Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đào tạo nghề cho người lao động huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Hà Nội, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
Mã ngành: 60340404
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS BÙI THỊ HUẾ
Hà Nội, 2015
I
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS.Bùi Thị Huế. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong
Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và chưa được ai
công bố trong công trình nghiên cứu nào. Các tài liệu tham khảo, những thông
tin trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Hồng Vân
II
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i
MỤC LỤC .....................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU......................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG ....................................................................................... 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................... 9
1.1.1. Người lao động..................................................................................... 9
1.1.2 Nghề.................................................................................................... 10
1.1.3. Đào tạo nghề ...................................................................................... 11
1.2. Nội dung công tác đào tạo nghề cho người lao động.......................................12
1.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo nghề ........................................................... 12
1.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo nghề.......................................................... 13
1.2.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo nghề........................................................ 14
1.2.4. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề .................................. 15
1.2.5. Lựa chọn hình thức đào tạo nghề........................................................ 16
1.2.6. Lựa chọn đội ngũ giáo viên đào tạo nghề............................................ 20
1.2.7. Kinh phí đào tạo nghề......................................................................... 22
1.2.8.Đánh giá kết quả đào tạo và chương trình đào tạo nghề....................... 23
1.3. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động............23
1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới đào tạo nghề ..........................................................24
1.4.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề....................................... 24
1.4.2. Chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề.......................................... 25
1.4.3. Sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................ 26
1.4.4. Tốc độ đô thị hóa................................................................................ 26
III
1.4.5. Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề................................................. 27
1.5. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho người lao động của một số địa phương ở
thành phố Hà Nội........................................................................................................27
1.5.1. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho người lao động huyện Gia Lâm.......... 27
1.5.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho người lao động quận Hà Đông ........... 29
1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về đào tạo nghề cho người lao động huyện
Thanh Trì ..................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...................................................33
2.1. Khái quát về huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.........................................33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. ............................................................................. 33
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................... 34
2.1.3. Đặc điểm dân số, lao động, việc làm huyện Thanh Trì ....................... 38
2.2. Thực trạng đào tạo nghề cho người lao động huyện Thanh Trì, thành phố
Hà Nội...........................................................................................................................42
2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo nghề ........................................................... 42
2.2.2 Xác định mục tiêu đào tạo nghề........................................................... 46
2.2.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo nghề........................................................ 47
2.2.4. Lựa chọn nội dung chương trình, giáo trình đào tạo nghề ................... 47
2.2.5. Lựa chọn hình thức đào tạo nghề........................................................ 49
2.2.6. Lựa chọn đội ngũ giáo viên dạy nghề ................................................. 51
2.2.7. Kinh phí đào tạo nghề......................................................................... 55
2.2.8. Đánh giá kết quả đào tạo và chương trình đào tạo .............................. 57
2.3. Đánh giá hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động huyện Thanh Trì.......64
2.3.1. Tỷ lệ lao động có việc làm đúng nghề đã học sau khi kết thúc khóa học
nghề ............................................................................................................. 64
2.3.2. Tỷ lệ người lao động sử dụng kiến thức đã học vào công việc............ 65
IV
2.3.3. Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của học viên sau khi
kết thúc khóa học ......................................................................................... 67
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho người lao động huyện Thanh
Trì, thành phố Hà Nội................................................................................................69
2.3.1. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo nghề ...................... 69
2.3.2. Chính sách của nhà nước và địa phương............................................. 71
2.3.3. Tốc độ đô thị hóa................................................................................ 72
2.3.4 Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề.................................................. 73
2.3.5. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề...................................................... 74
2.4. Đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho người lao động huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội........................................................................................................75
2.4.1. Ưu điểm.............................................................................................. 75
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.......................................................... 78
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNGHUYỆNTHANHTRÌ,THÀNHPHỐHÀ NỘI................................82
