Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá tiềm năng phát triển một số loài cây dược liệu dưới tán rừng tại xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------------
LÒ VĂN NGOAN
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ
LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG TẠI
XÃ CỐC LY, HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------------
LÒ VĂN NGOAN
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ
LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG TẠI
XÃ CỐC LY, HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI
Ngành: Lâm học
Mã số: 8.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Thu Hà
THÁI NGUYÊN - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS Trần Thị Thu Hà.
Các số liệu kết quả nghiên cứu trong luận văn của tôi hoàn toàn trung
thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí,…đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 01 năm 2021
Học viên
Lò Văn Ngoan
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm
Nghiệp, thầy giáo hướng dẫn và sự nhất trí của UBND huyện Bảo Thắng, tỉnh
Lào Cai tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tiềm năng phát triển một số
loài cây dược liệu dưới tán rừng tại xã Cốc ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm của nhà
trường, khoa Lâm Nghiệp, thầy giáo hướng dẫn, UBND Huyện Bắc Hà, Chi
cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Hà, bà con nhân dân
trong các xã, bạn bè và gia đình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà
trường, khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Đặc biệt, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS Trần Thị Thu Hà đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin
gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp cao học K26 đã quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên. Một lần nữa, tôi xin kính chúc toàn thể thầy, cô giáo khoa Lâm Nghiệp
sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc toàn thể cán bộ trong xã Cốc Ly công
tác tốt, chúc các bạn sinh viên mạnh khỏe học tập tốt, thành công trong cuộc
sống!
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 01 năm 2021
Học viên
Lò Văn Ngoan
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG.........................................................................3
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới..........................3
1.1.1. Các nghiên cứu về tác dụng cây dược liệu........................................................3
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến bảo tồn cây dược liệu........................................5
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu.......................................................................8
1.2.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................8
1.2.2. Địa hình, địa thế ................................................................................................9
1.2.3. Khí hậu, thuỷ văn ..............................................................................................9
1.2.4. Tài nguyên rừng ..............................................................................................10
1.2.5. Điều kiện dân sinh - Kinh tế - Xã hội ............................................................11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......13
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu.....................................................................13
2.2. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................13
2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................13
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................13
2.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản ..............................................................................14
2.4.2. Phương pháp chuyên gia .................................................................................14
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................14
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực vật học............................................................19
iv
2.4.5. Phương pháp nội nghiệp .................................................................................21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................22
3.1. Tri thức địa phương trong việc khai thác các loài cây dược liệu .......................22
3.1.1. Tri thức địa phương trong việc khai thác các loài cây dược liệu....................22
3.1.2. Tri thức địa phương trong việc sử dụng các loài cây dược liệu......................27
3.2. Thành phần loài, dạng sống và đặc điểm phân bố các loài cây dược liệu .........39
3.2.1. Danh lục các loài cây dược liệu ......................................................................39
3.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái của một số cây tiêu biểu được cộng đồng
dân tộc sử dụng làm thuốc..............................................................................48
3.2.3. Các loài cây dược liệu và các bài thuốc quan trọng cần được bảo tồn, nhân rộng.........56
3.3. Đánh giá tiềm năng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài
cây dược liệu có tiềm năng.............................................................................60
3.3.1. Đánh giá tiềm năng phát triển cây dược liệu tại xã Cốc Ly............................60
3.3.2. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn xã Cốc Ly......64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng xã Cốc Ly...............10
Bảng 3.1. Tài liệu hóa tri thức địa phương về khai thác và sử dụng các loài
cây dược liệu .......................................................................................22
Bảng 3.2. Các bài thuốc của cộng đồng người dân tộc .......................................28
Bảng 3.3. Danh mục các loài cây dược liệu được cộng đồng các dân tộc khai
thác sử dụng tại khu vực nghiên cứu...................................................40
Bảng 3.4. Bảng mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của một số loài cây
tiêu biểu được cộng đồng dân tộc sử dụng làm dược liệu...................48
Bảng 3.5. Phân hạng cây dược liệu theo mức độ đe dọa của loài tại xã Cốc Ly.......57
Bảng 3.6. Các bài thuốc quan trọng của cộng đồng dân tộc cần được lưu giữ
và bảo tồn ............................................................................................58