Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá tiềm năng nguồn lợi cá nổi vùng biển vịnh bắc bộ
MIỄN PHÍ
Số trang
27
Kích thước
655.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1096

Đánh giá tiềm năng nguồn lợi cá nổi vùng biển vịnh bắc bộ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đánh giá tiềm năng nguồn lợi cá nổi vùng biển

vịnh Bắc Bộ

Nguyễn Thị Hương Thảo

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn ThS chuyên ngành: Hải dương học; Mã số: 60 44 97

Người hướng dẫn: GS.TS. Đinh Văn Ưu

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Tổng quan về nguồn lợi cá nổi vịnh Bắc Bộ: Khái quát về nguồn lợi cá nổi

vịnh Bắc Bộ; Một số phương pháp đánh giá trữ lượng cá. Tiến hành nghiên cứu: Mô hình

hoá quá trình chuyển hoá năng lượng trong quần xã sinh vật nổi biển; Tính toán đặc trưng

quá trình sản xuất vật chất hữu cơ và các hiệu suất sinh thái trong quần xã sinh vật nổi

biển; Xác định trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ. Trình bày các kết

quả đạt được và đánh giá trữ lượng nguồn lợi cá nổi nhỏ Vịnh Bắc Bộ: Đặc trưng quá

trình sản xuất sơ cấp của TVN trong vịnh Bắc Bộ; Đặc trưng quá trình sản xuất thứ cấp

của ĐVN trong vịnh Bắc Bộ; Đặc trưng chuyển hóa năng lượng trong vịnh Bắc Bộ; Ước

tính trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ vịnh Bắc Bộ.

Keywords: Hải dương học; Vịnh Bắc bộ; Phương pháp chuyển hóa năng lượng; Hệ

sinh thái biển; Cá nổi

Content

MỞ ĐẦU

Phát triển kinh tế xã hội cho dù ở hình thức hay quy mô nào cũng luôn gắn liền với việc

khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

kinh tế xã hội đất nước, những nghiên cứu cơ bản về tài nguyên sinh vật biển là hướng đi rất tích

cực nhằm mục đích phục vụ khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên biển Việt Nam - nguồn tài

nguyên thiên nhiên quý giá góp phần tạo nên vị trí địa kinh tế, địa chính trị vô cùng quan trọng

của Biển Đông. Đặc biệt, việc đánh giá tiềm năng nguồn lợi sinh vật biển có giá trị kinh tế, chú

trọng đến nguồn lợi vùng biển xa bờ là cơ sở xây dựng bản đồ ngư trường đánh bắt thủy sản theo

mùa và quy hoạch, quản lý tài nguyên biển theo vùng lãnh thổ.

Ở vùng biển nước ta, nghề khai thác cá nổi nhỏ đã tồn tại từ rất lâu, trước khi nghề khai

thác cá đáy và cá nổi đại dương phát triển. Biển Việt Nam lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió

mùa và có khu hệ cá biển thuộc khu hệ động vật Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương nên cá biển Việt

Nam không chỉ phong phú, đa dạng về thành phần loài, mà còn đặc trưng cho cá biển nhiệt đới

về những đặc điểm sinh vật học. Đa số chúng có kích thước không lớn. Theo thống kê của Bộ

Thủy sản, các loài cá đánh bắt được chủ yếu có chiều dài nhỏ hơn 200 mm, trong đó những loài

cá có kích thước nhỏ hơn 100 mm cũng chiếm sản lượng không nhỏ. Qua đó thấy rằng việc

nghiên cứu, đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ là quan trọng và cần

thiết. Lựa chọn nghiên cứu của luận văn giới hạn ở đối tượng là cá nổi nhỏ mà thành phần thức

ăn của chúng chủ yếu là sinh vật nổi.

Mục tiêu của luận văn là có được các đánh giá định lượng về trữ lượng và khả năng khai

thác nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển vịnh Bắc Bộ và các phân vù ng trong viṇh , sử duṇ g phương

pháp chuyển hóa năng lượng . Đây là phương pháp tính toán năng suất, sinh khối và trữ lượng cá

nổi nhỏ dựa trên cơ sở năng lượng chuyển hóa qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái biển,

đươc̣ ứng dụng lần đầu ti ên tại vịnh Bắc Bộ . Kết quả của luâṇ văn đãđươc̣ báo cáo taị Hôị nghi ̣

Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Khoa hoc̣ Tựnhiên , Đaị hoc̣ Quốc gia Hà Nôị lần thứ V (10-2012) và

công bố trên Tap̣ chíKhoa hoc̣ Đaị hoc̣ Quốc gia Hà Nôị (số 3S, tâp̣ 28, 2012) [2].

Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ

lục. Nội dung chính được bố cục thành ba chương:

Chương 1: Tổng quan nguồn lợi cá nổi vịnh Bắc Bộ

Chương 2: Phạm vi, phương pháp và nguồn số liệu sử dụng

Chương 3: Kết quả nghiên cứu, đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi

nhỏ vịnh Bắc Bộ.

TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG CHÍNH

Biển Việt Nam được chia thành 4 vùng chủ yếu: Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và

Tây Nam Bộ. Các hoạt động khai thác hải sản trong các vùng này được phân chia thành nghề cá

ven bờ và nghề cá xa bờ, dựa vào độ sâu ngư trường ở mỗi vùng biển. Ranh giới phân chia được

xác định là đường đẳng sâu 50m ở vùng biển Trung Bộ và 30m ở các vùng biển còn lại. Mùa vụ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!