Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá mức độ tác động từ hoạt động của khu công nghiệp hòa khánh đến nguồn nước ngầm của khu vực vành đai khu công nghiệp.
PREMIUM
Số trang
59
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1635

Đánh giá mức độ tác động từ hoạt động của khu công nghiệp hòa khánh đến nguồn nước ngầm của khu vực vành đai khu công nghiệp.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

----------

LÊ THỊ THANH LOAN

Đánh giá mức độ tác động từ hoạt động

của KCN Hòa Khánh đến nguồn nước

ngầm của khu vực vành đai KCN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN KHOA HỌC

Đà Nẵng – 2013

2

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, đất nước Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đã

và đang từng bước phát triển vượt bậc về mọi phương diện, đặc biệt là về phát triển

công nghiệp. Thành phố Đà Nẵng có 6 KCN, trong đó KCN Hòa Khánh phát triển

mạnh và tập trung nhiều loại hình sản xuất công nghiệp hơn cả. Hằng năm, KCN

Hòa Khánh đem lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế cũng như xã hội cho thành phố.

Nhưng bên cạnh đó KCN cũng có tác động xấu đến môi trường trong khu vực cũng

như các khu lân cận. Việc xả nước thải không đúng quy định của một số nhà máy

trong KCN hay trạm xử lý nước thải tập trung làm việc không đúng công suất có

thể gây ra ô nhiễm đến các khu vực dân cư sinh sống lân cận, đặc biệt là đối với

chất lượng nguồn nước ngầm ở khu vực đó.

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người. Nước chiếm

một phần lớn trong cơ thể con người, là thành phần không thể thiếu trong tế bào của

các sinh vật. Hầu hết các hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể

sinh vật đều có sự tham gia của nước. Nước còn là nguyên liệu cho quá trình quang

hợp của cây xanh. Quan trọng hơn, nước chính là một yếu tố cần thiết cho mọi hoạt

động kinh tế - xã hội của con người. Bởi vậy, nước là nguồn tài nguyên không thể

thiếu, đặc biệt là nước sạch. Nhưng ngày nay, do hoạt động công nghiệp ngày càng

phát triển, lợi ích được đưa lên hàng đầu càng làm cho chất lượng nước nói chung

và chất lượng nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm nước ngầm sẽ ảnh

hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như đời sống của con người và sinh vật sử dụng

nguồn nước đó. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Đánh giá mức độ tác động từ hoạt động

của KCN Hòa Khánh đến nguồn nước ngầm của khu vực vành đai KCN”.

2. Nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu các hoạt động sản xuất trong KCN Hòa Khánh.

3

Xác định các địa điểm nguồn nước ngầm có tiềm năng bị tác động, xây dựng

mạng lưới quan trắc mẫu nước ngầm phù hợp có kết hợp điều tra cộng đồng.

Tiến hành lấy mẫu, phân tích một số chỉ tiêu hóa học cơ bản để từ đó đánh

giá hiện trạng chất lượng nước ngầm của khu vực.

Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường để hạn chế tác động từ hoạt động

của KCN đến nguồn nước ngầm khu vực vành đai.

3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đánh giá mức độ tác động từ hoạt động của KCN Hòa Khánh đến nguồn

nước ngầm khu vực vành đai KCN kết hợp tham khảo ý kiến người dân về chất

lượng sống ở khu vực này.

4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ SỰ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC NGẦM BỞI

HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP [1, 2, 17, 18]

1.1.1. Tài nguyên nước [1, 2, 18]

Nước là một trong những thành phần cơ bản của hệ sinh thái, là yếu tố không

thể thiếu đối với tất cả các sinh vật trên Trái Đất. Đối với vi sinh vật, nước là nhân

tố không thể thiếu trong hầu hết các hoạt động sống. Đối với thực vật, nước là

nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây xanh, là phương tiện để vận chuyển và

trao đổi chất khoáng để cây phát triển. Đối với các loài động vật, nước là phương

tiện vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Quan trọng không kém,

đối với con người thì nước là một yếu tố không thể thiếu trong các hoạt động kinh

tế - xã hội trong cuộc sống. Con người mỗi ngày cần 1,83 lít nước để ăn uống.

