Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Việc Thực Hiện Chính Sách Bồi Thường Giải Phóng Mặt Bằng Và Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Tại Một Số Dự Án Trên Địa Bàn Huyện Ba Vì Thành Phố Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN CÔNG BÌNH
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 8850103
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG XUÂN PHƯƠNG
Hà Nội, 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn
trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và
pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội , ngày tháng 5 năm 2020
Tác giả
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành bày
tỏ lòng biết ơn của mình tới TS. Hoàng Xuân Phương đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh và phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm
nghiệp đã chỉ bảo, giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp đã
cung cấp thông tin, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Mặc dù luận văn đã hoàn thiện với tất cả sự cố gắng cũng như năng lực
của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô, đó chính là sự giúp đỡ
quý báu mà tôi mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình
nghiên cứu và công tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn./.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT....................5
1.1. Cơ sở lý luận về bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất ............. 5
1.1.1. Khái quát về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng................................ 5
1.1.2. Vai trò của các cấp chính quyền trong công tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng...............................................................................................................14
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng15
1.2. Cơ sở thực tiễn về bồi thường, giải phóng mặt bằng........................... 21
1.2.1. Khái quát về thực trạng bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam.....21
1.2.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam về công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng......................................................................................23
1.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan......................................36
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................37
2.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 37
2.2.1. Phương pháp chọn điểm khảo sát...................................................................37
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu.........................................................38
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu..........................................................39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................41
3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Ba Vì....................................................... 41
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên.............................................................................................41
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội................................................................................43
iv
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến bồi thường GPMB..48
3.2. Khái quát thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Ba Vì........... 49
3.2.1. Xác định địa giới hành chính............................................................................49
3.2.2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính..............49
3.2.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất..............49
3.2.4. Công tác đăng ký QSDĐ, quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ....50
3.2.5. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai..................................................................50
3.3. Thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn
huyện Ba Vì................................................................................................. 51
3.3.1. Hệ thống các văn bản pháp lý có liên quan....................................................51
3.3.2. Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội..........................................................................................................52
3.3. Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ đối
với người có đất bị thu hồi .......................................................................... 72
3.3.1. Tác động đến việc làm của người dân.............................................................72
3.3.2 Tình hình sử dụng tiền bồi thường....................................................................73
3.3.3. Tình hình an ninh trật tự xã hội........................................................................74
3.4. Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân ............... 75
3.4.1.Kết quả đạt được................................................................................................75
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................................75
3.5. Giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, GPMB tại địa bàn huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội............................................................................. 78
3.5.1. Định hướng về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện.............78
3.5.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội..................................................................................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................88
PHỤ LỤC................................................................................................................90
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GPMB Giải phóng mặt bằng
HĐND Hội đồng nhân dân
KT-XH Kinh tế - xã hội
QSDĐ Quyền sử dụng đất
UBND Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tình hình công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện Ba Vì. 56
Bảng 3.2. Kết quả về đối tượng và điều kiện được bồi thường của ............... 65
02 dự án........................................................................................................... 65
Bảng 3.3. Kết quả bồi thường đất nông nghiệp .............................................. 67
Bảng 3.4. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất, cây cối hoa
màu, bồi thường di chuyển chỗ ở của 2 dự án ................................................ 69
Bảng 3.5. Tổng hợp kinh phí các chính sách hỗ trợ của 2 dự án.................... 70
Bảng 3.6. Kết quả điều tra về công tác bồi thường chính sách hỗ trợ tại 02 dự
án nghiên cứu .................................................................................................. 71
Bảng 3.7. Tổng hợp ý kiến về tình hình việc làm sau khi thu hồi đất ............ 72
Bảng 3.8. Tình hình sử dụng tiền bồi thường của các hộ gia đình ................. 73
Bảng 3.9. Tình hình an ninh trật tự xã hội của người dân sau khi thu hồi đất
của 02 dự án nghiên cứu ................................................................................. 74
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tài liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố dân cư, xây dựng các thành phần kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh và quốc
phòng. Trong chương II, điều 16, 17 và 18 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do
Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng
đúng mục đích và có hiệu quả”.
Quá trình thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá đất
nước, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu công
nghiệp, khu đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng… và diện tích bị thu hồi lên tới
hàng vạn héc ta. Tuy nhiên, việc thu hồi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng không
nhỏ tới đời sống, việc làm của các hộ bị thu hồi đất. Việc thu hồi phải làm
theo trình tự của pháp luật, phải có bồi thường thiệt hại và có chế độ chính
sách cũng như bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất. Trong thời gian qua
Đảng và Nhà nước ta đề ra nhiều chủ trương, chính sách bằng các văn bản
pháp luật cụ thể như sau:
Sau khi có luật đất đai năm 1993, ngày 17/8/1994 Chính phủ ban hành
Nghị định 90/NĐ-CP quy định: “Đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”.
