Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam
PREMIUM
Số trang
168
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
844

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Đỗ Thị Tố Quyên

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư)

Mã số: 62.31.05.01

Nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Tố Quyên

Mã NCS: NCS28.03ĐT

Người hướng dẫn: 1. GS.TS Trần Thọ Đạt

2. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

2014

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các

số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ

công trình khoa học nào khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận án

Đỗ Thị Tố Quyên

ii

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục biểu đồ, sơ đồ

MỞ

ĐẦU……………………………………………………………………………………….1

Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI……………………………………..…..10

1.1.CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI……………………………………………………………………………10

1.2. ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI…………………………………………………………………………………….....25

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI………………………………………….45

1.4. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN

HÀNG TRUNG QUỐC, MALAYSIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NHTM

VIỆT NAM…..………………………………………..………………………………..…47

Chương 2-THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ………………….……………..…..53

2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM…………………………………53

2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ............................................67

2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NÂNG CAO NĂNG LỰC

CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

.............................................................................................................................................87

Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CHO NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM …………...111

3.1. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ ĐỊNH

HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ……………….111

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CHO NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM...................... ....124

3.3. KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………....144

KẾT LUẬN……………………………………………………………………………..........150

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ........................................................................152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................153

PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………...158

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Giải thích thuật ngữ viết tắt

ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.

AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

ANZ Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên ANZ Việt Nam

ATM Máy rút tiền tự động – Automatic Teller Machine

BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CPH Cổ phần hóa

HSBC Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC Việt Nam

NH Ngân hàng

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

POS Điểm bán hàng hay điểm chấp nhận thẻ - Point Of Sale

ROA Lợi nhuận ròng sau thuế trên tổng tài sản

ROE Lợi nhuận ròng sau thuế trên vốn chủ sở hữu

SACOMBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín

TECHCOMBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

TCTD Tổ chức tín dụng

TMCP Thương mại cổ phần

TSCĐ Tài sản cố định

VCSH Vốn chủ sở hữu

VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

VĐL Vốn điều lệ

VĐT Vốn đầu tư

VIETINBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

WTO Tổ chức thương mại thế giới

iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương

mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam………………. ……..…………………..….69

Bảng 2.2: Vốn đầu tư nâng cao trình độ công nghệ tại Ngân hàng thương mại cổ

phần Ngoại thương Việt Nam ………………………………………..……………74

Bảng 2.3: Các dự án đầu tư công nghệ triển khai trong năm 2009-2011 của Ngân

hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ……………………..………...75

Bảng 2.4: Vốn đầu tư phát triển thương hiệu và xúc tiến bán hàng của Ngân hàng

thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam …………………………..…….…..82

Bảng 2.5: Vốn đầu tư nâng cao trình độ cán bộ của Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngoại thương Việt Nam …………………………………………..…………...…..85

Bảng 2.6: Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngoại thương Việt Nam …………………………………………………….……..86

Bảng 2.7: Số lượng cán bộ được đào tạo tăng thêm hàng năm của Ngân hàng

thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ………..…........................................88

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phán ảnh kết quả gián tiếp của hoạt động đầu tư nâng cao

năng lực cạnh tranh tác động đến năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ

phần Ngoại thương Việt Nam………………………………………..…………….89

Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTM tại Việt Nam thời điểm cuối năm

2012…………………………………………..……………………………………90

Bảng 2.10: Biến động doanh số các sản phẩm chính hàng năm của Ngân hàng

thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam……………………………………...92

Bảng 2.11: Biến động thị phần các sản phẩm chính hàng năm của Ngân hàng

thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ……………………………………..93

Bảng 2.12: Cơ cấu thu nhập của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt

Nam hàng năm ……………………………………………………...……………..94

Bảng 2.13: Cơ cấu thu nhập của một số NHTM Việt Nam năm 2012………...…..95

v

Bảng 2.14: Chỉ tiêu Doanh số bán hành tăng thêm so với vốn đầu tư đối với một số

sản phẩm chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam…………….........98

Bảng 2.15: Chỉ tiêu Thị phần tăng thêm so với vốn đầu tư đối với một số sản phẩm

chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ………………...………….99

Bảng 2.16: Chỉ tiêu Lợi nhuận tăng thêm so với vốn đầu tư hàng năm của Ngân

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam………………...……………………..……100

Bảng 2.17: Chỉ tiêu tài chính một số NHTM trong khu vực năm 2012……….....101

Bảng 2.18: Cơ cấu thu nhập của một số ngân hàng trong khu vực 2012………...102

Bảng 2.19: Thị phần huy động vốn, tín dụng của các NHTM năm 2012……......103

Bảng 3.1: Đánh giá các đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương

