Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải
MIỄN PHÍ
Số trang
66
Kích thước
417.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1022

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và

trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới, biểu hiện rõ nét của xu thế này chính là

việc ra đời của các liên kết khu vực và quốc tế như ASEAN, EU, WTO,… mục tiêu

là thúc đẩy tự do hoá thương mại quốc tế, giảm dần và tiến đến xoá bỏ các hàng rào

bảo hộ do các quốc gia áp đặt nhằm cản trở tự do hoá thương mại. Việt Nam cũng

không nằm ngoài xu thế đó, với việc gia nhập hiệp hội ASEAN, ký kết hiệp định

thương mại song phương với Hoa Kỳ và gần đây nhất là sự kiện nước ta chính thức

trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã đánh dấu quá trình hội nhập đầy đủ của

Việt Nam vào kinh tế thế giới, đây vừa là cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt

Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.

Dệt may là một trong những lĩnh vực được mở cửa mạnh nhất sau khi

Việt Nam gia nhập WTO, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp dệt may là

đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn. Các doanh nghiệp dệt

may trong nước sẽ phải đối mặt với các sản phẩm dệt may từ nước ngoài và các sản

phẩm dệt may sản xuất trong nước do các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất và cả

sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước. Để giành thế chủ động trong tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp cần cải tổ cơ cầu một cách mạnh

mẽ để nâng cao khả năng cạnh tranh, hoạt động hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp

xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh.

Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu cho sự cải cách là tổng công ty dệt may

Nam Định. Đứng trước những vận hội và thách thức mới, công ty đã tìm ra hướng

đi riêng để xây dựng thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường, tạo ra ưu thế cạnh

tranh trước khi các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước. Rõ ràng việc đầu tư

nâng cao khả năng cạnh tranh đã đang và sẽ là yêu cầu cấp thiết để các doanh

nghiệp tìm đươc chỗ đứng trong nền kinh tế thị trưòng và tổng công ty dệt may

Nam Định cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Sau một thời gian thực tập tại tổng công ty dệt may Nam Định, em quyết định lựa

chọn đề tài “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần

dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp”.

SV: Trương Tuấn Dũng 1 Kinh Tế Đầu Tư_47B

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Kết cấu của đề tài gồm 2 chương:

Chương I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH TRONG

THỜI GIAN 2004-2007

Chương II: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG

CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY

NAM ĐỊNH THỜI GIAN TỚI

Do hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn chuyên đề thực tập của em

sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và những ý

kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo và đóng góp của các bạn sinh viên để bài viết của

em hoàn thiện hơn nứa.

Em xin chân thành cảm ơn Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định và Tiến

sĩ Trần Mai Hương đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

SV: Trương Tuấn Dũng 2 Kinh Tế Đầu Tư_47B

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG

LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN

DỆT MAY NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN 2004-2007

1.Khái quát về Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định

1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp.

Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp: Công ty cổ phần Dệt

may Nam Định có tiền thân là nhà máy Sợi Nam Định thành lập năm 1889, đến

năm 1954 được Nhà nước tiếp quản và tổ chức lại sản xuất gọi tên là Nhà máy

Liên Hợp Dệt Nam Định.

Tháng 06 năm 1995, Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định được đổi tên thành Công

ty Dệt Nam Định theo quyết định số 831/CNn-TCLĐ ngày 14/06/1995 của Bộ

trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.

Tháng 07 năm 2005, Công ty Dệt Nam Định được chuyển thành Công ty trách

nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt Nam Định theo Quyết định số

185/2005/QĐ-TTg ngày 21/07/2005 của Thủ Tướng Chính phủ, là doanh nghiệp

hạch toán dộc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX), nay là

tập đoàn Dệt may Việt Nam.

Ngày 13/02/2007 Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 547/QĐ￾BCN chuyển Công ty trách nhiệm Nhà nước một thành viên Dệt Nam Định thành

Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật doanh nghiệp

Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định là Công ty cổ phần từ ngày

01/01/2008, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định của pháp luật.

Tên giao dịch trong nước: Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định

Tên giao dịch nước ngoài: Nam Dịnh textile garment joint stock corporation.

Tên viết tắt: Vinatex Nam Dinh

Địa chỉ: Số 43-Tô Hiệu, P. Ngô Quyền, Tp. Nam Định-Tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0350 3849749

SV: Trương Tuấn Dũng 3 Kinh Tế Đầu Tư_47B

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Fax: 0350 3849750

Email: [email protected]

Website: www.vinatexnamdinh.com.vn

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.

