Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
31
Kích thước
233.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1198

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỞ ĐẨU

Từ những thập kỷ 70 của thế kỷ XX lại đây, toàn cầu hoá và khu vực hoá

trở thành xu thế tất yếu của thời đại dẫn đến “mở cửa” và “hội nhập” của mỗi

quốc gia vào cộng đồng quốc tế trong đó có xu thế phát triển của thị trường thế

giới. Xu thế này có liên quan đến sự phân công lao động quốc tế và việc vận

dụng lợi thế so sánh giữa các quốc gia trong thương mại giữa các nước với nhau.

Trong công cuộc đổi mới của đất nước đặc biệt là từ 1988 đến nay nền kinh tế

nước ta đã có nhiều thành tựu to lớn. Với việc hội nhập kinh tế quốc tế, thương

mai quốc tế ngày càng phát triển và có đóng góp quan trọng trong phát triển

kinh tế.Qua hơn 18 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có

vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển và đã có những đóng góp quan trọng

vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác quản lý đầu tư

nước ngoài đã từng bước đi vào nền nếp. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam

qua một số lần sửa đổi, bổ sung đang được các nhà đầu tư đánh giá là tương đối

hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Đặc biệt là trong 5 năm qua, thực hiện

Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2001của Chính phủ và Chỉ

thị số 19/2001/CT-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về

tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai

đoạn 2001 - 2005,và những năm tiếp theo môi trường đầu tư tiếp tục được cải

thiện, hạn chế được đà suy giảm vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta và gần đây

có những dấu hiệu hồi phục.

Tuy nhiên, hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một

số yếu kém và hạn chế chậm được khắc phục, nhất là trong các khâu quy hoạch,

xây dựng pháp luật chính sách, quản lý nhà nước, xúc tiến đầu tư…. Trong khi

đó, việc thực hiện Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP và Chỉ thị số 19/2001/CT-TTg

chưa thực sự triệt để và chưa đem lại hiệu quả cao.

Vì thế để đáp ứng vấn đề nêu trên em đã nghiên cứu đề tài: “Đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào Việt Nam” nhằm hiểu rõ hơn và giải đáp một số vấn đề

còn tồn tại cần khắc phục. Qua đó em đã đề cập đến tình hình ĐTTTNN vào

Việt Nam từ 1988 đến nay, vai trò của nó và những kết qủa đạt được.Từ đó tìm

hiểu thêm về những vấn đề đang đặt ra, các hạn chế và đề xuất những định

hướng giải pháp khắc phục và tăng cường thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn vốn

FDI.

Để thực hiện được đề tài này em đã tham khảo nhiều tài liệu, tìm thông tin

trên mạng internet và nhờ sự hướng dẫn của cô :Nguyễn Thị Thanh Hiếu. Em

xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài. Trong quá trình thực

hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến

của thầy cô giáo.

1

PHẦN HAI

NỘI DUNG CHÍNH

I-LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1-Quan niệm và tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực

tiếp nước ngoài.

1.1 Quan niệm về đầu tư trực tiếp .

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà quyền sở và quyền sử dụng quản

lý vốn của người đầu tư thống nhất với nhau, tức là người có vốn đầu tư trực

tiếp tham gia vào việc tổ chức ,, quản lý và điều hành dự án đầu tư, chịu trách

nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận.

Ngày nay, trong nền kinh tế thế giới ,hình thức đầu tư trực tiếp vốn là hình

thức chủ yếu của các nước phát triển có nền kinh tế phát triển và có xu hướng

ngày càng gia tăng, diễn ra ở cả nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Có

nhiều hình thức đầu tư trực tiếp như: người đầu tư tự lập xí nghiệp mới, mua

hoặc liên kết với xí nghiệp ở nước đầu tư, mua cổ phiếu…

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp chủ yếu là của doanh nghiệp và tư nhân. Số

vốn được coi là đầu tư trực tiếp không giống nhau ở mỗi nước. Có nước quy

định 10% cổ phần đã là đầu tư trực tiếp, có nước quy định 25%. Vốn đầu tư trực

tiếp thường đem lại hiệu quả cao, nhưng mà chủ nhà cũng dễ bị thua thiệt nếu

trình độ quản lý non kém. Các đối tác nước ngoài lợi dụng trình độ quản lý yếu

kém đó để nâng giá đầu vào những máy móc thiết bị, vật tư, qua đó nâng thị

phần vốn của họ trong thị phần vốn và góp vốn bằng những máy móc đã khấu

hao hết và lạc hậu ở nước họ: đồng thời hạ gía bán ở đầu ra, khai báo kinh doanh

lỗ để giảm nộp thuế. Quy mô của vốn và số lượng dự án đầu tư trực tiếp phụ

thuộc vào ý đồ đầu tư của các chủ đầu tư nước ngoài.