Việt Nam……………………………………………………………………….....120

vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ:

Biểu đồ 2.1: Chỉ số Sức mạnh thương hiệu Quý 3/2012 của một số NHTM……………..63

Biểu đồ 2.2: Chỉ số Sức mạnh thương hiệu theo thời gian của một số NHTM.………….63

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh theo nội dung đầu tư (trung

bình trong giai đoạn 2005-2012)..........................................................................................71

Biểu đồ 2.4:. Vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam thời điểm cuối năm 2012.............91

Biểu đồ 2.5: Vốn chủ sở hữu của một số NHTM Việt Nam thời điểm cuối 2012...............91

Biểu đồ 2.6: Quy mô tổng tài sản một số NHTM Việt Nam năm 2012...............................91

Biểu đồ 2.7: Chỉ tiêu tài chính của một số ngân hàng trong khu vực năm 2012...............102

Biểu đồ 2.8: Thị phần huy động vốn năm 2012 của các NHTM Việt Nam .....................103

Biểu đồ 2.9 Thị phần tín dụng năm 2012 của các NHTM Việt Nam................................104

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa đầu tư và vị thế cạnh tranh của NHTM…………......…….36

Sơ đồ 3.1: Mô hình Năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter..................................127

Khác:

Ma trận đối thủ cạnh tranh...................................................................................................65

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tính hiệu quả và ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang

chịu vô vàn sức ép khi vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế. Đồng thời, trong điều

kiện mở cửa thị trường tài chính, các ngân hàng thương mại trong nước càng phải

đối mặt với nhiều thách thức hơn. Lúc này, vấn đề năng lực cạnh tranh của các ngân

hàng cần được đánh giá lại một cách nghiêm túc, cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) là một trong

những ngân hàng lớn nhất của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam,

chiếm thị phần đáng kể đối với nhiều sản phẩm chủ chốt: tín dụng, huy động, thanh

toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thẻ… Mặc dù vậy, VCB cũng đang phải đương

đầu với áp lực cạnh tranh gay gắt. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu

cấp bách đặt ra đối với VCB.

Nhiều giải pháp thường được đề cập đến để nâng cao năng lực cạnh tranh

cho VCB là xây dựng chiến lược kinh doanh, tăng cường tiềm lực tài chính, hiện

đại hóa công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách

hàng, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu,…Song, để tiến hành

được các giải pháp đó, cần phải có đầu tư. Vì vậy, có thể xem đầu tư nâng cao năng

lực cạnh tranh là giải pháp cơ bản và quan trọng của VCB. Tuy nhiên, để đầu tư

nâng cao năng lực cạnh tranh thực sự tác động tích cực đến năng lực canh tranh,

hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, cần phải trả lời được các câu hỏi: xây dựng

chiến lược đầu tư như thế nào, huy động vốn đầu tư từ đâu, sử dụng và phân bổ vốn

đầu tư vào các tài sản nào, vào các lĩnh vực nào,… để có tác động tốt nhất đến nâng

cao năng lực cạnh tranh?

VCB với vai trò tiên phong, cũng như mang tính tiêu biểu: vừa đại diện cho

khối ngân hàng quốc doanh, vừa mang đặc trưng mới của một ngân hàng thương

mại cổ phần (TMCP), là một đối tượng đầy đủ và sống động cho nghiên cứu vấn đề

đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó, tác giá lựa chọn nghiên cứu: “Đầu tư

2

nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương

Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài

(i) Nghiên cứu trong nước

Phù hợp với yêu cầu thực tế, rất nhiều các nghiên cứu về cạnh tranh và năng

lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam ra đời, phản ánh đúng tầm quan trọng và

cấp thiết của vấn đề.

Một số nghiên cứu nổi bật như: tác giả Nguyễn Thị Quy có nghiên cứu về

“Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập” [38];

tác giả Trịnh Quốc Trung với luận án Tiến sĩ kinh tế: “Các giải pháp nâng cao

năng lực cạnh tranh và hội nhập của ngân hàng thương mại đến năm 2010” [45];

tác giả Lê Đình Hạc với luận án tiến sĩ kinh tế: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh

tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế

quốc tế” [7]; tác giả Đoàn Đỉnh Lam với luận án tiến sĩ: “Nâng cao năng lực cạnh

tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh trong xu

thế hội nhập” [13], ….Ngoài ra còn rất nhiều các luận văn thạc sĩ cũng chọn vấn đề

năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam làm đề tài nghiên cứu.

