Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước
MIỄN PHÍ
Số trang
38
Kích thước
475.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
878

Đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế nước ta, vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước mà

lực lượng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước được coi là chủ đạo. Văn

kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: " ... thực hiện nhất quán

chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể

dần trở thành nền tảng của nền kinh tế, kinh tế Nhà nước phải phát huy vai

trò chủ đạo, nắm vững những vị trí then chốt trong nền kinh tế, là nhân tố

mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là

một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế".

Trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật

đang diễn ra như vũ bão, khoa học, công nghệ đã trở thàh lực lượng sản

xuất trực tiếp, để tồn tại và phát triển, khẳng định vai trò đầu tàu của mình,

các doanh nghiệp Nhà nước cần phải có năng lực thiết bị, công nghệ tương

xứng. Nhưng có một thực tế không mấy khả quan hiện nay là trình độ công

nghệ, máy móc của các doanh nghiệp Nhà nước còn thấp hơn nhiều so với

mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Mặt khác, trong xu thế toàn cầu

hoá, nước ta từng bước hội nhập kinh tế thông qua việc gia nhập các tổ

chức thương mại của khu vực và thế giới, kí kết hiệp định thương mại với

Mỹ... hàng hoá của ta phải đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế... Thực

tế đó cho thấy việc đầu tư đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp Nhà nước

hiện nay là rất cấp bách.

Trên cơ sở những tìm tòi và nghiên cứu về vấn đế này em đã thực

hiện đề tài:" Đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà

nước" với mục đích tìm hiểu thực trạng công nghệ và tình hình đổi mới

công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua , từ đó đề

xuất một và ý kiến về vấn đề này.

Nội dung cơ bản của đề án này gồm 3 chương :

Chương I. Lí luận chung về đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước và vấn đề đầu

tư đổi mới công nghệ.

Chương II.Tình hình công nghệ và đầu tư đổi mới công nghệ trong các

doanh nghiệp Nhà nước.

Chương III.Một số giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt

động đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước.

1

CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT

TRIỂN, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ

ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

I. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN.

Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, chúng

ta có những cách hiểu khác nhau về đầu tư.

Theo nghĩa rộng, đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện

tại để thu được những kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn

lực đã bỏ ra để đạt được những kết quả đó.

Như vậy, mục đích của việc đầu tư là thu được kết quả lớn hơn những

gì đã bỏ ra. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ nền kinh tế, người ta không xem

những hoạt động như gửi tiền tiết kiệm là hoạt động đầu tư vì nó không

làm tăng của cải cho nền kinh tế mặc dù người gửi vẫn có khoản thu lớn

hơn so với số tiền gửi.

Ta có định nghĩa về đầu tư phát triển như sau: “Đầu tư phát triển là

hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực

lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua

sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng, đào tạo nguồn

nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các

tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và

tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống của các

thành viên trong xã hội".

Trên giác độ nền kinh tế, đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu,

sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, tác động đến sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, tăng cường khả năng khoa học, công nghệ của nền kinh tế.

Xét trên giác độ doanh nghiệp, đầu tư quyết định sự ra đời, hoạt động

và sự phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư phát triển tạo điều kiện nâng cao

khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo

điều kiện giảm giá thành, tăng lợi nhuận, đổi mới công nghệ, trang thiết bị,

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hoạt động đầu tư phát triển trong

doanh nghiệp tập chủ yếu vào 4 nội dung sau:

• Đầu tư vào máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ.

2

• Đầu tư vào hàng tồn trữ.

• Đầu tư vào nguồn nhân lực.

• Đầu tư vào tài sản vô hình.

II. KHÁI NIỆM VỀ DOANH NGHIỆP VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

1. Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các

hoạt động kinh doanh, thực hiện các chức năng sản xuất, mua bán hàng

hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người và xã hội, tìm kiếm

lợi nhuận thông qua các hoạt động hữu ích đó.

Theo điều 3, Luật Doanh nghiệp do Quốc hội thông qua ngày

12/6/1999: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ

sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật

nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.

Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn

của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch

vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Theo khái niệm này, trừ loại hình kinh doanh cá thể, các tổ chức kinh

tế đảm bảo các điều kiện về tài sản, tên riêng, trụ sở giao dịch và có giấy

chứng nhận đăng kí kinh doanh đều được gọi là doanh nghiệp.

2. Phân loại doanh nghiệp.

Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp, nhưng cách phân loại thường

được sử dụng nhiều nhất và có vai trò quan trọng nhất trong việc nghiên

cứu cũng như quản lí hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế là

cách phân loại dựa trên hình thức sở hữu. Theo đó, doanh nghiệp được

phân thành các nhóm sau

-Doanh nghiệp Nhà nước.

- Doanh nghiệp tư nhân.

- Doanh nghiệp công ty.

- Doanh nghiệp hợp tác xã.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

3. Doanh nghiệp Nhà nước(DNNN).

Thông thường, doanh nhân là những người sở hữu doanh nghiệp đồng

thời là người trực tiếp quản lí, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp. Họ bỏ tiền ra kinh doanh, thu lợi nhuận và chịu trách nhiệm

về các hoạt động đó, trách nhiệm và quyền lợi của họ thống nhất với nhau.

Tuy nhiên, DNNN là một loại hình đặc biệt, nơi có sự tách biệt giữa chủ sở

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!