Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1122

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

––––––––––––––––––––––––––––––

HOÀNG THỊ MÂY

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

––––––––––––––––––––––––––––––

HOÀNG THỊ MÂY

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Hồng Hạnh

THÁI NGUYÊN - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là

những thông tin xác thực.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Mây

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Thị Hồng Hạnh, người

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và

hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế, khoa

Sau Đại học - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên -

Đại học Thái Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá

trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp,

đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những

thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo

và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Mây

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

4. Một số đóng góp chủ yếu của Luận văn .................................................................3

5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .....................................................................................5

1.1. Cơ sở lý luận về lao động nông thôn ...................................................................5

1.1.1. Khái niệm lao động, lao động nông thôn ..........................................................5

1.1.2. Vai trò của lao động nông thôn.........................................................................6

1.1.3. Đặc điểm của lao động ở nông thôn..................................................................7

1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn .......................................9

1.2.1. Khái niệm về nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...............................9

1.2.2. Đặc điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn .............................................12

1.2.3. Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn ......................................14

1.2.4. Sự cần thiết của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...........................16

1.2.5. Nội dung của đào tạo nghề cho lao động nông thôn.......................................18

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới đào tạo nghề cho lao động nông thôn.......................22

1.3.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................22

1.3.2. Các yếu tố khách quan ....................................................................................24

1.4. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương và

bài học kinh nghiệm cho Huyện Chợ Mới, Bắc Kạn ................................................26

1.4.1. Kinh nghiệm từ huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh ..............................................26

1.4.2. Kinh nghiệm từ thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên .........................................27

iv

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ................................29

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................30

2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết........................................................30

2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................30

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...............................................................30

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................30

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin.....................................................................34

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................35

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................35

2.3.1. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả của đào tạo nghề ..............................35

2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiêu quả của đào tạo nghề ............................36

2.3.3. Chỉ tiêu về năng lực đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề.......................37

Chương 3: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG

THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN .......................38

3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Chợ Mới .......................38

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Chợ Mới ................................................................38

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới .....................................................41

3.2. Thực trạng lao động nông thôn huyện Chợ Mới, Bắc Kạn giai đoạn 2014 - 2016 .....44

3.2.1. Quy mô và cơ cấu lao động nông thôn huyện Chợ Mới, Bắc Kạn .................44

3.2.2. Trình độ học vấn, việc làm, thu nhập của lao động nông thôn huyện Chợ

Mới, Bắc Kạn ............................................................................................................48

3.3. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới, Bắc Kạn ...50

3.3.1 Dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới,

Bắc Kạn.....................................................................................................................50

3.3.2. Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động

nông thôn...................................................................................................................59

3.3.3. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới, Bắc Kạn...........60

3.3.4. Xây dựng kế hoạch và phương thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

huyện Chợ Mới .........................................................................................................65

3.3.5. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề .....................................................................67

3.3.6. Kết quả đào tạo nghề lao động nông thôn huyện Chợ Mới, Bắc Kạn ............70

3.3.7. Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới ...................75

v

3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới đào tạo nghề cho lao động nông thôn

trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ...............................................................80

3.4.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................80

3.4.2. Các yếu tố khách quan ....................................................................................85

3.5. Đánh giá chung về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa

bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.............................................................................89

3.5.1. Kết quả đạt được .............................................................................................89

3.5.2. Những mặt hạn chế .........................................................................................90

Chương 4: QUANG ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO

NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH

BẮC KẠN................................................................................................................91

4.1. Quan điểm, định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn .........................91

4.1.1. Quan điểm, định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Việt Nam ........91

4.1.2. Quan điểm, định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện

Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ..............................................................................................94

4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động

nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ..............................................95

4.2.1. Giải pháp ngắn với xác định nhu cầu đào tạo nghề ........................................95

4.2.2. Giải pháp gắn với xác định mục tiêu đào tạo nghề .........................................96

4.2.3. Giải pháp gắn với kế hoạch và phương thức đào tạo......................................97

4.2.4. Giải pháp tổ chức quá trình đào tạo nghề .......................................................98

4.2.5. Giải pháp nâng cao nhận thức của xã hội về đào tạo nghề cho lao động

nông thôn.................................................................................................................100

