Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, ở nước ta ngành Dệt may đang được coi là một trong những
ngành mũi nhọn. Ngoài giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, ngành còn
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp lớn cho xuất khẩu, từ đó góp
phần tích lũy cho nền kinh tế trong quá trình CNH- HĐH đất nước. Trong xu thế
hội nhập mạnh mẽ ngày nay, ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước rất
nhiều thách thức bên cạnh những cơ hội lớn khi tiếp cận với nền kinh tế thế giới.
Vì vậy, muốn nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh thì
ngành Dệt may phải phát huy vai trò động lực của khoa học công nghệ trong sản
xuất kinh doanh. Muốn làm được điều đó thì ngành phải thực hiện đổi mới công
nghệ một cách hiệu quả. Xuất phát từ nhu cầu đó, em quyết định chọn đề tài :
“Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000-
2005”.
Đề tài gồm ba phần:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt
Nam
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Th.s Đinh Đào Ánh Thủy đã tận tình hướng
dẫn em để em hoàn thành đề tài.
1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
1. Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ
1.1. Khái niệm công nghệ
Theo Ngân hàng Thế giới (1985): Công nghệ là phương pháp chuyển hoá
các nguồn thành sản phẩm, gồm ba yếu tố: (1) Thông tin về phương pháp; (2)
Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc chuyển hóa; (3)
Sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao".
Theo UNIDO (Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc): Công
nghệ là việc áp dụng khoa học công nghệ vào công nghiệp, bằng cách sử dụng
các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách chính xác, có hệ thống và có
phương pháp".
Theo Luật Khoa học Công nghệ Việt Nam (2000): Công nghệ là tập hợp
các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm".
1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ là hoạt động nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới công
nghệ đã có (trong và ngoài nước), góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ
giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đổi mới công nghệ đóng vai trò quan trọng nhất chi phối nền kinh tế, nó
có tác dụng kích thích sự phát triển của sản xuất, nâng cao năng suất lao động và
góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội.
Hoạt động đổi mới công nghệ gồm ba giai đoạn: phát minh, đổi mới và
truyền bá. Phát minh là giai đoạn đầu tiên tạo ra tiến bộ công nghệ. Đó là quá
trình tìm tòi các ý tưởng mới và biến chúng thành các giải pháp kĩ thuật công
nghệ cụ thể nhằm giải quyết một vấn đề nào đó trong sản xuất và đời sống. Kết
quả của nó là ý tưởng khoa học, những giải pháp về sản phẩm mới, phương pháp
mới để thực hiện một số dịch vụ hoặc sản xuất một sản phẩm.
2
Đổi mới công nghệ và sản phẩm là ứng dụng thương mại đầu tiên của
phát minh. Dựa trên các ý tưởng khoa học hoặc các giải pháp kĩ thuật đã có để
chế thử các mẫu đầu tiên, phát triển, sản xuất thử và thử nghiệm việc tiêu thụ
sản phẩm trên thị trường. Cuối cùng là giai đoạn truyền bá sản phẩm nghĩa là
việc ứng dụng công nghệ được lan truyền từ nơi đầu tiên mà nó được sáng tạo
và triển khai sang các nơi khác.
Nói tóm lại, đổi mới công nghệ là những tiến bộ về công nghệ, tiến bộ đó
dưới dạng máy móc thiết bị hay phương pháp mới về sản xuất hay kỹ thuật, tổ
chức, quản lý hay marketing mà nhờ đó việc sản xuất ra sản phẩm sẽ đạt năng
suất cao hơn, chi phí thấp hơn, chất lượng cao hơn.
Thực chất của đổi mới công nghệ gồm đổi mới sản phẩm và đổi mới quy
trình sản xuất. Đổi mới sản phẩm là việc tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới hoặc cải
tiến các sản phẩm truyền thống của công ty mình hoặc công ty khác. Điều này
giúp công ty tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng độ hấp dẫn của sản phẩm. Đổi mới
quy trình sản xuất là việc tạo ra một quy trình sản xuất mới hoặc đạt được những
tiến bộ đáng kể về mặt công nghiệp đối với quy trình sản xuất. Đổi mới quy
trình sản xuất chính là đổi mới máy móc thiết bị.
2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ
2.1. Chỉ tiêu định lượng
2.1.1. Tỷ trọng máy móc thiết bị được hiện đại hóa (Ihd ):
Ihd = x 100%
∆Ghd = Ghd1 - Ghd0: mức gia tăng MMTB hiện đại trong kỳ
Ghd1: Giá trị MMTB hiện đại kỳ báo cáo
Ghd0: Giá trị MMTB hiện đại kỳ gốc
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị máy móc thiết bị hiện đại gia tăng so với mỗi
đồng vốn đầu tư vào đổi mới công nghệ. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả đổi
mới công nghệ càng lớn.
2.1.2. Chỉ tiêu đánh giá mức tiết kiệm nguyên vật liệu khi đổi mới công
nghệ (Invl):
3