Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất lượng dịch vụ lưu trú của hệ thống khách sạn ở thành phố đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ọ N N
Ọ SƢ P M
K OA LỊ SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối
với chất lƣợng dịch vụ lƣu trú của hệ thống khách sạn ở
thành phố à Nẵng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Diên
Người hướng dẫn : Nguyễn Duy Phương
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
1
1
Danh mục các bảng
TT Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Lượt khách đến thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012 27
Bảng 1.2 Biệt thự và căn hộ du lịch ở Đà Nẵng (2012) 28
Bảng 1.3 Số lượng nhà hàng, quán ăn ở Đà Nẵng (2012) 29
Bảng 1.4 Doanh thu du lịch của Đà Nẵng (2006 – 2012) 30
Bảng 1.5 Số lượng lao động du lịch của thành phố Đà Nẵng (2006 – 2012) 31
Bảng 1.6 Số lượng khách sạn theo hạng sao ở thành phố Đà Nẵng năm 2012 34
Bảng 1.7 Giá phòng trung bình theo hạng sao (2012) 35
Bảng 2.1 Phân tích tần số về độ tuổi của du khách 38
Bảng 2.2 Phân tích tần số về giới tính của du khách 39
Bảng 2.3 Phân tích tần số về nghề nhiệp của du khách 39
Bảng 2.4 Phân tích tần số về mục đích chuyến đi của du khách 40
Bảng 2.5 Phân tích tần số về hạng sao khách du lịch đang sử dụng 40
Bảng 2.6 Phân tích đánh giá của khách du lịch nội địa về Sự tin cậy 43
Bảng 2.7 Phân tích đánh giá của khách du lịch nội địa về Tinh thần trách nhiệm 48
Bảng 2.8 Phân tích đánh giá của khách du lịch nội địa về Sự đảm bảo 53
Bảng 2.9 Mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa về “Đảm bảo sự yên
tĩnh cho khách nghỉ ngơi” theo nhóm tuổi
55
Bảng 2.10 Phân tích đánh giá của khách du lịch nội địa về Sự đồng cảm 56
Bảng 2.11 Phân tích đánh giá của khách du lịch nội địa về Yếu tố hữu hình 61
Bảng 2.12 Mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa về “Hệ thống truy cập
wifi/internet” giữa các nhóm mục đích chuyến đi
69
Bảng 2.13 Mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa về “Giá cả của khách sạn
hợp lý” giữa các hạng sao khách sạn khách du lịch đang sử dụng
73
Bảng 2.14 Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất
lượng dịch vụ lưu trú ở thành phố Đà Nẵng
74
Danh mục các hình, biểu đồ
TT Tên hình, biểu đồ Trang
Hình 1.1 Mô hình chất lượng dịch vụ lưu trú 14
Biểu đồ 1.1 Số lượng khách sạn ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006 – 2012 33
Biểu đồ 1.2 Số lượng khách sạn theo hạng sao ở Đà Nẵng năm 2012 34
Biểu đồ 1.3 Công suất thuê phòng trung bình theo hạng sao (2012) 36
Biểu đồ 2.1 Phân tích đánh giá của khách du lịch nội địa về Sự tin cậy 43
Biểu đồ 2.2 Phân tích đánh giá của khách du lịch nội địa về Tinh thần trách
nhiệm
49
Biểu đồ 2.3 Mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với biến “Giải
quết nhanh chóng các thủ tục tại quầy lễ tân” giữa các nhóm tuổi
50
Biểu đồ 2.4 Phân tích đánh giá của khách du lịch nội địa về Sự đảm bảo 54
Biểu đồ 2.5 Phân tích đánh giá của khách du lịch nội địa về Sự đồng cảm 56
Biểu đồ 2.6 Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với biến “Thấu hiểu
những gì khách cần” giữa các nhóm tuổi
57
Biểu đồ 2.7 Phân tích đánh giá của khách du lịch nội địa về Yếu tố hữu hình 61
Biểu đồ 2.8 Mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với biến “Sự đầy
đủ các trang thiết bị trong phòng nghỉ” giữa các nhóm nghề
nghiệp
62
Biểu đồ 2.9 Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất
lượng dịch vụ lưu trú ở thành phố Đà Nẵng
75
MỤC LỤC
MỞ ẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................2
3. ối tƣợng, mục đích, phạm vi, thời gian nghiên cứu.........................................4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................4
5. óng góp của đề tài...............................................................................................6
6. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................7
NỘI DUNG ................................................................................................................8
ƢƠN 1: Ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HO T ỘNG KINH
DOANH KHÁCH S N Ở THÀNH PHỐ N NG............................................8
1.1. ơ sở lý luận .......................................................................................................8
1.1.1. Khách du lịch ...............................................................................................8
1.1.2. Khách sạn .....................................................................................................8
1.1.2.1. Khái niệm................................................................................................8
1.1.2.2. Đặc trưng của khách sạn.......................................................................8
1.1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá khách sạn............................................................9
1.1.3. Chất lƣợng dịch vụ lƣu trú .......................................................................11
1.1.3.1. Khái niệm..............................................................................................11
1.1.3.2. Mô hình chất lượng dịch vụ lưu trú....................................................13
1.1.3.3. Đặc điểm của chất lượng dịch vụ lưu trú trong kinh doanh khách sạn.17
1.1.4. Sự hài lòng ..................................................................................................19
1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn ở thành phố à Nẵng ............21
1.2.1. Khái quát về thành phố à Nẵng.............................................................21
1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................21
