Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm Lớp lớp phù sa của Kiệt Tấn
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
847.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1184

Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm Lớp lớp phù sa của Kiệt Tấn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THÚY

DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG

TÁC PHẨM LỚP LỚP PHÙ SA CỦA KIỆT TẤN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã ngành: 822.0121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Thị Hồng

Thái Nguyên - 2021

i

LỜI CẢM ƠN

Đƣợc sự phân công của khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Trƣờng

Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và đƣợc sự đồng ý của ngƣời hƣớng

dẫn khoa học PGS.TS. Cao Thị Hồng, tôi đã thực hiện đề tài: Dấu ấn văn hóa

Nam Bộ trong tác phẩm Lớp lớp phù sa của Kiệt Tấn.

Trong suốt quá trình viết Luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình

và hƣớng dẫn chu đáo của PGS.TS. Cao Thị Hồng.

Tôi cũng nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi

nhất của các thầy giáo, cô giáo khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học,

trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên để Luận văn đƣợc hoàn thành.

Đồng thời, tôi cũng nhận đƣợc sự động viên, chia sẻ của gia đình, bạn bè

đồng nghiệp, hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt tinh thần.

Cho phép tôi bày tỏ lòng tri ân tới PGS.TS. Cao Thị Hồng và lời cảm ơn

sâu sắc tới các quý vị.

Luận văn là bƣớc khởi đầu trong chặng đƣờng học tập và nghiên cứu của

tôi. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý và chỉ giáo của các thầy giáo, cô giáo, các

bậc trí giả và đồng nghiệp.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phƣơng Thúy

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả đƣợc nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất

kỳ công trình khoa học nào.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phƣơng Thúy

iii

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 6

4. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 6

5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 7

5.1. Văn hóa học................................................................................................. 7

5.2. Hệ thống...................................................................................................... 7

5.3. Tiếp cận thi pháp học .................................................................................. 7

6. Đóng góp của luận văn...................................................................................... 7

6.1 Về mặt lý luận .............................................................................................. 7

6.2 Về mặt thực tiễn........................................................................................... 8

7. Cấu trúc của luận văn........................................................................................ 8

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................... 9

1.1. Một số vấn đề về văn hóa............................................................................... 9

1.1.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................... 9

1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ................................................... 12

1.2. Đặc điểm văn hóa Nam Bộ .......................................................................... 14

1.2.1. Nền tảng văn hóa Nam Bộ ..................................................................... 14

1.2.2. Một số nét đặc trƣng về văn hóa Nam Bộ ............................................. 15

1.3. Văn học Việt Nam ở hải ngoại..................................................................... 29

1.4. Nhà văn Kiệt Tấn - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác………………………31

CHƢƠNG 2. DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG LỚP LỚP PHÙ SA

CỦA KIỆT TẤN NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG .............................. 34

2.1. Thiên nhiên Nam Bộ .................................................................................... 34

2.1.1. Thiên nhiên hoang dã, dữ dội................................................................. 34

2.1.2. Thiên nhiên gần gũi, thơ mộng, gắn bó với cuộc sống con ngƣời......... 37

2.2. Con ngƣời Nam Bộ ...................................................................................... 39

2.2.1. Phong cách sống của con ngƣời Nam Bộ .............................................. 39

iv

2.2.2. Đặc trƣng tính cách con ngƣời Nam Bộ ................................................ 41

2.2.2.1. Tính trọng nghĩa .............................................................................. 41

2.2.2.2. Tính bao dung .................................................................................. 46

2.2.2.3. Tính thiết thực .................................................................................. 48

2.3. Đặc trƣng đời sống văn hóa Nam Bộ........................................................... 51

2.3.1. Tình sông nƣớc....................................................................................... 51

2.3.2. Nét đẹp ẩm thực ..................................................................................... 55

2.3.3. Văn hoá ứng xử trong giao tiếp ............................................................. 57

CHƢƠNG 3. DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG LỚP LỚP PHÙ SA

CỦA KIỆT TẤN NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT........................ 61

3.1. Nghệ thuật kể chuyện................................................................................... 61

3.1.1. Xây dựng cốt truyện............................................................................... 61

3.1.2. Xây dựng kết cấu ................................................................................... 65

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ..................................................................... 71

