Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Nà Hẩu Tỉnh Yên Bái
PREMIUM
Số trang
74
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1922

Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Nà Hẩu Tỉnh Yên Bái

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CẢM ƠN

Đƣợc sự đồng ý của khoa QLTNR&MT, trƣờng ĐH Lâm Nghiệp VN

và thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS Đồng Thanh Hải tiến hành thực hiện đề tài “

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên

Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái”.

Để hoàn thành đƣợc khóa luận này tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo đã

chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng

Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

Đặc biệt, tôi cũng xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đồng Thanh Hải - bộ

môn Động vật rừng- ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong

thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ban quản lý khu

bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi

cho tôi thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiệp.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các cán bộ kiểm lâm huyện

Văn Yên tỉnh Yên Bái đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại đây.

Do thời gian có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế nên bài luận văn

chắc sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý từ phía

các thầy cô giáo để bài luận văn hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3

1.1. Du lịch sinh thái ........................................................................................ 3

1.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái và lịch sử nghiên cứu................................... 3

1.1.2. Các loại hình du lịch sinh thái................................................................. 8

1.1.3.Những đặc trƣng và lợi ích của du lịch sinh thái..................................... 9

1.2. Du lịch sinh thái tại KBTTN và VQG ..................................................... 12

CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...15

2.1. Mục tiêu.................................................................................................... 15

2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 15

2.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 15

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 15

2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 15

2.4.2. Phƣơng pháp phòng vấn........................................................................ 16

2.4.3. Phƣơng pháp điều tra theo tuyến .......................................................... 17

2.4.4. Công cụ SWOT..................................................................................... 19

2.4.5. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu: .............................. 20

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 21

3.1. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại KBT Nà Hẩu.......................... 21

3.1.1. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái dịch vụ và giáo dục môi trƣờng

tại KBTTN Nà Hẩu. ........................................................................................ 21

3.1.2. Tổ chức quản lý và đội ngũ cán bộ phục vụ du lịch sinh thái .............. 22

3.1.3. Hiện trạng Khai thác du lịch sinh thái tại KBT Nà Hẩu............................ 23

3.1.4. Các dịch vụ du lịch và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái.... 24

3.1.5. Quan điểm của ngƣời dân địa phƣơng về du lịch sinh thái .................. 27

3.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu... 30

3.2.1. Tài nguyên tự nhiên .............................................................................. 30

3.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn................................................................. 40

3.2.3. Tuyến du lịch tiềm năng........................................................................ 43

3.3. Đánh giá điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội và thách thức trong phát triển du

lịch sinh thái tại Khu BTTN Nà Hẩu .............................................................. 45

3.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu

BTTN Nà Hẩu ................................................................................................. 47

3.4.1. Định hƣớng phát triển du lịch sinh thái bền vững ................................ 47

3.4.2. Các giải pháp......................................................................................... 48

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trong những năm gần đây khi mà kinh tế ngày càng phát triển làm cho

khoa học công nghệ phát triển và đời sống con ngƣời ngày càng đƣợc cải

thiện, kéo theo đó là sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.

Một loại hình du lịch vừa đem lại sự hài lòng cho du khách vừa góp phần phát

triển kinh tế, hơn thế nữa hoạt động này còn là một công cụ giáo dục hữu

hiệu, góp phần to lớn vào công tác bảo tồn….. hoạt động này phù hợp với các

khu bảo tồn, các vƣờn quốc gia… tuy nhiên DLST còn chƣa đƣợc hiểu đúng

nghĩa, du khách tăng qua mỗi năm nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nà

Hẩu là một trong những KBTTN của tỉnh Yên Bái có tiềm năng để phát triển

DLST nhƣng chƣa đƣợc quan tâm chính vì vậy đề tài :” Đánh giá tiềm năng

phát triển du lịch sinh thái của KBT Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái” đã đƣợc thực

hiện.

Đề tài đƣợc thực hiện nhằm Tìm hiểu đƣợc thực trạng hoạt động du

lịch sinh thái, xác định đƣợc các giá trị tiềm năng du lịch sinh thái, xác định

đƣợc những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch

sinh thái của khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, từ đó đề xuất đƣợc một số giải

pháp phát triển du lịch sinh thái.

Trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng lần lƣợt và kết hợp 4

phƣơng pháp. Đầu tiên là phƣơng pháp kế thừa. Kế thừa các tài liệu có liên

quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, phong tục tập quán của ngƣời dân

sống trong khu bảo tồn…. Tiếp theo là phƣơng pháp phỏng vấn. Phỏng vấn.