3.1. Định hướng và mục tiêu đào tạo nghề cho người lao động huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội đến năm 2020..............................................................................82
3.1.1. Định hướng đào tạo nghề cho người lao động huyện Thanh Trì, thành
phố Hà Nội đến năm 2020............................................................................ 82
3.1.2. Mục tiêu đào tạo nghề cho người lao động huyện Thanh Trì, thành phố
Hà Nội.......................................................................................................... 85
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động huyện Thanh
Trì, thành phố Hà Nội đến năm 2020 ......................................................................86
3.2.1. Làm tốt công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của
người lao động theo yêu cầu của thị trường lao động ................................... 87
3.2.2. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với tình hình phát
triển của địa phương..................................................................................... 89
3.2.3. Mở rộng hình thức và ngành nghề đào tạo.......................................... 91
V
3.2.4. Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề . 92
3.2.5. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước và sự lãnh đạo của cấp ủy
đảng đối với đào tạo nghề cho người lao động ............................................. 93
3.2.6. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về đào tạo
nghề cho các cấp chính quyền và người lao động........................................ 94
3.2.7. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động............ 96
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................98
KẾT LUẬN ...............................................................................................................100
DANH MỤC TÀILIỆU THAM KHẢO..............................................................101
PHỤ LỤC ..........................................................................................106
VI
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ
CNH - HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
CN - XD Công nghiệp – Xây dựng
HĐND – UBND -UBMTTQ Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân - Ủy
ban mặt trận Tổ quốc
HĐKT Hoạt động kinh tế
KT - XH Kinh tế - Xã hội
LĐNT Lao động nông thôn
LLLĐ Lực lượng lao động
NN Nông nghiệp
TBXH Thương binh xã hội
TM - DV Thương mại – Dịch vụ
VII
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Biểu 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Thanh Trì giai đoạn 2010 – 2014 .........35
Bảng 2.1. Thu nhập bình quân đầu người....................................................................35
Biểu 2.2: Thu nhập bình quân đầu người của huyện Thanh Trì.................................36
giai đoạn 2010 - 2014 ...................................................................................................36
Biểu 2.3. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người..................................................36
giai đoạn 2010 – 2014...................................................................................................36
Bảng 2.2:Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế huyện Thanh Trì..........................37
Bảng 2.3: Quy mô dân số và lực lượng lao động ........................................................39
Bảng 2.4: LLLĐ đang làm việc theo ngành kinh tế ....................................................40
Bảng 2.5: Tình hình thất nghiệp của lao động trong huyện Thanh Trì.......................41
Bảng 2.6: Tổng hợp nhu cầu học nghề trên địa bàn huyện Thanh Trì .......................43
giai đoạn 2011 -2014 ....................................................................................................43
Bảng 2.7: Kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn........................44
huyện Thanh Trì............................................................................................................44
Bảng 2.8: Tổng hợp đội ngũ giáo viên Trung tâm dạy nghề Thanh Trì.....................52
Bảng 2.9: Thống kê giáo viên tham gia dạy nghề cho người lao động huyện Thanh
Trì ..................................................................................................................................54
Bảng 2.10: Ngân sách chi cho đào tạo nghề trên địa bàn huyện Thanh Trì...............56
Bảng 2.11: Đánh giá kết quả đào tạo của giáo viên với học viên ...............................58
Bảng 2.12: Đánh giá đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề.........................................59
Bảng 2.13: Đánh giá về cấu trúc thời gian 30% học ...................................................60
lý thuyết và 70% thực hành..........................................................................................60
Bảng 2.14: Đánh giá cơ sở vật chất, nguồn tài liệu học tập.........................................61
Bảng 2.15: Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi đào tạo nghề......................................64
Bảng 2.16: Đánh giá mức độ người lao động sử dụng kiến thức đã học vào công việc
.......................................................................................................................................66
VIII
Bảng 2.17: Đánh giá của người học nghề về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc sau
khi kết thúc khóa học ....................................................................................................67
Bảng 2.18: Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc sau khi
kết thúc khóa học ..........................................................................................................68
Bảng 2.19: Cơ sở vật chất của Trung tâm dạy nghề Thanh Trì..................................70
Bảng 2.20: Kết quả đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huyện Thanh Trì
giai đoạn 2011-2014 .....................................................................................................76
Bảng 2.21: Thống kê cách tiếp cận thông tin...............................................................79
Bảng 3.1:Chỉ tiêu đào tạo nghề giai đoạn 2016 -2020 ...............................................86
Bảng 3.2: Tổng hợp các nội dung đào tạo cần tập trung.............................................90
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục - Đào tạo nói chung, đào tạo nghề (ĐTN) nói riêng có vai trò
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng lao động của nước ta. Vì vậy, trong
thời gian gần đây, đào tạo nghề đã được triển khai sâu, rộng trên toàn quốc và
thu được nhiều kết quả khả quan. Số lao động qua đào tạo ngày càng tăng góp
phần giải quyết việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và góp phần vào
việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động.
