Song, muốn phát huy được ưu thế vốn có cần phải nhận thức đúng vị trí, tầm
quan trọng của việc dạy học lịch sử địa phương nói riêng và lịch sử dân tộc nói
chung.
Theo quan niệm của Đảng và Nhà nước, việc dạy học lịch sử địa phương góp
phần trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường trung học phổ thông. Thông
qua công tác giảng dạy lịch sử địa phương, hoạt động của nhà trường có điều kiện
để gắn liền với xã hội, lý luận đi đôi với thực hành.
Dạy học lịch sử địa phương còn bồi dưỡng cho học sinh những kỹ năng cần
thiết trong việc vận dụng tri thức vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà thực tiễn
đòi hỏi. Đây là công tác giảng dạy cần phải có ý thức nghiêm túc, sự say mê, sáng
tạo, có kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, khái quát tổng hợp. Những đòi hỏi đó
góp phần rèn luyện và phát triển năng lực học tập và nghiên cứu của học sinh. Từ
hoạt động thực tiễn đó, các em thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp
và thú vị của lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, thấy được nét độc đáo, đặc thù
của lịch sử đia phương, song vẫn tuân thủ quy luật phát triển chung của lịch sử nhân
loại.
Những kết quả dạy – học lịch sử địa phương của thầy và trò trong nhà trường
vừa là nguồn tài liệu phục vụ công tác dạy học lịch sử, vừa giúp cho các địa phương
có những tài liệu bổ ích để động viên, tuyên truyền, giáo dục nhân dân và trong