Phỏng vấn 32 hộ dân và 7 cán bộ kiểm lâm theo bộ câu hỏi đã xây dựng từ

trƣớc gồm 10-15 câu, nhằm thu thập thông tin các điểm du lịch tiềm năng, về

phong tục, tập quán….

Sử dụng phƣơng pháp điều tra thực địa, điều tra các thông tin, và xây dựng

đƣợc sơ đồ tuyến điều tra với 3 tuyến du lịch tiềm năng là tuyến UBND xã Nà

Hẩu – nhà cộng đồng BQL KBT Nà Hẩu – thác bản Tát, tuyến UBND xã Nà

Hẩu – hang Dơi, tuyến UBND xã Nà Hẩu – thác cô Tiên.

Tiếp theo sử dụng phƣơng pháp dùng công cụ SWOT để phân tích

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển DLST ở KBT Nà

Hẩu. Thực hiện lấy ý kiến đánh giá từ ban quản lý KBT theo biểu câu hỏi đã

đƣợc xây dựng sẵn và tổng hợp lại. Cuối cùng sử dụng các phần mềm trên

máy tính nhƣ word, excel… để tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu tạo cơ sở để

xây dựng các giải pháp phù hợp cho phát triển DLST tại KBT.

Đề tài đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

Về thực trạng phát triển DLST của KBT còn nhiều vấn đề. Quy hoạch

du lịch giai đoạn 2013-2020 đã đƣợc phê duyệt nhƣng chƣa đƣợc thực hiện,

giáo dục môi trƣờng ít đƣợc quan tâm. Hiện tại chƣa có tuyến du lịch nào

đƣợc khai thác, tổ chức quản lý thì chƣa có ban quản lý riêng, cơ sở hạ tầng

yếu kém, chƣa có đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ du lịch, dịch vụ du lịch,

doanh thu từ du lịch cũng chƣa có, nhƣng DLST lại đƣợc ngƣời dân sinh sống

trong khu bảo tồn ủng hộ.

Về tiềm năng DLST thì KBT Nà Hẩu không thua kém gì các KBT,

VQG khác. Tài nguyên tự nhiên phong phú đa dạng, với hệ thống địa hình có

các hang động, thác nƣớc đẹp mắt, kèm theo là sự đa dạng của tài nguyên sinh

vật, khu hệ động, thực vật mang giá trị bảo tồn cao. Nhiều loài động, thực vật

quý hiếm cùng với nền khí hậu thủy văn đặc trƣng của miền núi phía bắc. Tài

nguyên nhân văn vô cùng đặc sắc với nét văn hóa riêng của dân tộc Dao và

H’Mông sinh sống trong KBT cùng với nền ẩm thực vô cùng thu hút ở đây đã

góp phần to lớn trong việc thu hút du khách đến với KBT.

Đề tài đã đề xuất 3 tuyến du lịch tiềm năng đó là tuyến UBND xã Nà

Hẩu – nhà cộng đồng BQL KBT Nà Hẩu – thác bản Tát, tuyến UBND xã Nà

Hẩu – hang Dơi, tuyến UBND xã Nà Hẩu – thác cô Tiên.

Đề tài đã phân tích đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

trong phát triển DLST tại KBT Nà Hẩu và đƣợc tổng hợp trong bảng công cụ

SWOT

Đề tài đã xây dựng đƣợc định hƣớng phát triển DLST bền vững và từ

đó đề xuất đƣợc một số giải pháp. Thành lập ban du lịch và đào tạo nguồn

nhân lực để quản lý và phục vụ du lịch. Xây dựng cơ sợ hạ tầng phục vụ du

lịch và đa dạng hóa dịch vụ du lịch nhằm thu hút khách du lịch. Giải pháp về

cơ chế, chính sách thu hút nguồn vốn đầu tƣ và quản lý, bảo tồn đa dạng sinh

học. Tiến hành quảng bá hình ảnh KBT, đơn giản hóa các thủ tục đầu tƣ để

thu hút vốn đầu tƣ và các công ty du lịch. Có những chính sách, quy định cụ

thể về các khoản mục đầu tƣ, thời gian…để phát triển du lịch mà không làm

ảnh hƣởng đến đa dạng sinh học và môi trƣờng. Và mọi giải pháp phải gắn

với định hƣớng phát triển DLST bền vững.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

DLST Du lịch sinh thái

UBND Uỷ ban nhân dân

VQG Vƣờn quốc gia

BQL Ban quản lý

KBT Khu bảo tồn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!