Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Người Dân Trong Việc Thụ Hưởng Các Chính Sách Trợ Giúp Xã Hội Vùng Ven Biển Huyện Nga Sơn Tỉnh Thanh Hóa
PREMIUM
Số trang
133
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
911

Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Người Dân Trong Việc Thụ Hưởng Các Chính Sách Trợ Giúp Xã Hội Vùng Ven Biển Huyện Nga Sơn Tỉnh Thanh Hóa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM HÙNG MẠNH

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN TRONG

VIỆC THỤ HƯỞNG CÁC CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI

VÙNG VEN BIỂN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ: 60 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. TRẦN HỮU DÀO

Hà Nội, 2016

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2016

Người cam đoan

Phạm Hùng Mạnh

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy, cô giáo Trường

Đại Lâm nghiêp trong suốt quá trình đào tạo thạc sĩ đã cung cấp kiến thức và

các phương pháp để tôi có thể áp dụng nghiên cứu và giải quyết các vấn đề

trong luận văn của mình đạt kết quả tốt. Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn

PGS.TS Trần Hữu Dào, người đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện

luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã Hội,

Thường trực Hội Chữ thập đỏ, Thường trực Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ

mồ côi tỉnh Thanh Hóa. Xin cảm ơn Thường trực Huyện ủy, lãnh đạo UBND

huyện Nga Sơn; Phòng Lao động-TBXH, Hội Chữ thập đỏ huyện Nga Sơn;

lãnh đạo UBND và Hội Chữ thập đỏ các xã: Nga Thủy, Nga Tân, Nga Tiến,

Nga Thái, Nga Phú và Nga Điền huyện Nga Sơn, cùng các hộ dân của 6 xã đã

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin, số liệu, hỗ trợ quá trình khảo

sát, phỏng vấn các đối tượng đang thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội và đã có

những ý kiến rất quý báu đóng góp giúp tôi thực hiện luận văn này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Hùng Mạnh

iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................... ii

MỤC LỤC ...................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... vii

MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3

4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 4

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỨC ĐỘ HÀI

LÒNG VÀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN ..5

1.1. Chính sách trợ giúp xã hội đối với người dân ..................................... 5

1.1.1. Khái niệm trợ giúp xã hội và phân loại trợ giúp xã hội............... 5

1.1.2. Phân loại trợ giúp xã hội ............................................................ 8

1.1.3. Vai trò của chính sách TGXH trên địa bàn huyện..................... 10

1.2. Mức độ hài lòng của người dân trong việc thụ hưởng chính sách bảo

trợ xã hội................................................................................................. 11

1.2.1. Khái niệm mức độ hài lòng ...................................................... 11

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng .................................... 14

1.2.3. Sự hài lòng về mức độ tham gia của xã hội vào hoạt động trợ

giúp .......................................................................................... 15

1.2.4. Sự hài lòng về năng lực đội ngũ cán bộ quản lý........................ 27

1.2.5. Sự hài lòng về nhận thức xã hội về chính sách trợ giúp xã hội . 30

1.2.6. Các tiêu chí đánh giá về chính sách trợ giúp xã hội .................. 31

iv

1.3. Kinh nghiệm về đánh giá mức độ hài lòng và chính sách trợ giúp xã hội

ở một số địa phương trong tỉnh và bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nga

Sơn.......................................................................................................... 35

1.3.1. Kinh nghiệm một số huyện ven biển......................................... 35

1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Nga Sơn ............................................ 37

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HUYỆN NGA SƠN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 38

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Nga Sơn ............................................... 38

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Nga Sơn..................................... 38

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Nga Sơn............................ 39

2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện

có ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội

cho người dân trên địa bàn và người ven biển ......................... 44

2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 46

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.......................................... 46

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................... 46

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp và sơ cấp............................ 51

2.2.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng thụ hưởng về chính sách

trợ giúp xã hội.......................................................................... 51

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 56

3.1. Thực trạng tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội trên địa

bàn huyện Nga Sơn ................................................................................. 56

3.1.1. Tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên

trên địa bàn huyện Nga Sơn ..................................................... 56

3.1.2. Tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội đột xuất trên

địa bàn huyện Nga Sơn............................................................. 60

