Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Tiềm Năng Đồng Quản Lý Rừng Của Các Bên Liên Quan Làm Cơ Sở Đề Xuất Nguyên Tắc Và Giải Pháp Thực Hiện Đồng Quản Lý Tại Bán Quản Lý Rừng Đặc Dung Sốp Cộp Xã Sốp Cộp Tỉnh Sơn La
PREMIUM
Số trang
154
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1349

Đánh Giá Tiềm Năng Đồng Quản Lý Rừng Của Các Bên Liên Quan Làm Cơ Sở Đề Xuất Nguyên Tắc Và Giải Pháp Thực Hiện Đồng Quản Lý Tại Bán Quản Lý Rừng Đặc Dung Sốp Cộp Xã Sốp Cộp Tỉnh Sơn La

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

------------------------

NGUYỄN THẾ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG CỦA CÁC BÊN

LIÊN QUAN LÀM CƠ SỞ ĐỂ XUẤT NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP

THỰC HIỆN ĐỒNG QUẢN LÝ TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG

ĐẶC DỤNG SỐP CỘP , XÃ SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội – 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

------------------------

NGUYỄN THẾ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG CỦA CÁC BÊN

LIÊN QUAN LÀM CƠ SỞ ĐỂ XUẤT NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP

THỰC HIỆN ĐỒNG QUẢN LÝ TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG

ĐẶC DỤNG SỐP CỘP , XÃ SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Lâm học

Mã Số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. VŨ NHÂM

Hà Nội - 2012

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn

được thu thập công khai chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu này

chưa được sử dụng cho công trình nghiên cứu khoa học hoặc bảo vệ cho học

vị nào.

Tác giả

Nguyễn Thế Phương

ii

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Khoa Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Lâm

nghiệp và Giáo viên hướng dẫn, tôi thực hiện đề tài-luận văn: “Đánh giá tiềm

năng đồng quản lý rừng của các bên liên quan làm cơ sở đề xuất nguyên tắc

và giải pháp thực hiện đồng quản lý tại BQL rừng đặc dụng Sốp Cộp, Xã Sốp

Cộp, Huyện Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La”

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài-luận văn ngoài sự nỗ lực của bản

thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Vũ Nhâm, cùng sự

giúp đỡ của tập thể cán bộ, nhân viên Ban quản lý rừng đặc dụng Sốp Cộp,

tỉnh Sơn La.

Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ

Nhâm đã hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi

hoàn thành đề tài-luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Đào tạo Sau đại

học Trường Đại học Lâm nghiệp, tập thể lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý rừng

đặc dụng Sốp Cộp, tỉnh Sơn La cùng gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình thu thập và thực hiện đề tài-luận văn.

Do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện

đề tài-luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự

chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo và các bạn đồng ngiệp để

hoàn thiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Sơn La, ngày 13 tháng 10 năm 2012.

Tác giả

Nguyễn Thế Phương

iii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan.............................................................................................................. i

Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii

Mục lục...................................................................................................................... iii

Danh mục các từ viết tắt............................................................................................ vi

Danh mục các bảng .................................................................................................. vii

Danh mục các hình.................................................................................................. viii

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................4

1.1. Nhận thức chung về đồng quản lý ........................................................ 4

1.1.1. Khái niệm về đồng quản lý:............................................................... 4

1.1.2. Đồng quản lý là một quá trình........................................................... 7

1.1.3. Sự tham gia của các bên liên quan. ................................................... 9

1.2. Khái niệm về cộng đồng. .................................................................... 10

1.3. Khái niệm vùng đệm, quản lý vùng đệm ............................................ 11

1.4. Đồng quản lý rừng trên thế giới.......................................................... 13

1.5. Đồng quản lý rừng ở Việt Nam........................................................... 17

1.6. Thảo luận về đồng quản lý rừng. ........................................................ 21

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU.........................................................................................................24

2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 24

2.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................... 24

2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................. 24

2.2. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 24

2.3. Giới hạn nghiên cứu............................................................................ 24

2.4. Nội dung nghiên cứu........................................................................... 25

iv

2.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 25

2.5.1. Cách tiếp cận và phương hướng giải quyết vấn đề. ........................ 25

2.5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................... 26

2.5.3. Phân tích số liệu và viết báo cáo ..................................................... 29

Chương 3 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...31

3.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................... 31

3.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 31

3.1.2. Địa hình địa thế................................................................................ 31