4.2.6. Giải pháp đa dạng hóa, xã hội hóa, liên kết, hợp tác trong đào tạo nghề.............101

4.3. Đề xuất, kiến nghị ............................................................................................102

4.3.1. Đối với Chính Phủ và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội .......................102

4.3.2. Đối với UBND và các cơ quan phối hợp quản lý của tỉnh Bắc Kạn ............103

KẾT LUẬN............................................................................................................106

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................107

PHỤ LỤC...............................................................................................................110

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ : Bình quân

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN : Doanh nghiệp

ĐTN : Đào tạo nghề

HĐND : Hội đồng nhân dân

HTX : Hợp tác xã

LĐNT : Lao động nông thôn

TBXH : Thương binh xã hội

UBND : Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng mẫu điều tra..................................................................... 33

Bảng 3.1: Tình hình lao động tại huyện Chợ Mới .......................................... 42

Bảng 3.2: Tỷ lệ hộ nghèo của huyện chợ Mới trong 5 năm 2011-2015......... 43

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế

những năm gần đây và dự kiến đến năm 2020 ............................... 43

Bảng 3.4: Quy mô và cơ cấu lao động theo nhóm tuổi................................... 45

Bảng 3.5: Quy mô và cơ cấu lao động theo ngành nghề ................................ 46

Bảng 3.6: Trình độ học vấn lao động nông thôn huyện Chợ Mới .................. 48

Bảng 3.7: Thu nhập bình quân của lao động nông thôn huyện Chợ Mới....... 49

Bảng 3.8: Tình hình tuyên truyền, tư vấn đào tạo nghề lao động nông thôn

huyện Chợ Mới, giai đoạn 2014-2016............................................ 59

Bảng 3.9: Nhu cầu sử dụng lao động phân theo nhóm ngành của huyện

Chợ Mới, giai đoạn 2014-2016....................................................... 51

Bảng 3.10: Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo theo nhóm ngành của

huyện Chợ Mới, giai đoạn 2014 -2016........................................... 53

Bảng 3.11: Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo theo trình độ của huyện

Chợ Mới giai đoạn 2014 - 2016...................................................... 54

Bảng 3.12: Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng ngành

học của huyện Chợ Mới, giai đoạn 2014 - 2016 ............................ 55

Bảng 3.13: So sánh nhu cầu sử dụng lao động và nhu cầu học nghề tại

huyện Chợ Mới giai đoạn 2014-2016............................................. 57

Bảng 3.14: Danh mục các chương trình đã áp dụng ĐTN cho LĐNT........... 61

Bảng 3.15: Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ

Mới phân theo nhóm ngành giai đoạn 2014-2016.......................... 62

Bảng 3.16: Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ

Mới phân theo thời gian đào tạo nghề giai đoạn 2014-2016.......... 63

viii

Bảng 3.17: Tổng hợp số lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

huyện Chợ mới giai đoạn 2014-2016 ............................................. 64

Bảng 3.18: Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ

Mới, giai đoạn 2014-2016............................................................... 65

Bảng 3.19: Kế hoạch địa điểm đào tạo nghề .................................................. 66

Bảng 3.20: Đầu tư cho các lớp học đào tạo nghề nông thôn huyện Chợ

Mới, giai đoạn 2014-2016............................................................... 68

Bảng 3.21: Số lượng cán bộ chuyên trách, giáo viên được đào tạo qua

các năm ........................................................................................... 69

Bảng 3.22: Số lượng lớp dạy nghề đã được tổ chức....................................... 70

Bảng 3.23: Số lượng học viên tốt nghiệp theo các ngành nghề...................... 71

Bảng 3.24: Thực trạng vay vốn của lao động nông thôn sau khi học nghề.... 72

Bảng 3.25: Kinh phí cho đào tạo lao động nông thôn huyện Chợ Mới, giai

đoạn 2014 - 2016 ............................................................................ 74

Bảng 3.26: Việc làm của lao động nông thôn huyện Chợ Mới sau đào tạo

nghề giai đoạn 2014-2016............................................................... 76

Bảng 3.27: Số lao động sau khi học nghề làm đúng nghề được đào tạo

phân theo nhóm ngành.................................................................... 77

Bảng 3.28: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đào tạo nghề .......................... 78

Bảng 3.29: Đánh giá người học về chương trình đào tạo ............................... 81