1.2. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sản xuất, gia công, mua bán vải, sợi len, chỉ khâu, chăn, khăn bông, quần áo may

sẵn và các sản phẩm từ giấy và bìa.

- Mua bán nguyên vật liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, linh kiện điện tử viễn thông và

điều khiển, phụ tùng máy móc thiết bị ngành dệt may.

- Kinh doanh bất động sản, siêu thị; cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà phục vụ mục

đích kinh doanh thương mại (kiốt, trung tâm thương mại).

- Xây dựng công trình công nghiệp dân dụng, giao thông, thủy lợi; sản xuất mua

bán vật liệu xây dựng, cho thuê thiết bị xây dựng, lắp đặt trang thiết bị cho các

công trình xây dựng.

- Khai thác nước sạch phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt.

- Đại lý vận tải, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận chuyển hàng hoá bằng ô

tô, bằng xe container, dịch vụ kho vận, xếp dỡ hàng hoá, bến bãi đỗ xe ô tô.

- Kinh doanh khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, du lịch lữ hành nội

địa và các dịch vụ du lịch khác.

- Dạy nghề ngắn hạn (dưới 1 năm).

- Mua bán máy tính, máy văn phòng, phần mềm máy tính. Các hoạt động có liên

quan đến máy tính, thiết kế các hệ thống máy tính, các dịch vụ có liên quan đến

máy tính, bảo dưởng, sữa chữa, cài đặt máy tính, máy văn phòng, đại lý dịch vụ

bưu chính viển thông.

- Kinh doanh dịch vụ văn hoá thể thao và các hoạt động thể thao giải trí khác.

1.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

SV: Trương Tuấn Dũng 4 Kinh Tế Đầu Tư_47B

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp

Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định dự kiến sẽ được tổ chức theo hình thức

nhóm công ty: “Công ty mẹ-công ty con” theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

1.3.1. Công ty mẹ

Công ty mẹ là Tổng công ty cổ phần có vốn góp của Nhà Nước, bao gồm bộ máy

quản lý, các phòng ban chức năng, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ

SV: Trương Tuấn Dũng 5 Kinh Tế Đầu Tư_47B

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

(TỔNG CÔNG TY MẸ)

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG BAN

CHỨC NĂNG

CÁC VĂN PHÒNG

ĐẠI DIÊN, CHI

NHÁNH

CÁC ĐƠN VỊ

HẠCH TOÁN

PHỤ THUỘC

CÁC CÔNG TY CON CÁC CÔNG TY

LIÊN KẾT

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

thuộc. Công ty mẹ thực hiện chức năng kinh doanh độc lập, đầu tư vốn vào các

Công ty con, các Công ty liên kết và có quyền lợi, nghĩa vụ đối với các Công ty này

theo điều lệ của Công ty mẹ và tuân thủ các quy định của pháp luật.

a. Bộ máy lãnh đạo Công ty mẹ

* Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Tổng công ty cổ phần, có toàn quyền nhân

danh Tổng Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Tổng Công

ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 05

thành viên, nhiệm kỳ 05 năm. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm hoặc không

kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty thời hạn không quá nhiệm kỳ của Hội đồng

quản trị.

* Ban kiểm soát

Ban kiểm soát bao gồm 03 thành viên, được đề cử theo Điều lệ của Tổng Công ty

cổ phần và được Đại hội đồng Cổ đông bầu. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm giám

sát mọi mặt hoạt động của Công ty mẹ theo quy định tại Điều lệ của công ty mẹ. Để

đảm bảo tính độc lập trong công tác quản lý và giám sát hoạt động của doanh

nghiệp, Trưởng Ban Kiểm soát dự kiến không thuộc nhóm cổ đông nắm giữ chức

danh chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc trong ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng.

* Ban Tổng giám đốc.

Bao gồm Tổng giám đốc; các Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành. Tổng giám

đốc do Hội đồng quản trị Công ty mẹ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng giám

đốc là đại diện theo pháp luật của Tổng Công ty và điều hành hoạt động của Tổng

Công ty.

b. Các phòng ban chức năng trực thuộc Công ty mẹ

Các phòng ban gồm: Phòng Kỹ thuật đầu tư, Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Kinh

doanh-thị trường, Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Khám đa

khoa, Phòng bảo vệ-quân sự. Thực hiện các nhiệm vụ và chiến lược phát triển kinh

doanh của Tổng Công ty theo sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban Tổng đốc.

c. Các văn phòng đại diện trong và ngoài nước Công ty mẹ

SV: Trương Tuấn Dũng 6 Kinh Tế Đầu Tư_47B

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!