Đầu tư quốc tế trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức:

-Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng. Hình thức này không cần thành

lập một pháp nhân mới.

-Xí nghiệp liên doanh mà vốn do hai bên cùng góp theo tỷ lệ nhất định để

hình thành xí nghiệp mới có hội đồng quản trị và ban điều hành chung.

-Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.

-Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) .Hình thức này đòi

hỏi cần có vốn của bên ngoài và thường đầu tư cho các công trình kết cấu hạ

tầng .

Thông qua các hình thức trên mà các khu chế xuất, khu công nghiệp mới,

khu công nghệ cao… được hình thành và phát triển.

1.2 Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Xu hướng ĐTTTNN hình thành là do sự cần thiết và khả năng khách

quan, thể hiện ở một số điểm sau:

2

- Do sự gặp gỡ lợi ích giữa các bên trong hoạt dộng ĐTTTNN:

+ Đối với bên trong vốn đầu tư :do có nhiều vốn và cạnh tranh khốc liệt

tỷ suất lợi nhuận của vốn giảm, ĐTTTNN sẽ giúp họ tìm được nơi đầu tư có lợi

nhuận cao xâm chiếm thị trường và tránh được hàng rào thuế quan và phi thuế

quan(trong xu hướng bảo hộ mậu dịch). Từ đó hình thành nên những tập đoàn

lớn, đa quốc gia và xuyên quốc gia.

+ Đối với bên tiếp nhận vốn: Do thiếu vốn tích luỹ ,do nhu cầu tăng

trưởng, nhu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến…

để khai thác tài nguyên tạo việc làm cho dân cư, và đặc biệt đối với các nước

đang phát triển thu hút vốn ĐTTTNN còn đảm bảo cho nhu cầu tăng trưởng ,

chuyển dịch cơ cấu thoe hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá.

- Do nhu cầu giải quyết những nhiệm vụ đặc biệt như xây dựng công

trình có quy mô và cần hoạt động vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia đòi

hỏi phải có sự phối hợp của nhiều nước, chẳng hạn như việc xây dựng các

đường ống dẫn dầu và khí đốt, xây dựng hệ thống lưới điện xuyên Châu Âu, xây

dựng tuyến cáp quang nối liền nhiều nước Châu Á.

Những nguyên nhân cơ bản trên đây khiến cho hoạt động đầu tư quốc tế

hình thành và phát triển với quy mô ngày càng lớn. Tuy nhiên, khác với loại

hình đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp trong đầu tư quốc tế có xu hướng phát

triển mạnh mẽ hơn rất nhiều. Đó là do những đặc điểm riêng của loại hình đầu

tư này.

2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Dựa trên cơ sở phân biệt giữa đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp trong đầu

tư quốc tế, căn cứ vào thực tiễn hoạt động ĐTTTNN tên thế giới, có thể rút ra

một số đặc điểm nổi bật sau đây về ĐTTTNN:

- Các nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn

pháp định, tuỳ theo quy định của luật đầu tư mỗi nước .Vốn pháp định trong dự

án ĐTTTNN là vốn tự có của chủ đầu tư được quy định theo luật đầu tư. Sau khi

góp vốn hợp lệ, nhà đầu tư có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành dự

án đầu tư. Ở ViệtNam, Luật đầu tư nước ngoài quy định tỷ lệ góp vốn của bên

nước ngoài tối thiểu không dưới 30% vốn pháp định và không quy định giới hạn

vốn tối đa. Ở Mỹ tỷ lệ này được quy định là 10%, một số nước khác là 20%.

-Quyền quản lý dự án đầu tư phụ thuộc vào mức độ góp vốn của mỗi

bên ,và sự hoạt động dưói bất kì hình thưc nào của doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài phải tuân thủ pháp luật ở nước sở tại .Chẳng hạn , nếu vốn góp của

nhà đầu tư là 100% thì nhà đâù tư nước ngoài co toàn quyền quản lý doang

nghiệp , và quyền này sẽ bị giảm đi nếu tỉ lệ góp vốn giảm xuống.

-Lợi nhuận mà chủ dầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh và được chia theo tỉ lệ góp vốn trong vốn pháp định .

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!