Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá tiềm năng tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh quảng trị.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
TRẦN THỊ LỄ
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
KHÓA 2013-2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng - năm 2017
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
KHÓA 2013-2017
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS ĐẬU THỊ HÒA
Đà Nẵng - năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Để tôi có kiến thức hoàn thành khóa luận này và phục vụ cho
công tác chuyên môn đánh giá sau này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng
của bản thân tôi còn nhận được sự giảng dạy và giúp đỡ của quý
thầy cô giáo trong khoa Địa Lý Trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Tỉnh Quảng Trị.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô
giáo PGS.TS. Đậu Thị Hòa, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn
và chỉ bảo tôi từ những lỗi nhỏ nhặt nhất trong quá trình nghiên
cứu đề tài.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã dành
nhiều tình cảm động viên và luôn giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này
Bước đầu làm quen với khoa học còn nhiều bỡ ngỡ, mặc dù đã
cố gắng nhưng chắc không tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự góp
ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2017
Sinh Viên
Trần Thị Lễ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1: ĐỘ HẤP DẪN KHÁCH DU LỊCH .........................................................50
BẢNG 2: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH....................................................51
BẢNG 3: SỨC CHỨA KHÁCH DU LỊCH .............................................................52
BẢNG 4: VỊ TRÍ CỦA ĐIỂM DU LỊCH.................................................................53
BẢNG 5: ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU...................................54
BẢNG 6: SỰ PHÂN HÓA CÁC MỨC ĐIỂM KHÁC NHAU................................54
BẢNG 7: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU...................................................................55
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................2
2.1. Mục tiêu.........................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ .......................................................................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ..............................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu..............................................................3
5.1. Quan điểm nghiên cứu ..................................................................................3
5.2. Phương pháp..................................................................................................4
6. Những đóng góp chủ yếu của khóa luận. ............................................................4
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.............................................................5
1.1. Những vấn đề cơ bản của du lịch và tài nguyên du lịch...................................5
1.1.1. Những khái niệm liên quan ........................................................................5
1.1.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch.......................................................................7
1.1.3. Phân loại tài nguyên du lịch .......................................................................7
1.2. Những nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch nhân văn ..........................10
1.2.1. Các nhân tố kinh tế -xã hội và tài nguyên DLNV....................................10
1.3. Khái quát chung về đánh giá về tài nguyên du lịch nhân văn. .......................14
1.3.1. Lý luận chung...........................................................................................14
1.3.2. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ......................................................14
1.4. Tiểu kết chương I............................................................................................16
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên –kinh tế -xã hội............................................17
2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................17
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên .....................................................................................18
2.1.3. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội.....................................................21
2.2. Các tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Quảng Trị............................................26
2.2.1. Các di tích lịch sử văn hóa. ......................................................................26
2.2.2. Lễ hội truyền thống ..................................................................................39
2.2.3. Nghệ thuật dân gian..................................................................................41
2.2.4. Nghệ thuật ẩm thực ..................................................................................43
2.2.5. Làng nghề truyền thống............................................................................44
2.3. Đánh gía tiềm năng du lịch nhân văn tỉnh Quảng Trị ....................................48
Đánh giá bằng phương pháp: Chọn tiêu chí – chấm điểm và phân hạng...........48
Chọn chỉ tiêu và phân hạng đánh giá .................................................................48
2.4. Tiểu kết chương II ..........................................................................................55
3.1. Hiện trang khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Quảng Trị. ................57