3.2.1. Hệ thống nhân vật .................................................................................. 71

3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật................................................................................. 76

3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ...................................................................... 79

3.3.1. Phƣơng ngữ Nam Bộ.............................................................................. 79

3.3.2. Cách sử dụng chất liệu dân gian Nam Bộ.............................................. 81

KẾT LUẬN......................................................................................................... 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 88

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Trong dòng chảy không ngừng và liên tục biến đổi của văn học

đƣơng đại, ta thấy rõ sự phát triển đa dạng, phong phú về thể loại, sinh động

trong cách tiếp cận và mới mẻ trong cách đặt vấn đề của các nhà văn, nhà thơ.

Sự đa dạng và phong phú này là kết quả của quá trình thay đổi cách cảm nhận và

lối tƣ duy theo hƣớng ngày một sâu sắc hơn của giới văn nghệ sĩ Việt Nam. Các

nhà văn ngày càng phóng bút, hƣớng tầm mắt của mình vào khai thác những gì

nội tại sâu bên trong, những gì thuộc về bản thể con ngƣời, vì thế mà con ngƣời

xuất hiện trong văn chƣơng cũng đa dạng và giàu sắc diện hơn.

Cùng với sự thay đổi của lối tƣ duy thì theo trục biến đổi tất yếu, văn học

tồn tại những hệ hình mới trong quan điểm về văn chƣơng, về nhà văn, về hiện

thực cuộc sống của con ngƣời trong xã hội đƣơng đại. Những sự biến đổi tích

cực này trong cả nội dung và nghệ thuật đã dẫn lối đƣa văn học Việt Nam hòa

dần vào dòng văn học thế giới, góp phần khẳng định giá trị đặc biệt của văn học

nƣớc nhà trong nền văn học quốc tế.

Trong quá trình phát triển hội nhập của văn học, ta không thể không nhắc

tới một số cây bút hải ngoại luôn hƣớng về Tổ quốc nhƣ: Thuận, Nguyễn Mộng

Giác, Lê Ngọc Mai, Đoàn Minh Phƣợng, Lê Minh Hà, Kiệt Tấn…với một số tác

phẩm tiêu biểu nhƣ: Phố tàu, Paris 11 tháng 8 (Thuận), Và khi tro bụi (Đoàn

Minh Phƣợng) hay Gió từ thời khuất mặt (Lê Minh Hà), Lớp lớp phù sa (Kiệt

Tấn) và vô vàn những tác phẩm tiêu biểu khác. Bằng tài năng của mình, những

cây bút hải ngoại này đã góp phần tạo tác thêm cho diện mạo văn học Việt Nam

trở nên phong phú, nhiều góc cạnh và đa sắc hơn. Vì thế, tôi lựa chọn nghiên

cứu tác phẩm Lớp lớp phù sa của nhà văn Kiệt Tấn làm đề tài thực hiện Luận

văn Thạc sĩ nhằm tiếp cận gần hơn, sát hơn với bộ phận văn học hải ngoại và

tìm hiểu thêm những sắc màu văn hóa Nam Bộ đƣợc ánh xạ qua từng con chữ,

trang văn.

2

1.2. Kiệt Tấn tên thật là Lê Tấn Kiệt, ông sinh năm 1939 tại làng Vĩnh

Lợi, Bạc Liêu. Ông học Tiểu học ở Bạc Liêu, Trung học ở Vĩnh Long, Mỹ Tho,

Sài Gòn và Đại học ở Quebec, Canada. Hiện tại, ông sống với gia đình ở Pháp.

Sau một thời gian dài không sáng tác thì tới năm 1985, ông cầm bút viết lại và

cộng tác với các tạp chí văn học nghệ thuật nhƣ Văn Học, Văn, Làng Văn, Thế

Kỷ 21, Hợp Lƣu. Kiệt Tấn sáng tác trên cả mảng thơ và văn xuôi với các tác

phẩm nổi tiếng nhƣ: Ðiệp khúc tình yêu và trái phá (thơ, 1966); Nụ cười tre trúc

(tập truyện, 1987); Lớp lớp phù sa (truyện dài, 1988); Thương nàng bấy nhiêu

(tập truyện, 1988); Nghe mưa (tập truyện, 1989); Em ơi biết đâu tìm (tập truyện,

1994); Việt Nam thương khúc (trƣờng thi, 1999); Tuyển tập Kiệt Tấn (2002).

