Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá việc thực hiện và đề xuất giải pháp đạt chuẩn nông thôn mới tại xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1027

Đánh giá việc thực hiện và đề xuất giải pháp đạt chuẩn nông thôn mới tại xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LÊ THỊ HƢƠNG

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẠT

CHUẨN NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ NẬM SỎ, HUYỆN TÂN UYÊN,

TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

Thái Nguyên – 2021

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LÊ THỊ HƢƠNG

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẠT

CHUẨN NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ NẬM SỎ, HUYỆN TÂN UYÊN,

TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

Mã số: 885 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vi Thùy Linh

Thái Nguyên – 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Lê Thị Hƣơng, xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá

nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Vi Thùy Linh, không sao chép

các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng

đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc

trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Lê Thị Hƣơng

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại Trƣờng Đại học Khoa học, Đại

học Thái Nguyên, dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy cô, tôi đã nghiên cứu và

tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào công việc hiện tại, nâng cao trình

độ năng lực của bản thân.

Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới TS. Vi Thùy Linh- ngƣời đã tận tình

hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình thực hiện luận văn.

Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo - QLKH&HTQ các thầy/cô

giáo trong Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng, trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Thái

Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi

trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trƣờng.

Tôi xin gửi lời cám ơn đến các ban, ngành UBND huyện Tân Uyên; cán bộ,

công chức Ủy ban nhân dân xã Nậm Sỏ cùng bà con nhân dân trong xã đã giúp đỡ tôi

thu thập các tài liệu và số liệu phục vụ cho Luận văn trong suốt quá trình thực hiện

nghiên cứu trên địa bàn.

Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân và bạn

bè đã luôn động viên, ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tôi trong suốt quá

trình học tập cũng nhƣ thực hiện luận văn.

Dù đã có nhiều cố gắng nhƣng do giới hạn về trình độ nghiên cứu, giới hạn về tài

liệu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ

bảo của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Lê Thị Hƣơng

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................2

3. Ý nghĩa của đề tài..................................................................................................................2

3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học................................................................2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................................2

4. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................................2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................3

1.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................................3

1.1.1. Các khái niệm có liên quan ...............................................................................3

1.1.2. Quan điểm về xây dựng nông thôn mới............................................................5

1.1.3. Căn cứ xác định tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo bộ NN&PTNT...........7

1.1.4. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới ................................................................8

1.1.5. Nội dung chủ yếu về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ...........................9

1.1.6. Các bƣớc xây dựng nông thôn mới .................................................................14

1.1.7. Căn cứ pháp lý để xây dựng nông thôn mới ...................................................14

1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới ..................................................................15

1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nƣớc trên thế giới ......................15

1.2.2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến nông thôn mới ở Việt Nam.......18

1.2.3. Các nghiên cứu đã có về nông thôn mới liên quan ........................................20

1.2.4. Quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình nông thôn mới tỉnh Lai Châu ....22

1.2.5. Thực hiện chƣơng trình nông thôn mới tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu..27

1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên xã Nậm Sỏ,

huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. .............................................................................................35

1.3.1. Điều kiện tự nhiên xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu ...................35

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu ........38

1.4. Nhận xét và đánh giá chung ............................................................................................40

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ......................................42

NGHIÊN CỨU........................................................................................................................42

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................42

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................42

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................42

2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................................42

iv

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................42

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu sơ cấp ..............................................................42

2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát .......................................................................43

2.3.3. Phƣơng pháp thống kê xử lý số liệu................................................................44

2.3.4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh......................................44

2.3.5. Phƣơng pháp chuyên gia .................................................................................45

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................46

3.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

..................................................................................................................................................46

3.1.1. Tiến trình triển khai xây dựng nông thôn mới tại xã Nậm Sỏ, huyện Tân

Uyên, tỉnh Lai Châu ..................................................................................................46

3.1.2. Kết quả thực hiện bộ tiêu chí nông thôn mới tại xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên,

tỉnh Lai Châu.............................................................................................................48

3.1.3. Thực trạng việc thực hiện 3 tiêu chí giao thông, thu nhập và môi trƣờng và an

toàn thực phẩm của xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu............................58

3.2. Kết quả nghiên cứu về vai trò của ngƣời dân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới

tại xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu ...................................................................68

3.2.1. Sự hiểu biết của ngƣời dân địa phƣơng về nông thôn mới .............................68

3.2.2. Sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới............................69

3.3. Đánh giá việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên,

tỉnh Lai Châu ...........................................................................................................................72

3.3.1. Đánh giá chung ...............................................................................................72

3.3.2. Những thuận lợi trong xây dựng nông thôn mới tại địa phƣơng ....................73

3.3.3. Những khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng ..............75

3.4. Đề xuất các giải pháp thực hiện trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nậm Sỏ, huyện