Các tác giả đã có những phân tích thực nghiệm về năng lực cạnh tranh của hệ

thống NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập. Từ việc thu thập, phân tích số liệu

cụ thể qua nhiều năm của các ngân hàng, các tác giả đã có các kết luận, đánh giá cả

định tính và định lượng về thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các

NHTM Viêt Nam, cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh của ngân hàng thương mại. Kết quả nổi bật nhất trong các nghiên cứu này là:

 Đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM và đánh giá thực trạng

đối với một hoặc một số ngân hàng thông qua các chỉ tiêu thể hiện năng lực

cạnh tranh của NHTM;

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, từ đó tìm ra giải

pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM.

3

Đối với nội dung thứ nhất, để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM,

các tác giả thường sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu phổ biến như sau:

- Đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua phương thức cạnh tranh, thể hiện

qua các chỉ tiêu đính tính và định lượng:

o Số lượng sản phẩm;

o Chất lượng sản phẩm;

o Giá cả dịch vụ;

o Quy mô và tính hiệu quả của hệ thống phân phối;

o Hiệu quả của phương thức tiếp cận khách hàng.

- Đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua các yếu tố phản ánh tiềm lực của

ngân hàng:

o Vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, tổng tài sản;

o Khả năng thanh khoản, chi trả;

o Tỷ lệ an toàn vốn;

o Số lao động, cơ cấu lao động theo trình độ;

o Khả năng tiếp cận, sao chép, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại hoá;

o Tác động của hệ thống công nghệ đến sản phẩm, quản trị điều hành;

o Tính hiệu quả của bộ máy quản lý,…

- Đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua kết quả, hiệu quả kinh doanh: ,

o Lợi nhuận, tăng trưởng lợi nhuận;

o Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA), trên vốn chủ sở hữu (ROE);

o Khả năng cho vay, huy động vốn;

o Chất lượng tín dụng;

o Thị phần;

o Uy tín của ngân hàng trên thị trường.

PGS.TS Nguyễn Thị Quy trong tác phẩm “Năng lực cạnh tranh của các

Ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập” đã xây dựng một hệ thống các chỉ

4

tiêu cụ thể cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Theo

bà, các chỉ tiêu này không chỉ tập trung phản ánh nguồn lực hiện có của ngân hàng,

vào các chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng đó mà còn phải phản ánh được vị thế cạnh

tranh của ngân hàng đó ở hiện tại và khả năng duy trì, phát triển vị thế cạnh tranh

đó trong tương lai. Do đó, các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM bao

gồm:

- Tiềm lực tài chính thể hiện qua: mức độ an toàn vốn và khả năng huy động

vốn; chất lượng tài sản có (tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có, mức độ lập dự phòng,

khả năng thu hồi nợ xấu, rủi ro tín dụng tiềm ẩn,…); mức sinh lời (lợi nhuận sau

thuế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA, lợi nhuận trên

vốn chủ sở hữu - ROE,…); khả năng thanh khoản.

- Tiềm lực về công nghệ: số lượng, chất lượng, khả năng đổi mới công nghệ.

- Nguồn nhân lực: trình độ đào tạo, trình độ thành thạo nghiệp vụ, động cơ

phấn đấu, mức độ cam kết gắn bó với ngân hàng,…

- Nguồn lực quản lý và cơ cấu tổ chức: mức độ chi phối và khả năng giám

sát của hội đồng quản trị đối với ban giám đốc; số lượng, chất lượng và hiệu lực

thực hiện của các chiến lược, chính sách và quy trình kinh doanh cũng như quy

trình quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ; cơ cấu tổ chức; mức độ phối hợp giữa các bộ

phận và khả năng thích nghi, thay đổi của cơ cấu.

- Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hoá các các dịch vụ cung cấp:

số lượng các chi nhánh, đơn vị trực thuộc; sự phân bổ theo địa lý, theo thị trường;

tính hợp lý của sự phân bổ chi nhánh; quản lý, giám sát hoạt động chi nhánh; mức

độ đa dạng các dịch vụ cung cấp.