Khi tìm hiểu về Kiệt Tấn và phong cách sáng tác của ông, Nguyễn Mạnh

Trinh có viết: “Kiệt Tấn là một khuôn mặt nổi bật của văn học Việt Nam hải

ngoại. Những truyện ngắn của ông xuất hiện trên những tạp chí văn học nghệ

thuật của những năm thập niên 80, 90 đã tạo được những hiện tượng văn học ở

hải ngoại…Kiệt Tấn kể chuyện với cái phong cách riêng của ông. Vừa nâng niu

hoài niệm vừa hóm hỉnh cợt đùa với chữ nghĩa. Người đọc qua diễn tả của ông

như thấy lại một thời thơ ấu của tuổi trẻ ngây thơ ăn chưa no lo chưa tới nhưng

hừng hực nhiệt tình đời sống.”[42]. Nhắc tới Kiệt Tấn là ta nhắc tới một nhà

thơ, một thi sĩ có tài, tác giả của Điệp khúc tình yêu và Trái Phá, Việt Nam

thương khúc, một nhà văn miệt vƣờn của Nam Bộ với Lớp lớp phù sa, một nhà

văn viết nặng tính dục nhƣng không thô tục trong Ðêm cỏ Tuyết, Thương nàng

bấy nhiêu, một “ngƣời điên” viết Em điên xõa tóc và cuối cùng là một ngƣời viết

tự truyện có duyên, coi viết là một cung cách sống hết mình, không bị những

cấm cản đời thƣờng thít buộc. Thế giới mà ông hƣớng tới là một thế giới đa góc

cạnh, nó vừa quen thuộc lại vừa lạ lẫm, nó chất ngất cảm xúc và không bị giới

hạn bởi không gian và thời gian.

Kiệt Tấn đƣợc nhận xét là “một khuôn mặt nổi bật của văn học Việt Nam

hải ngoài” [42]. Mỗi một nhân vật trong sáng tác của Kiệt Tấn đều là một mẫu

ngƣời sinh động mang dấu ấn của thời cuộc và cá tính độc đáo của mỗi miền quê,

3

rẻo đất. Đó là một thế giới phong phú, đa dạng, nó lột tả và phác họa những cái gì

chân chất nhất, thật nhất của bản thể. Có thể nói, Kiệt Tấn đã đƣa vào tận sâu bên

trong tác phẩm của mình một thế giới giàu tình cảm của miệt vƣờn Nam Bộ.

1.3. Tiếp cận với Lớp lớp phù sa của Kiệt Tấn tức là tiếp cận với một cách

viết hiện đại của thể loại truyện dài Việt Nam, mỗi biến cố cuộc đời của nhân

vật đƣợc ngắt ra thành một mảnh ghép, mỗi mảnh ghép ấy lại là một chƣơng

hoàn chỉnh về cả nội dung và hình thức. Đọc tác phẩm của Kiệt Tấn ta nhƣ lạc

vào giữa những mảnh ghép đa sắc màu của cuộc sống. Ta thấy đƣợc ở đó những

thực hƣ, thật ảo, những nghịch lí, mâu thuẫn và song hành với nó là quá trình đi

tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn của con ngƣời.

1.4. Tác phẩm Lớp lớp phù sa của Kiệt Tấn đã phản ánh một cách sâu sắc

và chân thực số phận của những ngƣời dân nghèo Nam Bộ, những con ngƣời

chất phác và lạc quan sống vì cái tình với sông nƣớc. Kiệt Tấn còn phác họa cả

hình ảnh những bậc đại trƣợng phu, trọng nghĩa, trọng tình mang đậm tính cách

đặc sản của con ngƣời miệt vƣờn cứng cỏi. Tìm hiểu tác phẩm, ta tìm thấy

những cảm xúc sâu đậm của một ngƣời luôn nhung nhớ về quê hƣơng và cũng

tìm thấy ở chính mình một tình yêu nồng thắm với nơi chôn nhau cắt rốn.