Trong cơ thể con người có khoảng từ 65 – 68% nước; nếu mất nước 12% thì hôn

mê, có thể gây chết. Nước rất cần cho sản xuất: trong nông nghiệp, muốn sản xuất

1kg lúa cần 750 lít nước; sản xuất 1kg thịt cần 7,5 lít nước. Trong công nghiệp, mỗi

ngành, mỗi khu chế xuất, mỗi công nghệ yêu cầu lượng nước khác nhau. Người ta

ước tính để có 1 tấn nhôm cần 1400 m3 nước; 1 tấn dầu, 1 tấn thép cần 600 m3

nước; 1 tấn nhựa cần 500 m3 nước…

Nước là một tài nguyên vô cùng phong phú nhưng nước chỉ hữu dụng với con

người khi nó ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng dạng và đạt chất lượng theo yêu cầu. Hơn

99% trữ lượng nước trên thế giới nằm ở dạng không hữu dụng đối với đa số các

mục đích của con người do độ mặn (nước biển), địa điểm và dạng tồn tại.

Tài nguyên nước bao gồm các nguồn: nước trên mặt đất (nước mặt), nước

dưới đất (nước ngầm), nước trong khí quyển (hơi nước). Trong đó bao gồm các

loại: nước mặn, nước ngọt và hơi nước.

1.1.2. Tài nguyên nước ngầm [17, 18]

Nước ngầm là nguồn nước dưới đất tồn tại trong các khoảng trống dưới đất,

trong các khe nứt, các mao quản, thấm trong các lớp đất đá, có thể tập trung thành

5

bể, thành bồn, thành dòng chảy trong trong lòng đất.

Nước dưới đất chứa các hợp chất hòa tan từ các lớp đất đá mà nó chảy qua.

Một phần nước dưới đất do mưa thấm trực tiếp xuống trong và sau cơn mưa. Nước

mưa khi rơi xuống đất thường mang theo các tạp chất hữu cơ và vô cơ, các vi

khuẩn… Trong quá trình thấm xuống, chất lượng nước ngầm được cải thiện đáng

kể, các hạt lơ lửng được loại bỏ do tác dụng lọc của các lớp đất, các hợp chất hữu

cơ bị phân giải sinh học, các vi khuẩn gây bệnh bị triệt tiêu dần. Vì vậy nước ngầm

được coi là nước sạch và được dùng để cấp nước sinh hoạt, xây dựng …

Nguồn nước dưới đất có hàm lượng khoáng cao và tăng dần theo chiều sâu.

Đây là nguồn nước nghèo chất dinh dưỡng, chất hữu cơ với hàm lượng giảm dần

theo chiều sâu và sự xâm nhập của vi khuẩn là rất ít.

1.1.3. Ô nhiễm nguồn nước ngầm do hoạt động công nghiệp [1, 2, 18]

Sự ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nguồn nước

gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự

thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô

nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người.

Ô nhiễm nguồn nước ngầm có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo. Nguồn gốc tự

nhiên bao gồm các yếu tố như mưa, bão, lũ lụt… làm cho hàm lượng các chất vô

cơ và hữu cơ trong đất tăng mạnh. Các yếu tố tự nhiên xảy ra trên quy mô lớn

nhưng không thường xuyên nên không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm

nguồn nước ngầm.

Nguồn gốc nhân tạo bao gồm các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con

người: nước thải từ khu dân cư ngấm vào đất, nước thải từ các KCN, chôn lấp chất

thải rắn và chất thải nguy hại còn tồn đọng nước thải không đúng yêu cầu gây ảnh

hưởng đến nguồn nước ngầm gần đó… Trong đó thì nguồn gốc từ nước thải KCN

gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến chất lượng nước ngầm khu vực đó.

Nước thải công nghiệp là nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Khác với nước thải đô thị, nước thải công nghiệp

không có thành phần cơ bản giống nhau. Thành phần nước thải sản xuất của các cơ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!