Đối với nội dung thứ hai, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh và từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM,

các tác giả tập trung vào phân tích các nhân tố nội tại của ngân hàng, đặc biệt là các

nhân tố thuộc về tiềm lực tài chính và kỹ năng quản lý ngân hàng. Ở mức độ rộng

hơn, trong nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong

xu thế hội nhập” tác giả Nguyễn Thị Quy cho rằng, trong thời kỳ hợp tác quốc tế

5

phát triển mạnh thì vị thế cạnh tranh của một ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào

nguồn lực nội tại của ngân hàng đó mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên

ngoài (đối thủ cạnh tranh, khả năng thâm nhập của đối thủ, các điều kiện môi

trường vĩ mô,…). Do đó, theo tác giả, những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh của một ngân hàng, ngoài các nhân tố nội tại còn có nhiều yếu tố bên ngoài:

- Các điều kiện mang tính nhân tố:

+ Lợi thế cạnh tranh về yếu tố nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng thể

hiện qua: quy mô đào tạo hàng năm, trình độ, kỹ năng của đội ngũ sinh viên được

đào tạo trong lĩnh vực ngân hàng khi ra trường có khả năng đáp ứng yêu cầu của

ngân hàng; số lượng các chuyên viên ngân hàng, các nhà quản lý ngân hàng giỏi,

mức lương bình quân, chế độ làm việc,…

+ Nguồn tri thức trong lĩnh vực ngân hàng thể hiện ở số các trường đại học,

các viện đào tạo và nghiên cứu về hoạt động ngân hàng; số lượng, chất lượng các ấn

phẩm khoa học, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng;….

+ Trình độ công nghệ chung;

+ Điều kiện vốn: khả năng huy động, tiếp cận, các chính sách vĩ mô liên

quan,…

- Điều kiện về cầu đối với dịch vụ ngân hàng;

- Trình độ phát triển của các ngành cạnh tranh, ngành liên quan và phụ trợ;

- Môi trường vĩ mô;

- Đặc điểm về văn hoá, xã hội;

Đối với đầu tư, tác giả tập trung vào sự gia tăng vốn điều lệ, phân tích một

cách khái quát về đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng hoạt động và quản

lý nhưng không đưa ra các số liệu cụ thể về đầu tư.

Như vậy, mặc dù các nghiên cứu có giá trị và ý nghĩa thiết thực trong

việc nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM nhưng do điều kiện kinh tế luôn

luôn thay đổi, đặt các nghiên cứu trên trong bối cảnh hiện tại sẽ không tránh

khỏi một số hạn chế:

6

- Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM chưa phản ánh đầy

đủ, phù hợp với tính chất của một ngân hàng hiện đại, xu thế phát triển hiện nay của

NHTM Việt Nam;

- Các tiêu chí đưa ra nhiều nhưng riêng rẽ, chưa có đánh giá tổng quát vị thế

cạnh tranh của một ngân hàng so với các ngân hàng còn lại vì năng lực cạnh tranh,

vị thế cạnh tranh của mỗi ngân hàng đạt được là do sự kết hợp của nhiều tiêu chí

khác nhau.

- Các đánh giá đa phần mang tính chủ quan, thiếu kết quả khảo sát thực tế từ

khách hàng – là đối tượng có đánh giá khách quan về năng lực cạnh tranh của ngân

hàng và phản ánh đúng nhất sự phù hợp của năng lực cạnh tranh ngân hàng đối với

xu hướng thị trường.

- Đối với các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao

năng lực cạnh tranh, đa phần các nghiên cứu mới chỉ quan tâm đến các nhân tố nội

tại còn việc phân tích nguồn gốc làm nên các nhân tố đó không được phân tích,

lượng hoá một cách cụ thể, khoa học. Các nghiên cứu chưa phân tích sâu về vai trò

của hoạt động đầu tư, mới chỉ nhắc đến đầu tư một cách gián tiếp, trong khi đầu tư

là nguồn gốc tạo nên nhiều nhân tố của năng lực cạnh tranh. Vì thế, đầu tư nâng

cao năng lực cạnh tranh chưa được xem như giải pháp then chốt, dài hạn trong các

nghiên cứu.

(ii) Nghiên cứu của nước ngoài

Hiện nay, nghiên cứu nổi bật nhất về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh là

nghiên cứu của Michael Porter, giáo sư trường đại học Kinh doanh Harvard. Những

nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ông có thể áp dụng trong mọi

cấp độ (doanh nghiệp, ngành, quốc gia) cũng như mọi lĩnh vực (sản xuất, dịch vụ).

Ở các cấp độ và các lĩnh vực, ông đều đưa ra những phân tích, kết luận xác đáng về

các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.