Nghiên cứu Lớp lớp phù sa, ta không chỉ có một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống

của con ngƣời Nam Bộ mà ta còn có thêm vốn tri thức về văn hóa ứng xử, về

nếp sống, nếp suy nghĩ dân dã mà thấm đẫm tình ngƣời của cƣ dân vùng sông

nƣớc nói riêng và cƣ dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung.

1.5. Qua quá trình tìm hiểu thì hiện nay nghiên cứu về tác phẩm Lớp lớp

phù sa của Kiệt Tấn còn khá khiêm tốn và chƣa đƣợc viết một cách hệ thống,

mới chỉ có một số bài viết trên báo và đang dừng lại ở cảm nhận mà chƣa có sự

tìm hiểu sâu. Bộ phận văn học hải ngoại nói chung và các nhà văn hải ngoại nói

riêng chƣa nhận đƣợc nhiều sự quan tâm từ phía độc giả và các nhà nghiên cứu,

vì thế mà những giá trị của nó ít đƣợc khai thác một cách kỹ càng và triệt để.

4

Với tất cả những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề: Dấu ấn văn hóa Nam Bộ

trong tác phẩm Lớp lớp phù sa của nhà văn Kiệt Tấn để làm đề tài cho bài luận

văn này.

2. Lịch sử vấn đề

Độc giả biết tới Kiệt Tấn không chỉ với vai trò là một nhà thơ mà ông còn

là một nhà văn – một nhà văn miệt vƣờn. Ông viết nhiều, viết rất hay về Nam

Bộ, ông khiến cho ngƣời đọc cảm nhận đƣợc vị đậm ngọt ngào và hơi thở mặn

mòi của đất, của lớp lớp những phù sa màu mỡ nơi đồng bằng sông Cửu Long.

Khám phá sáng tác của Kiệt Tấn là khám phá một vùng đất rất quen nhƣng lại

rất lạ, quen bởi nó là quê hƣơng, là máu thịt của Tổ quốc, nhƣng lạ ở những đặc

trƣng riêng, những đặc trƣng rất Nam Bộ.

Đã có một số bài viết, bài nghiên cứu về Kiệt Tấn và tác phẩm của ông

nhƣng bài nghiên cứu và cảm nhận về truyện dài Lớp lớp phù sa mới chỉ dừng

lại ở việc lồng ghép nó trong những bài viết mang tính khái quát mà chƣa có

tính chuyên sâu, dài hơi. Ta có thể kể đến một số bài viết nhƣ:

Trong bài viết Ba điều về Kiệt Tuấn, Nguyễn Văn Lục có viết: “Tôi đã đọc

một hơi truyện dài “Lớp Lớp Phù Sa” để nghe hơi thở miền Nam sống dậy trong

tôi. Cảm nhận nhiều điều và sung sướng khôn nguôi. Mỗi con chữ tác giả viết dẫn

dắt tôi vào một thế giới mà tôi đã không có trong tuổi thơ… Kiệt Tấn trong Lớp

Lớp Phù Sa. Ông mang vào đó tất tần tật. Ngôn từ rặt Nam Kỳ. Nhiều quá đỗi.

Rồi vọng cổ, ca dao, hò miền Nam. Con người miền Nam với những mảnh đời với

tên tuổi rất miền Nam như thím Ba, chú Tư, Ba Song Phi, những tay anh chị, thầy

pháp, v.v… Chất miệt vườn bàng bạc trong từng trang giấy, từng nhân vật, từng

cảnh đời. Ngậm ngùi có, diễu cợt có. Xót xa có, thương tâm có, tình nghĩa có,

rộng lượng, hào phóng có. Rộng lượng, hào phóng, tay chơi, những thứ đó đi

khắp ba miền tìm mỏi cổ cũng không có đâu.”[14]. Nguyễn Văn Lục chỉ nói đúng

ba điều về nhà văn Kiệt Tấn trong bài viết của mình, ba điều ấy là: Kiệt Tấn nhà

văn miệt vƣờn, Kiết Tấn với những nỗi đam mê tình dục và cuối cùng Kiệt Tấn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!