3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ....................................................................... 32

3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................. 34

3.1.5. Tài nguyên rừng............................................................................... 36

3.1.6. Đánh giá đặc điểm tự nhiên............................................................ 49

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...................................................................... 51

3.2.1. Hiện trạng kinh tế xã hội vùng đệm................................................. 51

3.2.3. Đánh giá đặc điểm kinh tế-xã hội.................................................... 55

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................57

4.1. Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học về đồng quản lý.............................. 57

4.1.1. Cơ sở pháp lý về đồng quản lý......................................................... 57

4.1.2. Cơ sở khoa học................................................................................. 58

4.2. Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp.64

4.2.1. Thực trạng công tác quản lý rừng Khu BTTN Sốp Cộp .................. 64

4.3. Các chính sách và thể chế liên quan đến công tác bảo tồn thiên nhiên

.................................................................................................................... 79

4.3.1. Các chính sách................................................................................. 79

4.3.2. Thể chế của địa phương liên quan đến công tác bảo tồn ................ 80

4.4. Các mâu thuẫn nảy sinh trong công tác quản lý và sử dụng tài nguyên

thiên nhiên Sốp Cộp................................................................................... 83

v

4.4.1. Mâu thuẫn giữa các bên liên quan:................................................. 84

4.4.2. Khả năng hợp tác của các bên liên quan......................................... 84

4.5. Đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý KBTTN Sốp Cộp.

.................................................................................................................... 85

4.5.1. Đề xuất các nguyên tắc đồng quản lý. ............................................. 85

4.5.2. Đề xuất một số giải pháp thực hiện đồng quản lý. .......................... 90

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................109

1. Kết luận ................................................................................................ 109

2. Tồn tại .................................................................................................. 112

3. Kiến nghị.............................................................................................. 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

BQL

BTTN

PTNT

UBND

PGS - TS

PCCCR

QLBVR

PRA

RRA

FAO

FFI

IUCN

Ban quản lý

Bảo tồn thiên nhiên

Phát triển nông thôn

Uỷ ban nhân dân

Phó giáo sư - Tiến sĩ

Phòng cháy, chữa cháy rừng

Quản lý bảo vệ rừng

Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân

Đánh giá nhanh nông thôn

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới

Tổ chức động thực vật thế giới

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Số liệu khí hậu của trạm Sông Mã. 34

3.2 Diện tích các loại thảm thực vật trong khu BTTN Sốp Cộp 36

3.3 Hiện trạng sử dụng rừng và các loại đất đai 44

3.4 Thành phần thực vật khu BTTN Sốp Cộp 45

3.5 Các họ thực vật có 10 loài trở lên trong khu BTTN Sốp Cộp 45

3.6 Đa dạng khu hệ Động vật khu BTTN Sốp Cộp 48

3.7 Nhóm động vật quý hiếm khu BTTN Sốp Cộp 48

3.8 Dân số dân tộc vùng lõi khu BTTN 54

4.1 Đa dạng sinh học một số khu BTTN ở miền Bắc 59

4.2 Nhóm động vật quý hiếm khu BTTN Sốp Cộp 62

4.3 Nguy cơ và thách thức trong quản lý Khu bảo tồn 65

4.4 Đánh giá tỷ trọng sản phẩm 68

4.5 Nguồn thu tiền mặt của các hộ gia đình/1 tháng 69

4.6 Phân tích mối quan tâm và vai trò các bên liên quan 77

4.7 Ma trận phân tích mâu thuẫn và hợp tác tại bản Co Hịnh 83

4.8 Đề xuất khai thác, sử dụng bền vững một số loại lâm sản 105

4.9 Đề xuất một số cây trồng, vật nuôi kinh tế dưới tán rừng 106

4.10 Khung giám sát đánh giá các hoạt động đồng quản lý 108

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Liên kết quản lý rừng 4

1.2 Chức năng đồng quản lý giữa chính quyền và cộng đồng 6

2.1 Các bước thực hiện nghiên cứu 26

2.2 Bản đồ rừng đặc dụng sốp cộp 37

4.1 Vai trò các bên liên quan, bản Co Hịnh 72

4.2

Các bước tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện đồng

quản lý. 93

4.3 Cơ cấu tổ chức của các bên tham gia 95

1

MỞ ĐẦU

Sự cần thiết của đề tài

Trong suốt quá trình phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta hết

sức quan tâm đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học bằng việc ban hành nhiều

văn kiện mang tính chất pháp lý liên quan đến bảo tồn Đa dạng sinh học; như

Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi

trường, Kế hoạch hành động đa dạng sinh học… và tham gia các Công ước

Quốc tế.

Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 khi rừng bị thu hẹp, đa dạng

sinh học bị đẩy lùi tới cả các khu rừng đặc dụng ở vùng sâu vùng xa, nơi đồng

bào dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi một khu rừng đặc dụng có những đặc

điểm đặc trưng riêng biệt, nhưng thường có đặc điểm chung là địa hình đi lại

khó khăn, kinh tế xã hội chưa phát triển, dân cư thưa thớt. Đặc điểm này đã

gây ra không ít khó khăn và trở ngại cho công tác quản lý các khu rừng đặc

dụng trong những năm qua, lực lượng quản lý về lâm nghiệp mỏng, trình độ

hiểu biết về đa dạng sinh học cũng như tổ chức quản lý các khu rừng đặc

dụng còn hạn chế. Tuy đã được Chính phủ và chính quyền các cấp quan tâm

nhưng kinh phí đầu tư cho các hoạt động bảo tồn thiên nhiên vẫn rất hạn hẹp.

Những đặc điểm này là nguyên nhân dẫn đến rừng và đa dạng sinh học của

các khu rừng đặc dụng tiếp tục bị tác động và suy giảm.

Trải qua hơn bốn thập kỷ hình thành và phát triển, đến nay hệ thống

khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm

30 Vườn Quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20

khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học và 03 khu bảo tồn biển chứa đựng các

hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ

sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển đã và đang được xây dựng trên

2

khắp các vùng, miền trong cả nước. Đây là những tài sản thiên nhiên quý báu

không chỉ có giá trị trước mắt cho thế hệ hôm nay mà còn là di sản của nhân

loại mai sau.

Khác với rừng sản xuất và rừng phòng hộ, việc thành lập, xây dựng kế

hoạch và tổ chức quản lý rừng đặc dụng thường được tiếp cận một chiều từ

trên xuống, chưa quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức đến vai trò và vị trí

của các bên liên quan, sự phối hợp giữa các bên liên quan trong công tác quản

lý bảo vệ rừng chưa nhịp nhàng, thiếu chặt chẽ dẫn đến có lúc, có nơi khó

khăn, lúng túng trong chỉ đạo, triển khai quản lý bảo vệ rừng đặc dụng, trong

khi đó tiềm năng quản lý bảo vệ rừng trong xã hội chưa được khai thác, chưa

khuyến khích thu hút được các lực lượng tham gia một cách tích cực trong

công tác quản lý bảo vệ rừng. Mặt khác, bảo tồn thiên nhiên thường mâu

thuẫn với những lợi ích kinh tế trước mắt của cộng đồng dân cư, dẫn đến tại

một số khu rừng đặc dụng tình trạng chặt phá rừng, khai thác, săn bắt động

vật trái phép vẫn xẩy ra, đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của các

khu rừng đặc dụng.

Để khắc phục tình trạng trên, các ngành, các cấp, các Ban quản lý khu

bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đã và đang thay đổi cách tiếp cận trong quản lý

tài nguyên rừng, trao đổi kinh nghiệm, hài hoà với những thông lệ, tiêu chí

quản lý bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Vấn đề quản lý rừng bền vững đang được

rất nhiều người quan tâm và quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng đang

là một hướng đi có hiệu quả.

BQL rừng đặc dụng Sốp Cộp được thành lập theo Quyết định số:

3440/QĐ-UBND ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La. Về việc thành lập

BQL Khu BTTN Sốp Cộp (Nay là BQL rừng đặc dụng Sốp Cộp) thuộc Chi

cục Kiểm lâm Sơn La.

3

BQL rừng đặc dụng Sốp Cộp gần như bao trọn khối núi cao giữa 02

huyện Sông Mã và Sốp Cộp. Lấy Trung tâm là hai xã Sốp Cộp, Huổi Một,

Khu bảo tồn mở rộng ra một phần đất đai của 4 xã khác là Púng Bánh, Dồm

Cang thuộc huyện Sốp Cộp và Mường Cai, Nậm Mằn thuộc huyện Sông Mã

tỉnh Sơn La. Cách thành phố Sơn La 130 km.

Việc thành lập BQL đã làm thay đổi phần lớn cuộc sống của người dân

sống trong khu vực cùng đệm. Thực tế cho thấy rằng các cộng đồng chủ yếu

tìm nguồn sinh kế từ rừng của BQL như khai thác lâm sản, sử dụng đất rừng

trồng cây nông nghiệp, bãi chăn thả gia súc…tạo nên nhiều tiêu cực cho quản

lý bảo vệ rừng nhưng vẫn không nâng cao được đời sống của cộng đồng.

Những hoạt động này chỉ được xem là cách sinh kế tạm thời, không bền vững.

Do đó, các câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để nâng cao nội lực của cộng

đồng, phát huy những tiềm năng sẵn có và lôi cuốn cộng đồng tham gia vào

các hoạt động đồng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng vì mục tiêu phát triển bền

vững của địa phương. Đây là bài toán khó không chỉ đối với những nhà quản

lý, các nhà khoa học mà của cả người dân sở tại.

Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, cùng với những kiến thức đã học hỏi

được từ thầy, cô giáo và để phần nào trả lời được câu hỏi trên chúng tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng của các bên liên quan làm

cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý tại BQL rừng

đặc dụng Sốp Cộp – Xã Sốp Cộp - Huyện Sốp Cộp - Tỉnh Sơn La”

4

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Nhận thức chung về đồng quản lý

1.1.1. Khái niệm về đồng quản lý:

Phối hợp quản lý hay đồng quản lý có thể được định nghĩa như

một sự sắp xếp phối hợp, trong đó cộng đồng của những người sử dụng

nguồn lợi địa phương (người dân), chính quyền và các bên tham gia

khác.và các cơ quan đại diện bên ngoài (các tổ chức phi chính phủ

(NGOs), viện nghiên cứu và trường đại học) đều chia sẽ quyền hạn và

trách nhiệm đối với việc quản lý nghề rừng. Thông qua việc tư vấn và

thương thuyết, các bên tham gia tiến hành một thoả thuận chính thức về

vai trò, trách nhiệm và quyền hạn tương ứng trong việc quản lý, được

xem là “năng lực đàm phán”. Đồng quản lý còn được gọi là quản lý

phối hợp, liên kết, tham gia hoặc đa bên.

Sơ đồ 1.1: Liên kết quản lý rừng

Tổ chức bên ngoài:

 Tổ chức Phi chính

phủ

 Các trường đại học

Các bên tham gia vùng

đệm:

 Du lịch

 Công nghiệp

 Khách sạn

 Dịch vụ

 Khác

Chính quyền:

 Quốc gia

 Khu vực

 Tỉnh/bang

 Huyện/thị , xã

Các bên tham gia nghề

rừng:

 Chủ rừng

 Người trung gian

 Người cho vay tiền

 Người dân tiêu khiển

 Khác

QUẢN LÝ

RỪNG

Người dân tham gia

quản lý rừng

5

Đồng quản lý bao trùm các vấn đề phối hợp và mức độ chia sẻ và

hoà hợp của các hệ thống quản lý chính quyền trung ương và địa

phương (không chính thức, truyền thống, phong tục tập quán). Đồng

quản lý rừng có thể được phân thành 5 chức năng rõ ràng theo vai trò

của chính quyền và người dân:

1)Truyền đạt kiến thức: Chỉ có sự trao đổi thông tin tối thiểu

giữa chính quyền và người dân. Chế độ đồng quản lý này chỉ khác với

quản lý tập trung về mặt ý nghĩa là cơ chế tồn tại để đối thoại với người

sử dụng, nhưng chính quá trính đó có xu hướng là chính quyền thông

báo cho người dân về các quyết định mà họ đã lập kế hoạch ban hành.

2) Tư vấn: Cơ chế hiện có để chính quyền tham khảo ý kiến của

người dân nhưng tất cả các quyết định lại do chính quyền đưa ra.

3) Phối hợp: Loại đồng quản lý này là cái mà chính quyền và

người dân hợp tác cùng nhau trên cơ sở là các bên tham gia bình đẳng

để đưa ra quyết định.

4) Cố vấn: Ngư dân làm cố vấn cho chính quyền trong việc đưa ra

các quyết định và chính quyền tán thành những quyết định này.

5) Thông tin: Chính quyền là bên được uỷ nhiệm để đưa ra quyết

định đối với các nhóm người dân những người có trách nhiệm thông

báo cho chính quyền những quyết định này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!