3.1.1. Việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh về tài nguyên du lịch nhân văn của
tỉnh Quảng Trị. ...................................................................................................57
3.1.2. Về thị trường khách và doanh thu từ du lịch............................................60
3.1.3 Về hiện trạng các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Quảng Trị.. ....................62
3.1.4. Về đội ngũ lao động trong ngành du lịch.................................................64
3.1.5 Về hệ thống sản phẩm du lịch của Quảng Trị...........................................64
3.1.6 Các tour, tuyến du lịch đang được khai thác.............................................65
3.2. Nhận xét đánh giá về việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ
phát triển du lịch tỉnh QT trong thời gian qua .......................................................67
3.3. Đề xuất những giải pháp nhằm bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên du
lịch nhân văn tỉnh Quảng Trị.................................................................................69
3.3.1. Tuyên truyền, giáo dục nhân dân địa phương hiểu và ý thức được giá trị
văn hóa lịch sử của di tích để cùng chính quyền địa phương bảo tồn di tích ....69
3.3.2. Định vị thị trường khách trọng điểm........................................................70
3.3.3. Xây dựng hệ thống hạ tầng và dịch vụ điểm đến. ....................................71
3.3.4. Kế hoạch xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch...................................72
3.3.5. Xây dựng môi trường du lịch văn minh, an ninh an toàn cho du khách ..74
3.4. Tiểu kết chương III ............................................................................................74
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................75
1. Kết quả đạt được .............................................................................................75
2. Những hạn chế ...................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................77
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi khi nhắc đến tỉnh Quảng trị là nhắc đến quê hương với những
truyền thống anh hùng và con người của tinh thần chiến đấu quả cảm trong
hai cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Chiến tranh qua đi đã lâu, nhưng
những dấu tích của chiến tranh còn mãi trong lòng đất Quảng Trị, không bằng
lòng với những khó khăn con người Quảng Trị ngày nay đang vươn lên xây
dựng nền kinh tế của địa phương, góp phần xây dựng nền kinh tế của nước
nhà. Để làm được điều đó, tỉnh Quảng Trị đang thực hiện chính sách phát
triển cách ngành kinh tế trọng tâm, đặc biệt là du lịch. Du lịch Quảng Trị đang
phát triển với những đặc thù riêng, với sự phát triển toàn diện của du lịch
biển, núi và không thể thiếu đó là du lịch nhân văn. Ngành du lịch Quảng Trị
đang sở hữu nhiều địa điểm du lịch được xếp hạng của nhà nước. Theo thống
kê, trong số 518 di tích lịch sử cách mạng đã được kiểm kê, đánh giá, trong đó
469 di tích lịch sử cách mạng, 436 di tích cấp tỉnh, 12 di tích cấp quốc gia và
4 di tích quốc gia đặc biệt. Quảng Trị là địa phương đầu tiên và duy nhất khai
thác du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội tại 2 nghĩa trang quốc gia
(Đường 9 và Trường Sơn), Thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Vĩnh Mốc... Tài
nguyên nhân văn nổi bật và đặc trưng của Quảng Trị là các di tích lịch sử -
Văn hóa. Theo thống kê năm 2010 Quảng Trị có 505 di tích các loại. Trong
đó những di tích quan trọng được xếp hạng cấp Quốc gia gồm thành cổ
Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, đường mòn Hồ Chí Minh, Nghĩa trang liệt sĩ
Trường Sơn, sân bay Tà Cơn, nhà tù Lao Bảo… Ngoài ra Quảng Trị vẫn có
các làng nghề còn tồn tại như làng rượu Kim Long, làng đan lát Lan Đình,
làng mộc Cát Sơn, có cửa khẩu trung tâm thương mại Lao Bảo, chợ Đông Hà
và các bản làng nơi cư trú của các dân tộc Pa- ko, Tà Ôi…
Với việc, nghiên cứu đề tài: "Đánh giá tiềm năng tài nguyên nhân văn
phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị" tôi sẽ có điều kiện đánh giá giá
2
trị tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Quảng Trị, nhận diện rõ hơn về mối
quan hệ giữa tài nguyên du lịch nhân văn và việc khai thác các tài nguyên đó
để phục vụ phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị, về thực tiễn vấn đề phát
triển du lịch dựa trên nền tảng kế thừa và phát huy di sản văn hoá Quảng Trị -
một vùng đất địa linh nhân kiệt. Đề tài sẽ góp phần đánh giá thực trạng mối
quan hệ giữa hoạt động khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du
lịch và ngược lại ở Quảng Trị và đề xuất những biện pháp nhằm giải quyết tốt
mối quan hệ này. Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa có ý nghĩa
thực tiễn cấp bách góp phần vào việc xâydựng và phát triểnthành phố nhằm
thu hút khách du lịch đến Quảng Trị ngày một nhiều hơn.
Thêm vào đó, là một người con của Quảng Trị, từ lâu tôi đã mong muốn
có cơ hội góp một phần nào đó công sức của mình để làm cho Quảng Trị ngày
một phát triển hơn. Và đề tài này là một dịp tốt để tôi thực hiện mong muốn
đó.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Xác định các tài nguyên nhân văn và đánh giá đúng giá trị, tiềm năng du
lịch nhân văn nhằm phát huy vai trò của nó để phát triển du lịch trong thời kỳ
đổi mới ở tỉnh Quảng Trị.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về tài nguyên du lịch
nhân văn, du lịch, mối quan hệ giữa tài nguyên và du lịch nhân văn, lý luận về
đánh giá tài nguyên.
- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị và về văn
hóa địa phương của tỉnh Quảng Trị
- Nghiên cứu các tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Quảng Trị và đánh
giá giá trị các tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ cho phát triển du lịch của
tỉnh