Đào tạo nghề cho người lao động luôn được coi là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nước, của các cấp, ngành và toàn xã hội. Bên cạnh sự tăng về quy mô,
chất lượng đào tạo nghề cũng được nâng cao, kiến thức cơ bản, kỹ năng nghề
nghiệp của người lao động được cải thiện một cách đáng kể, về cơ bản đã đáp
ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Số người lao động sau khi được
đào tạo nghề đã có khả năng tự tạo được việc làm ngày càng tăng, góp phần
nâng cao năng suất lao động và tạo thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình.
Huyện Thanh Trì là huyện ngoại thành nằm ở phía Nam của trung tâm
thành phố Hà Nội với hơn 90% dân số sống ở khu vực nông thôn. Diện tích
hơn 6 292.71 ha, dân số trung bình của huyện là 204.913 người, trong độ tuổi
lao động và có khả năng lao động là 107.510 người. Tốc độ tăng trưởng hàng
năm đạt 15%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng duy trì tỷ trọng
công nghiệp đạt 63,8%, tỷ trọng thương mại dịch vụ đạt 22,6%, tỷ trọng nông
nghiệp từ 13.6%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 26,7 trđ/người/năm.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62%.
Trong những năm qua, đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn
huyện Thanh Trì đã đạt được những kết quả khả quan. Bước đầu đáp ứng
được nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động của các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
tích cực đó thì đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huyện Thanh trì
2
vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: chất lượng lao động qua đào tạo nghề vẫn
thấp; cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý dẫn đến có tình trạng vừa thừa, vừa
thiếu lao động kỹ thuật; hiệu quả đào tạo nghề chưa cao khi người lao động
học xong nghề thì hoặc là không tìm được việc, hoặc là không tự hành nghề
được, không sử dụng kiến thức và kỹ năng được học.
Để thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang
công nghiệp, thương mại và dịch vụ góp phần tăng trưởng kinh tế trên cơ sở
khai thác hết tiềm năng hiện có của địa phương, đặc biệt là sử dụng có hiệu
quả nguồn lao động dồi dào của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, cần giải
quyết nhiều vấn đề trong đó phải coi trọng đúng mức đào tạo nghề cho người
lao động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề.
Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi trên và với mong muốn đưa ra được giải
pháp tốt để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động của huyện
trong những năm tiếp theo, tác giả đã chọn đề tài "Đào tạo nghề cho người
lao động huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam, những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào
tạo nghề cho người lao động. Điển hình là một số công trình như:
- Phan Chính Thức, năm 2003, ‘‘Những giải pháp phát triển đào tạo
nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa’’, luận án Tiến sỹ. Công trình này đề cập đến hệ thống đào tạo
nghề trên góc độ hệ thống cung ứng nhân lực lao động qua đào tạo nghề cho
nền kinh tế và đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và các vấn đề của hệ thống
đào tạo nghề của Việt Nam. Một số giải pháp mà công trình này đưa ra tập
trung vào phát triển hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa –
hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước.
- Nguyễn Văn Đại, năm 2010, "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa",