Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây cà phê ở lưu vực thủy điện Nậm Mức trên cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin địa lí
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
775.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1901

Đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây cà phê ở lưu vực thủy điện Nậm Mức trên cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin địa lí

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phạm Anh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 201 - 204

201

ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI

ĐỐI VỚI CÂY CÀ PHÊ Ở LƢU VỰC THỦY ĐIỆN NẬM MỨC

TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÍ

Phạm Anh Tuân1

, Trần Viết Khanh2*

1

Trường Đại học Tây Bắc,

2Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Lƣu vực thủy điện Nậm Mức thuộc tỉnh Điện Biên, gồm 5 huyện, 25 xã và thị trấn với tổng diện

tích tự nhiên là 186.353 ha. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân vùng chức năng của các địa

tổng thể lƣu vực thủy điện Nậm Mức và đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây cà phê ở địa tổng

thể có chức năng kinh tế sinh thái với tổng diện tích đánh giá là 115.151,11 ha. Trên cơ sở lựa

chọn các tiêu chí và chỉ tiêu sinh thái của cây cà phê, chúng tôi đã xây dựng đƣợc các bản đồ thành

phần và ứng dụng Hệ thống thông tin địa lí để đánh giá nghi sinh thái đối với cây cà phê ở vùng có

chức năng kinh tế sinh thái trên lƣu vực thủy điện Nậm Mức.

Từ khóa: Nậm Mức, thích nghi sinh thái, GIS

GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU*

Là một trong những dự án trọng điểm của

Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế

- xã hội vùng Tây Bắc, góp phần bảo đảm

nguồn năng lƣợng cho sản xuất và nâng cao

chất lƣợng cuộc sống của đồng bào dân tộc

miền núi. Thủy điện Nậm Mức là công trình

thủy điện có qui mô lớn nhất tỉnh Điện Biên

với tổng công suất thiết kế là 44 MW do Công

ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển điện miền Bắc I

làm chủ đầu tƣ, đảm bảo cung cấp 176,33 triệu

KW/h cho mạng lƣới điện quốc gia.

Nhà máy thủy điện Nậm Mức xây dựng trên

sông Nậm Mức (phụ lƣu cấp 1 của sông Đà),

đoạn chảy qua địa bàn hai xã Mƣờng Mùn

(huyện Tuần Giáo) và Pa Ham (huyện Mƣờng

Chà) tỉnh Điện Biên. Lƣu vực của thủy điện

Nậm Mức nằm hoàn toàn trong địa phận tỉnh

Điện Biên, gồm có 5 huyện, 25 xã và thị trấn

(huyện Điện Biên, huyện Mƣờng Chà, huyện

Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo và thị xã Mƣờng

Lay) với tổng diện tích tự nhiên là 186.353

ha. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân

vùng chức năng của các địa tổng thể lƣu vực

thủy điện Nậm Mức bao gồm: vùng có chức

năng phòng hộ và bảo vệ môi trƣờng; vùng có

chức năng kinh tế sinh thái; vùng có chức

năng khác và sử dụng Hệ thống thông tin địa

lí để đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây

cà phê ở địa tổng thể có chức năng kinh tế

*

Tel: 0912 187118

sinh thái với tổng diện tích đánh giá là

115.151,11 ha.

VẬT LIỆU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu nghiên cứu

Đặc điểm sinh thái cây cà phê

Cây cà phê yêu cầu điều kiện sinh thái nhất

định: nhiệt độ thích hợp từ 20 - 25oC, lƣợng

mƣa thích hợp từ 1.750 - 2.000mm. Cây cà

phê chè có khả năng chịu đƣợc biên độ nhiệt

độ lớn. Tuy nhiên, ở nhiệt độ 0oC trở xuống,

lá bị rụng, chồi bị chết, cành bị khô, nhiệt độ

trên 30oC kéo dài cũng dẫn tới hiện tƣợng lá

héo rồi cháy khô và rụng. Cà phê vối và cà

phê mít thích hợp ở các vùng khí hậu nhiệt

đới nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp là 24 - 26oC,

lƣợng mƣa thích hợp trên 2.000mm/năm [2].

Kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu cho

thấy: Cây cà phê có thể phát triển trở lại nếu

có 1 ngày xuất hiện sƣơng muối trong năm, 2

ngày cây sẽ bị táp lá, chồi và hoa quả non,

làm năng suất giảm rõ rệt, lớn hơn 2 ngày,

gây mất mùa với giai đoạn thu hoạch và có

thể gây chết ở giai đoạn đang tăng trƣởng nếu

không đƣợc che chắn.

Cây cà phê có thể phát triển tốt trên nhiều loại

đất khác nhau nhƣ: Đất nâu đỏ, nâu vàng trên

bazan, đất đỏ vàng trên phiến sét hoặc đất

xám trên Granite… Trong đó, với đất nâu đỏ

trên bazan, cà phê thƣờng sinh trƣởng, phát

triển tốt và cho năng suất cao [2].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!