3.2. Đánh giá sự hài lòng của người dân trong thụ hưởng chính sách trợ

giúp xã hội vùng ven biển huyện Nga Sơn qua điều tra, khảo sát ............ 62

v

3.2.1. Tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cho

các đối tượng người khuyết tật, trẻ mồ côi và người già cô đơn tại

các xã vùng ven biển huyện Nga Sơn ........................................ 62

3.2.2. Tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đột xuất tại các xã

vùng ven biển huyện Nga Sơn.................................................. 67

3.2.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện chế độ trợ giúp xã hội .. 69

3.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường, thể chế luật pháp và cơ chế

chính sách đến việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.......... 70

3.2.5. Đánh giá về công tác tổ chức, quản lý nhà nước, năng lực đội

ngũ cán bộ và sự phối hợp thực hiện chính sách trợ giúp xã hội 72

3.2.6. Đánh giá về nhận thức xã hội và sự tham gia của xã hội vào thực

hiện chính sách trợ giúp xã hội................................................. 74

3.2.7. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực

hiện chính sách trợ giúp xã hội vùng ven biển huyện Nga Sơn. 75

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách trợ giúp xã

hội cho người dân trong thụ hưởng chính sách xã hội vùng ven biển huyện

Nga Sơn giai đoạn tới.............................................................................. 87

3.3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng thực hiện chính sách trợ giúp

xã hội của huyện Nga Sơn thời gian tới.................................... 87

3.3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách trợ giúp

xã hội ....................................................................................... 91

KẾT LUẬN............................................................................................... 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

ASXH An sinh xã hội

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BTTHPT Bổ túc trung học phổ thông

BTXH Bảo trợ xã hội

CSXH Chính sách xã hội

CTXH Cứu trợ xã hội

DS-KHH Dân số kế hoạch hóa

GDP Tổng sản phẩm quốc dân

HTX Hợp tác xã

HTX DV Hợp tác xã dịch vụ

KH Kế hoạch

LĐ-TB&XH Lao động, thương binh và xã hội

NCT Người cao tuổi

NKT Người khuyết tật

NTM Nông thôn mới

NTT Người tàn tật

SXKD Sản xuất kinh doanh

TEMC Trẻ em mồ côi

TGXH Trợ giúp xã hội

TGXHĐX Trợ giúp xã hội đột xuất

TGXHTX Trợ giúp xã hội thường xuyên

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

UBND Ủy ban nhân dân

ƯĐXH Ưu đãi xã hội

VHVN, TDTT Văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao

XDCB Xây dựng cơ bản

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Tổng hợp chọn mẫu nghiên cứu.......................................................... 47

Bảng 3.1. Số lượng đối tượng và kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội

thường xuyên..................................................................................... 56

Bảng 3.2. Mức độ bao phủ thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên................. 57

Bảng 3.3. Tình hình mức trợ cấp xã hội thường xuyên..................................... 58

Bảng 3.4. Tình hình thực hiện chế độ trợ giúp xã hội đột xuất......................... 61

Bảng 3.5. Mức độ bao phủ trợ giúp xã hội thường xuyên toàn huyện và 6

xã ven biển......................................................................................... 63

Bảng 3.6. Tình hình nhận được các hình thức hỗ trợ đột xuất của các hộ ........ 68

Bảng 3.7. Đánh giá chung về tình hình thực hiện chế độ trợ giúp xã hội ......... 93

Bảng 3.8. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường, thể chế, luật pháp và cơ

chế chính sách đến việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội .......... 93

Bảng 3.9. Đánh giá về công tác tổ chức, quản lý nhà nước, năng lực đội

ngũ cán bộ và sự phối hợp thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ....... 93

Bảng 3.10. Đánh giá nhận thức xã hội và sự tham gia của xã hội trong

thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ................................................. 93

Bảng 3.11. Dự báo đối tượng trợ giúp xã hội của huyện Nga Sơn đến năm

2020................................................................................................... 93

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nước nghèo, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và trải qua thời

gian chiến tranh dài đã dẫn đến có một bộ phận không nhỏ dân cư cần trợ

giúp xã hội để được hỗ trợ về đời sống, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch...