Đặc biệt, mô hình Năm lực lượng cạnh tranh ra đời năm 1979 của ông đã

chỉ rõ những nhân tố tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của một doanh

nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra những giải pháp, cơ hội để đối phó và chiến

7

thắng trong cạnh tranh. Đó là 5 nhân tố: yếu tố đầu vào; nhu cầu của thị trường;

những ngành (doanh nghiệp) hỗ trợ và liên quan; môi trường, thể chế kinh tế và sự

cạnh tranh của các doanh nghiệp khác; chiến lược của doanh nghiệp. Mô hình này

hoàn toàn có thể áp dụng đối với các ngân hàng, là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

tài chính.

Tuy nhiên, các nghiên cứu của ông mang tầm lý luận, khái quát cao, để áp

dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam hay vào một chủ thể kinh doanh cụ thể thì

cần phải có cách nhìn nhận linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó,

mô hình Năm lực lượng cạnh tranh chưa chỉ rõ vai trò của hoạt động đầu tư nâng

cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp. Để thấy được vai trò của hoạt động

này, cần có sự phân tích cụ thể, chi tiết hơn.

Luận án sẽ tiếp tục vận dụng nghiên cứu của Michael Porter làm cơ sở lý

luận và phát triển thêm mô hình Năm lực lượng cạnh tranh của ông khi nghiên cứu

về VCB.

Chính vì vậy, bên cạnh việc xây dựng những chỉ tiêu phù hợp, khách quan để

đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM, luận án nghiên cứu tập trung vào hoạt

động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định đầu tư nâng cao năng lực

cạnh tranh là một giải pháp cơ bản đảm bảo cho ngân hàng giữ vững và củng cố vị

thế của mình trong điều kiện hội nhập sâu rộng và cạnh tranh mạnh mẽ. Luận án sẽ

phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng

thương mại thông qua các số liệu cụ thể, điển hình của VCB, xây dựng hệ thống các

chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động này, đề xuất các giải pháp để hoạt

động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh phát huy hiệu quả với kỳ vọng có thể

xem đó như các giải pháp căn bản, mang tính khả thi cao.

3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ, phát triển các vấn đề lý luận về năng lực cạnh

tranh và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại; xác định

tác động của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh đến khả năng cạnh tranh, vị

thế của ngân hàng trong kinh doanh;

8

- Qua lý luận và thực tiễn, khẳng định hoạt động đầu tư nâng cao năng lực

cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự tồn tại và phát triển của các

NHTM nói chung, VCB nói riêng. Tùy từng giai đoạn, tùy vào chiến lược phát

triển, chiến lược cạnh tranh mà ngân hàng có những hoạt động đầu tư nâng cao

năng lực cạnh tranh cụ thể phù hợp.

- Tìm ra các giải pháp căn bản, khả thi để tăng cường đầu tư nâng cao năng

lực cạnh tranh cho VCB, cũng như có thể xem xét áp dụng cho các ngân hàng khác

trong điều kiện thích hợp.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động đầu tư nhằm nâng cao

năng lực cạnh tranh của VCB, kết quả và hiệu quả đạt được từ các hoạt động đầu tư

đó. Phạm vi nghiên cứu của luận án là các hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh

tranh diễn ra tại VCB trong giai đoạn vừa qua (chủ yếu là giai đoạn 2005-2012).

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng nhiều phương pháp khoa học trong quá trình nghiên cứu:

phân tích, tổng hợp, so sánh, lập bảng, thống kê, toán học, suy luận logic, phỏng

vấn chuyên gia…Luận án tiếp cận vấn đề trên quan điểm của doanh nghiệp, cụ thể

là một NHTM, kết hợp mô tả và phân tích các số liệu thực tế thu thập qua nhiều

năm, sử dụng các phương pháp khoa học để đánh giá một cách định lượng kết hợp

định tính hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VCB.

6. Đóng góp của luận án

- Về mặt lý luận: Luận án đã phát triển các vấn đề lý luận về hoạt động đầu

tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại: khái niệm, đặc điểm,

vai trò, các yếu tố ảnh hưởng,… Luận án cũng chỉ ra: các nội dung của hoạt động

đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào chiến lược cạnh tranh, công cụ

cạnh tranh mà ngân hàng sử dụng trong từng giai đoạn. Để đánh giá hiệu quả của

hoạt động này, luận án xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả

của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại, bao gồm những

chỉ tiêu trực tiếp và gián tiếp, chỉ tiêu định tính và định lượng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!