Tân Uyên, tỉnh Lai Châu ........................................................................................................77

3.4.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu và tự giác thực hiện........77

3.4.2. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ ................................................78

3.4.3. Xây dựng và phát triển các tổ chức chính trị xã hội ở địa phƣơng.................79

3.4.4. Xây dựng một số công trình liên xã ................................................................80

3.4.5. Ban hành một số chính sách của địa phƣơng trong xây dựng nông thôn mới 80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................................81

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................83

PHỤ LỤC ...............................................................................................................................85

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Ký hiệu

1 BCĐ Ban Chỉ đạo

2 BCH Ban Chấp hành

3 BVMT Bảo vệ môi trƣờng

4 BVTV Bảo vệ thực vật

5 HĐND Hội đồng nhân dân

6 HTX Hợp tác xã

7 MTQG Mục tiêu Quốc gia

8 MTTQ Mặt trận tổ quốc

9 NTM Nông thôn mới

10 TC Tiêu chí

11 THCS Trung học cơ sở

12 UBND Ủy ban nhân dân

13 XDNTM Xây dựng nông thôn mới

vi

DANH MỤC HÌNH, BẢNG

Hình 1.1. Vị trí xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.......................................35

Hình 3.2. Tỷ lệ chuồng nuôi gia súc ở xã Nậm Sỏ........................................................67

Bảng 3.1. Biểu tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại xã Nậm Sỏ,

huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu ....................................................................................52

Bảng 3.2. Hiện trạng giao thông tại xã Nậm Sỏ............................................................58

Bảng 3.3: Tình hình kinh tế của hộ gia đình tại xã Nậm Sỏ .........................................60

Bảng 3.4: Cải thiện kinh tế hộ gia đình tại xã Nậm Sỏ .................................................61

Bảng 3.5. Các nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân xã Nậm Sỏ...................63

Bảng 3.6. Chất lƣợng nƣớc dùng trong sinh hoạt xã Nậm Sỏ.......................................63

Bảng 3.7. Nƣớc thải của hộ gia đình tại xã Nậm Sỏ .....................................................64

Bảng 3.8. Lƣợng rác thải hàng ngày của các hộ gia đình tại xã Nậm Sỏ, huyện Tân

Uyên ..........................................................................................................................64

Bảng 3.9. Các hình thức đổ rác thải sinh hoạt của ngƣời dân tại xã Nậm Sỏ ...............65

Bảng 3.10. Thực trạng nhà vệ sinh xã Nậm Sỏ .............................................................65

Bảng 3.11. Các nguồn tiếp nhận nƣớc thải từ nhà vệ sinh tại xã Nậm Sỏ ....................66

Bảng 3.12: Sự hiểu biết của ngƣời dân về chƣơng trình NTM tại xã Nậm Sỏ .............68

Bảng 3.13: Sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng NTM tại xã Nậm Sỏ ..............69

Bảng 3.14. Phân loại đội ngũ cán bộ cấp huyện và xã năm 2013 .................................76

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chƣơng trình MTQG về xây dựng nông thôn mới đã và đang đƣợc triển khai

rộng khắp trên toàn quốc và đã mang lại những kết quả khả quan. Đến nay bức

tranh nông thôn Việt Nam có nhiều thay đổi, nhất là thay đổi tích cực về đời sống,

cơ sở hạ tầng cũng nhƣ cảnh quan môi trƣờng nông thôn. Bộ tiêu chí quốc gia về xã

nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành tại

Quyết định số 1980/QĐ-TTg, bao gồm 19 tiêu chí là điều kiện quan trong cho các

địa phƣơng nỗ lực hƣớng tới thực hiện. Những mô hình tiêu biểu mà nhiều xã, ấp,

bản đã triển khai giúp thay đổi bộ mặt vùng nông thôn và nâng cao chất lƣợng sống

ngƣời dân.

Sau 10 năm triển khai Phong trào thi đua “Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu

chung sức xây dựng nông thôn mới” với nhiều nội dung, biện pháp phù hợp sát với

tình hình thực tế của địa phƣơng, Lai Châu đã huy động đƣợc cả hệ thống chính trị vào

cuộc và nhận đƣợc sự hƣởng ứng nhiệt tình của đông đảo cán bộ, công chức, viên

chức, ngƣời dân trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, góp

phần làm diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi, đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc

nâng cao.