Bảng 3.30: Đánh giá của người học về đội ngũ giáo viên đào tạo nghề ........ 82

Bảng 3.31: Đánh giá của giáo viên về kiến thức, kỹ năng của người học...... 84

Bảng 3.32: Đánh giá về điều kiện tự nhiên..................................................... 85

Bảng 3.33: Đánh giá về quy mô, chất lượng lao động nông thôn .................. 86

Bảng 3.34: Đánh giá về chính sách đào tạo cho lao động nông thôn ............. 88

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2016, lao động từ 15 tuổi

trở lên có việc làm ước tính là 53,24 triệu người. Trong đó, khu vực nông

thôn chiếm 68,3% so với tổng số người có việc làm trên toàn quốc. Lao động

có việc làm đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp nghề trở lên ước tính 10,8 triệu

người, chiếm 20,3% số lao động có việc. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào

tạo của khu vực thành thị là 35,7%, cao gấp gần 3 lần của khu vực nông thôn

[18]. Trong bối cảnh Việt Nam đang diễn ra tái cơ cấu nền nông nghiệp, dẫn

đến quy mô ngành nông nghiệp bị giảm, cộng với lao động nông nghiệp mang

tính thời vụ nên đã làm dư thừa một lượng lớn lao động nông thôn. Tuy nhiên

lao động nông thôn chủ yếu là lao động phổ thông không qua đào tạo nên khả

năng tìm việc làm rất khó khăn. Nhận thức được vai trò của đào tạo nghề cho

lao động nông thôn, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính

sách khuyến khích, hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, do

đó chất lượng nguồn lao động nông thôn, nhất là trình độ nghề tường bước

được nâng lên, tạo nên bước phát triển mới trong kinh tế nông thôn nước ta.

Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, kinh

tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, sản xuất công

nghiệp và dịch vụ còn kém phát triển. Lao động của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là

lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Bắc Kạn có nguồn lao

động dồi dào về số lượng và thấp về chất lượng, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

chiếm tỷ trọng rất thấp. Vì vậy phát triển nguồn lao động là một trong những

giải pháp chiếm lược trong quá đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội và nông

thôn của tỉnh Bắc Kạn.

Do đó, công tác đào tạo nghề cho lao động được địa phương xác định

là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp người dân chuyển dịch cơ cấu

kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập giảm nghèo bền vững. Trong 5

2

năm 2011-2015, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 33.211 người, đạt 110,3% kế

hoạch giao, trong đó: Đào tạo Trung cấp nghề 1.798 người; đào tạo nghề trình

độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng 29.226 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo

trên địa bàn toàn tỉnh đạt 30% [1]. Thông qua các chương trình đào tạo nghề,

người lao động tại các địa phương đã mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng các

kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, canh tác, sản xuất… Qua đó, tạo

ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng, tăng năng suất lao động, góp phần

ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho bản thân người lao động tại khu vực

nông thôn.

Huyện Chợ Mới là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Bắc Kạn.

Những năm qua, việc triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động

nông thôn tại huyện Chợ Mới đã mang lại chuyển biến tích cực. Từ năm 2011

đến hết năm 2016 số lao động nông thôn được được đào tạo nghề theo Quyết

định 1956 là 3.009 lao động. Tỷ lệ lao động sau khi học nghề được bố trí việc

làm trong giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 10%. Số lao động tự tạo việc làm

sau học nghề 30%, số còn lại chủ yếu trang bị kiến thức để tự phục vụ cho

công việc sản xuất chăn nuôi tại gia đình để nâng cao năng xuất lao động.

[21], [22]. Bên cạnh những thành công đã đạt được, công tác đào tạo nghề cho

lao động nông thôn còn gặp phải rất nhiều khó khăn, do xuất phát điểm thấp

về chất lượng, do số lượng đông nên sự chuyển biến của nguồn lao động so

với yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn còn chưa đáp ứng. Đặc biệt nguồn

vốn dành cho đào tạo nghề còn hạn hẹp, cơ sở vật chất phục vụ công tác đào

tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc hợp tác giữa các cơ sở và người lao

động còn gặp nhiều khó khăn do chưa nhận thức rõ lợi ích của công tác đào

tạo nghề. Mặt khác, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều

bất cập… Xuất phát từ lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đào tạo nghề cho

lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài

luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!