Trợ giúp xã hội là các hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ những trường hợp khó

khăn không có khả năng lao động hoặc những đối tượng rơi vào hoàn cảnh

không có khả năng đảm bảo cuộc sống tối thiểu. Các chính sách trợ giúp xã

hội mang ý nghĩa nhân đạo và nhân văn sâu sắc, đồng thời thể hiện trách

nhiệm của Nhà nước đối với người dân; thực hiện tốt các chính sách trợ giúp

xã hội sẽ giúp cho gia tăng công bằng xã hội.

Chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội ở Việt Nam

được hình thành từ cách mạng tháng 8 năm 1945, với mục đích là cứu đói cho

những người chịu hậu quả chiến tranh, hậu quả thiên tai, trẻ mồ côi, người tàn

tật. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chính sách trợ giúp xã hội

đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu của xã hội, đến nay chính sách

trợ giúp xã hội là một trong những chính sách quan trọng của hệ thống chính

sách an sinh xã hội.

Nga Sơn là một huyện nghèo ven biển của tỉnh Thanh Hóa, thuộc một

trong 61 huyện của cả nước trong diện được thụ hưởng chính sách về Chương

trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30/A/2008/NQ￾CP của Chính phủ. Toàn huyện có 27 xã, thị trấn; trong đó vùng ven biển gồm 6

xã: Nga Thủy, Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thái, Nga Phú và Nga Điền đây là xã

thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, bão và triều cường và có tỷ lệ đối

tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội cao so với bình quân chung của huyện.

Tính đến tháng 12 năm 2015, toàn huyện có 10.828 đối tượng bảo trợ xã hội,

trong đó 6 xã vùng biển có 3.499 đối tượng, chiếm 32,3% số đối tượng toàn

2

huyện. Trong những năm qua việc triển khai và thực hiện các chính sách trợ

giúp xã hội trên địa bàn, nhất là vùng ven biển đã được huyện thực hiện

nghiêm túc, góp phần đảm bảo cuộc sống của các đối tượng thụ hưởng

Tuy vậy, quá trình thực hiện chính sách và cơ chế trợ giúp xã hội hiện

nay trên địa bàn huyện Nga Sơn vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức,

thiếu tính đồng bộ và đổi mới chậm; chế độ trợ giúp chưa phù hợp với quá

trình tăng trưởng kinh tế, mức sống trung bình của dân cư, mức tiền lương tối

thiểu và các chế độ của các chính sách xã hội khác; mức trợ giúp của các đối

tượng thuộc các xã ven biển đa số chỉ đáp ứng ở mức 36% đến 54% mức sống

tối thiểu của người dân trong vùng. Bên cạnh đó, tỷ lệ đối tượng được trợ

giúp so với số đối tượng cần trợ giúp hoặc thuộc diện được trợ giúp còn chỉ

đạt ở mức từ 70%-80%; việc nhận được sự trợ giúp đột xuất còn chưa kịp

thời; số đối tượng lẽ ra được hưởng trợ giúp xã hội lại không được hưởng còn

chiếm tỷ lệ từ 5%-7%. Xét một cách nghiêm túc, thì người dân và chính

quyền địa phương vẫn chưa thực sự hài lòng với kết quả triển khai thực hiện

các chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn. Sự hạn chế này có nhiều nguyên

nhân khách quan và chủ quan, trong đó có yếu tố chủ quan từ nghiên cứu xây

dựng chính sách và thực thi chính sách. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, để góp phần hạn chế tốc độ gia tăng

khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nhóm giàu và nhóm

nghèo, đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách trong thời gian

tới theo hướng có sự điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo tính đồng bộ, ổn

định, khoa học, hội nhập và hài hòa với các chính sách xã hội khác.

Chính vì thế, tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá mức độ hài lòng của người dân

trong việc thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội vùng ven biển huyện Nga

Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp

nhằm góp phần đánh giá thêm về cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai hiện nay.

3

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chính sách trợ giúp

xã hội và mức độ hài lòng của người dân trong việc thụ hưởng các chính sách

trợ giúp xã hội, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng

thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người dân vùng ven biển của huyện

Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về mức độ hài lòng và chính sách

trợ giúp xã hội cho người dân.

- Đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối

với người dân vùng ven biển huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Đánh giá mức độ hài lòng của người dân trong việc thụ hưởng các

chính sách trợ giúp xã hội vùng ven biển huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội

cho người dân vùng ven biển huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho những năm tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Mức độ hài lòng của người dân trong việc thụ hưởng các chính sách

trợ giúp xã hội cho người dân vùng ven biển huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu mức độ hài lòng của người dân

trong việc thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội vùng ven biển huyện Nga

Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

-. Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Nga Sơn, tỉnh

Thanh Hóa gồm 6 xã thuộc vùng ven biển huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Phạm vi thời gian:

4

+ Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ năm 2013

đến 2015;

+ Thông tin sơ cấp được thực hiện thông qua điều tra khảo sát năm 2016;

4. Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về mức độ hài lòng và chính sách trợ giúp

xã hội cho người dân.

- Thực trạng tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với

người dân vùng ven biển huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Đánh giá mức độ hài lòng của người dân trong việc thụ hưởng các

chính sách trợ giúp xã hội vùng ven biển huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách trợ giúp

xã hội cho người dân vùng ven biển huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong

những năm tới

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1. Ý nghĩa lý luận

Việc nghiên cứu luận văn giúp hình thành khung lý thuyết đầy đủ về

vấn đề trợ giúp xã hội cho các huyện nghèo của Việt Nam, đặc biệt là những

huyện nghèo ven biển.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Trên thực tế, việc nghiên cứu đề tài “ Đánh giá mức độ hài lòng của

người dân trong việc thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội vùng ven biển

huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa” giúp rút ra những nguyên nhân chủ yếu của

những tồn tại trong việc trợ giúp xã hội đối với người dân vùng ven biển của

huyện Nga Sơn và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện

chính sách trợ giúp xã hội cho các huyện ven biển nghèo trên địa bàn tỉnh

Thanh Hóa trong thời gian tới.

5

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỨC ĐỘ HÀI

LÒNG VÀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN.

1.1. CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN

1.1.1. Khái niệm trợ giúp xã hội và phân loại trợ giúp xã hội

1.1.1.1. Khái niệm trợ giúp xã hội

Trợ giúp xã hội được hiểu theo các quan điểm tiếp cận, tính chất, chức

năng, hình thức và mô hình khác nhau. Phần lớn các tài liệu nghiên cứu đã

giải thích thuật ngữ gần với Trợ giúp xã hội như: bảo trợ xã hội, công tác xã

hội, phúc lợi xã hội, cứu trợ xã hội, an sinh xã hội,... nhưng chưa lý giải một

cách toàn diện về khái niệm trợ giúp xã hội

Nguyễn Hải Hữu (2008) cho rằng “Trợ giúp xã hội” được hiểu là giúp

đỡ, trợ giúp một khoản tiền nhất định hoặc trợ giúp một vấn đề cụ thể nào đó

cho các đối tượng xã hội [5, 20].

Nguyễn Văn Định (2008) cho rằng “Trợ giúp xã hội” là sự giúp đỡ

thêm của cộng đồng xã hội bằng tiền hoặc bằng các phương tiện thích hợp để

người được trợ giúp có thể phát huy được khả năng tự lo liệu cho cuộc sống

bản thân và gia đình, sớm hòa nhập với cộng đồng [119, 16].

Nguyễn Ngọc Toản (2010) tổng hợp “Trợ giúp xã hội” là các biện

pháp, giải pháp bảo đảm của Nhà nước và xã hội đối với các đối tượng bảo

trợ xã hội nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu

dài trong cuộc sống. Việc bảo đảm này thông qua các hoạt động cung cấp tài

chính, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác cho đối tượng [13, 28].

Tại Nhật Bản trợ giúp xã hội được dùng gần với phạm trù an sinh xã

hội. Sự khác nhau cơ bản giữa an sinh xã hội và trợ giúp xã hội là trợ giúp xã

hội sử dụng phần lớn nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước. Trong hoàn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!