Tân Uyên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lai Châu, phía Đông giáp huyện Sa

Pa (tỉnh Lào Cai); phía Tây giáp huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu), phía Nam giáp huyện

Than Uyên (tỉnh Lai Châu), phía Bắc giáp huyện Tam Đƣờng (tỉnh Lai Châu). Tổng

diện tích tự nhiên của huyện có 897,33 km2

; dân số 51,06 nghìn ngƣời gồm 10 dân tộc

anh em sinh sống, trong đó: dân tộc Thái 47,64%; dân tộc Mông 16,88%; dân tộc Kinh

13,63%; dân tộc Dao 4,25%... Huyện Tân Uyên có 10 đơn vị hành chính trực thuộc,

gồm các xã, thị trấn: Mƣờng Khoa, Phúc Khoa, Nậm Sỏ, Nậm Cần, Thân Thuộc,

Trung Đồng, Hố Mít, Pắc Ta, Tà Mít và thị trấn Tân Uyên. Sau hơn chín năm thực

hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn huyện miền núi

Tân Uyên hoàn toàn thay đổi, nông thôn mới góp phần cải thiện đời sống cả về vật

chất, tinh thần cho ngƣời dân trên địa bàn. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu ngƣời

đạt 32,33 triệu đồng/ngƣời/năm; tỷ lệ hộ nghèo trung bình các xã giảm còn 9,23%.

Đến tháng 9/2020, huyện Tân Uyên có 8/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến thời điểm

này, Nậm Sỏ là xã duy nhất của huyện chƣa đạt chuẩn nông thôn mới. Tính đến

01/7/2020 xã đã đạt đƣợc 13/19 tiêu chí, còn lại 6 tiêu chí chƣa hoàn thành.

2

Thực tế cho thấy, việc phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới ở các xã, đặc biệt tại

các tỉnh còn khó khăn nhƣ Lai Châu không chỉ mang tính phong trào, thi đua thành

tích. Khi địa phƣơng đạt chuẩn nông thôn mới là điều kiện cho đời sống bà con đƣợc

nâng cao, góp phần vào sự phát triển chung của quốc gia. Lí do nào khiến Nậm Sỏ là

xã duy nhất của huyện Tân Uyên chƣa đạt nông thôn mới? Những khó khăn nào trong

việc thực hiên 6 tiêu chí mà xã gặp phải? Giải pháp sát thực là gì? Xuất phát từ những

lý do trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá việc thực hiện và đề xuất giải pháp

đạt chuẩn nông thôn mới tại xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá đƣợc thực trạng tiến trình triển khai thực hiện chƣơng trình nông

thôn mới trên địa bàn xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

- Đề xuất một số giải pháp để đạt chuẩn nông thôn mới tại xã Nậm Sỏ, huyện Tân

Uyên, tỉnh Lai Châu.

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Là cơ sở khoa học có thể áp dụng trong thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn

mới tại các khu vực khó khăn trên toàn quốc.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Phục vụ công tác xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông

thôn mới trên địa bàn xã Nậm Sỏ và tiến tới thực hiện đạt nông thôn mới của huyện.

4. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, Phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận

văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau:

- Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 35 trang

- Chƣơng 2: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 5 trang

- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 38 trang

3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Các khái niệm có liên quan

1.1.1.1. Khái niệm về nông thôn

Hiện nay, trên thế giới các Nhà khoa học nghiên cứu về nông thôn và có nhiều

quan điểm khác nhau dựa trên nhiều các tiêu chí nhƣ về mật độ dân số, phát triển sản

xuất hàng hóa và nghề nghiệp. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ

phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát

triển bằng vùng đô thị. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp

cận thị trƣờng, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng nông thôn

có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trƣờng so với đô thị là thấp hơn.

Một quan điểm khác nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân cƣ làm nông nghiệp là chủ

yếu,nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu và nguồn sinh kế chính của cƣ dân

trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp.

Nếu so sánh nông thôn và thành thị bằng một trong những chỉ tiêu này thì chỉ

có thể nói lên một khía cạnh nào đó của vùng nông thôn. Đó mới chỉ là cách nhìn đơn

lẻ chƣa toàn diện, chƣa thể hiện hết đƣợc bản chất của vùng nông thôn. Vì vậy, để có

cách nhìn tổng quát về nông thôn, chúng ta tổng hợp các chỉ tiêu này và rút ra đƣợc

một khái niệm chung nhất về vùng nông thôn nhƣ sau: Nông thôn là vùng sinh sống,

làm việc của cộng đồng chủ yếu là nông dân, là nơi có mật độ dân cư thấp, môi

trường chủ yếu là thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kém phát triển, tiếp cận thị trường và sản

xuất hàng hoá thấp [14].

Khái niệm nông thôn đƣợc thống nhất với quy định tại theo Thông tƣ số

54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

[2], cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,

thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".

1.1.1.2. Khái niệm nông thôn mới

Trong Quyết định Số 800/QĐ-TTg [20] đƣa ra mục tiêu chung về xây dựng mô

hình nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng

bƣớc hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông

nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị

theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!