Sau hơn 3 năm thực hiện có nhiều biến động, ngày 24/4/1998 Chính phủ ban
hành Nghị định số 22/CP thay thế Nghị định số 90/NĐ-CP. Ngày 29/10/1994
Chính phủ ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật
đất đai 2003 và Nghị định số 197/2004/NĐ-CP: “Về việc bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất”. Tiếp theo đó ngày 15/05/2014 Chính
phủ ban hành Nghị định 43/2014/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều
Luật đất đai 2013 và Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của
2
Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43, Nghị định số
44 và Nghị định số 47 quy định chi tiết một số Điều của Luật đất đai năm
2013. Về cơ bản các điều trong Nghị định đã được áp dụng có hiệu quả, phù
hợp với nguyện vọng của đa số nhân dân, khắc phục được nhiều tồn tại,
vướng mắc mà trước đây các văn bản khác chưa được đề cập. Gần đây nhất là
ngày 15/05/2014 Chính Phủ ban hành Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Trên tổng thể,
nghị định bổ sung nhiều điểm mới, tích cực, theo hướng tăng quyền lợi cho
người bị thu hồi đất - đối tượng lâu nay được đánh giá là chịu nhiều thiệt thòi,
như được bồi thường theo giá đất thực tế, tăng mức hỗ trợ…
Huyện Ba Vì trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả trong thực
hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư: Trong quá
trình thực hiện công tác bồi thường GPMB, việc phân loại nguồn gốc sử dụng
đất, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, các mức giá bồi thường, hỗ trợ đã
được Hội đồng bồi thường GPMB của huyện thực hiện theo đúng các quy
định của pháp luật, đảm bảo theo đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách
hiện hành, vận dụng một cách linh hoạt các chính sách về giá bồi thường thiệt
hại, chính sách tái định cư, giá các công trình xây dựng; Giá đất bồi thường
được áp dụng dựa trên bảng giá đất của UBND thành phố ban hành hàng năm,
áp dụng để tính bồi thường cho người sử dụng đất một cách thống nhất không
những tại các dự án đang thực hiện mà cả các dự án khác có liên quan; Việc
chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi được thực hiện
nghiêm túc, đảm bảo đúng tiến độ, thời gian và quy định của pháp luật.
Tuy nhiên thực tế thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư
khi thu hồi đất ở thành phố Hà Nội nói chung và ở huyện Ba Vì nói riêng còn
hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường GPMB năng lực còn hạn
chế, chuyên môn đào tạo không phù hợp do vậy trình độ nhận thức về các
chính sách pháp luật có liên quan đến công tác GPMB còn chậm, bất cập so
3
với yêu cầu đặt ra; Tại một số địa phương việc công khai quy hoạch trong quá
trình tổ chức thực hiện dự án còn chưa thường xuyên, liên tục, từ đó người
dân thiếu tin tưởng vào việc áp dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư cho người có đất bị thu hồi; Vị trí của các khu tái định cư còn phân
tán chưa tập trung; Công tác tuyên truyền vận động đối với những người có
đất bị thu hồi còn chưa thuyết phục; Sự buông lỏng quản lý Nhà nước về đất
đai của một số xã còn bất cập, gặp nhiều khó khăn trong việc xác nhận nguồn
gốc đất, loại đất, diện tích để đề nghị bồi thường cho các hộ gia đình không có
giấy tờ về đất, chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích
đất do thôn dấu ruộng để chốn thuế trước đây. Việc quy định về hành lang
giao thông và quản lý hành lang giao thông trên các tuyến quốc lộ, thành phố
lộ còn lỏng lẻo, chưa đồng bộ.
Trong các chính sách đó còn nhiều nội dung cần phân tích, đánh giá có
cơ sở khoa học thông qua việc khảo sát thực tế, điều tra xã hội học để bổ sung,
sửa đổi hoàn thiện chính sách này đảm bảo lợi ích hợp pháp của người sử
dụng đất, người bị thu hồi đất, duy trì trật tự kỷ cương pháp luật, hạn chế tối
đa những tranh chấp, khiếu kiện về đất đai của nhân dân trong bồi thường,
giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất. Đó cũng là lý do tôi thực hiện
đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt
bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường GPMB
khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi thường GPMB khi
Nhà nước thu hồi đất