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................24
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch......................................................................27
1.2.2.1. Số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng .................................................27
1.2.2.2. Các cơ sở kinh doanh du lịch của thành phố Đà Nẵng .....................27
1.2.2.3. Doanh thu .............................................................................................30
1.2.2.4. Nguồn nhân lực du lịch .......................................................................31
1.2.2.5. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch .............................32
1.2.3. Hoạt động kinh doanh khách sạn ở thành phố à Nẵng.......................33
1.2.3.1. Về số lượng và phân loại khách sạn....................................................33
1.2.3.2. Giá phòng trung bình theo hạng sao...................................................35
1.2.3.3. Công suất thuê phòng trung bình theo hạng sao ...............................36
1.2.3.4. Kênh đặt phòng....................................................................................37
ƢƠN 2: K ẢO SÁT, PHÂN TÍCH MỨ Ộ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH
DU LỊCH NỘ ỊA ỐI VỚI CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ LƢU TRÚ
CỦA HỆ THỐNG KHÁCH S N Ở THÀNH PHỐ N NG .........................38
2.1. Mô tả sơ lƣợc về nhân khẩu học của đáp viên...............................................38
2.1.1. Về độ tuổi....................................................................................................38
2.1.2. Về giới tính .................................................................................................39
2.1.3. Nghề nghiệp................................................................................................39
2.1.4. Về mục đích chuyến đi ..............................................................................40
2.1.5. Hạng sao khách sạn khách du lịch đang sử dụng...................................40
2.2. Phân tích mô tả mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất
lƣợng dịch vụ lƣu trú của hệ thống khách sạn ở thành phố à Nẵng ...............41
2.2.1. Sự tin cậy ....................................................................................................42
2.2.2. Tinh thần trách nhiệm...............................................................................48
2.2.3. Sự đảm bảo.................................................................................................53
2.2.4. Sự đồng cảm ...............................................................................................56
2.2.5. Yếu tố hữu hình..........................................................................................59
2.3. Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất
lƣợng dịch vụ lƣu trú của hệ thống khách sạn ở thành phố à Nẵng ...............78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................88
1. Kết luận................................................................................................................88
2. Kiến nghị..............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2: NGUYÊN TẮC MÃ HÓA VÀ NHẬP LIỆU
PHỤ LỤ 3: TƢ L ỆU HÌNH ẢNH
1
MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch được mệnh danh như là một ngành công nghiệp không khói. Doanh
thu từ du lịch ngày càng đóng góp quan trọng trong tổng sản phẩm xã hội. Ngoài ra,
du lịch tạo ra nhiều việc làm cho người dân; đặc biệt du lịch còn là phương tiện
quảng bá hình ảnh đất nước ra bạn bè thế giới một cách hữu hiệu và mạnh mẽ nhất.
Nhìn nhận được những lợi ích mà ngành du lịch đem lại, trong những năm qua, Việt
Nam đã có những định hướng chú trọng vào việc phát triển ngành kinh tế tiềm năng
này. Và Đà Nẵng đã trở thành một trong những thí điểm có kết quả tích cực trong
định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam.
Đà Nẵng không chỉ biết đến là một thành phố biển năng động mà còn là điểm
đến du lịch hấp dẫn cho khách du lịch trong và ngoài nước. Thiên nhiên đã ưu đãi
cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, phố cổ
Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Chính vị trí địa lý thuận lợi này là một lợi thế so sánh
về lĩnh vực du lịch so với các địa phương lân cận như: Quảng Bình, Huế, Hội An…
Không chỉ là tâm điểm của 3 di sản thế giới, thành phố Đà Nẵng còn có nhiều danh
thắng nổi tiếng khiến du khách khó có thể quên được sau khi đã đến thăm thành phố
này như: bãi biển Mỹ Khê – một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, bãi biển Non
Nước, đèo Hải Vân, khu du lịch Bà Nà – suối Mơ, làng đá Non Nước, thắng cảnh
Ngũ Hành Sơn…
Hằng năm, thành phố Đà Nẵng thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến
tham quan và sử dụng các dịch vụ du lịch. Để du khách không chỉ đến Đà Nẵng một
lần mà còn trở lại và giới thiệu cho người khác, trong những năm qua, ngành du lịch
Đà Nẵng không ngừng phát triển các loại hình du lịch cũng như các dịch vụ du lịch
với số lượng ngày càng phong phú và chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu của du
khách. Trong sự phát triển đó, dịch vụ lưu trú trong khách sạn cũng đã có những
đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của ngành du lịch. Nhiều năm liên tiếp, sự
thành công của lễ hội bắn pháo hoa quốc tế ở Đà Nẵng, lễ hội Quán Thế Âm có sự
2
đóng góp không nhỏ của dịch vụ lưu trú này. Hiện nay, hệ thống khách sạn ở thành
phố Đà Nẵng đang được đầu tư xây dựng một cách nhanh chóng, nhằm đáp ứng nhu
cầu nghỉ ngơi của khách du lịch với hệ thống các khách sạn cấp hạng sao như:
urama, Life Resort a Nang, Sandy each, Sơn Trà Resort Spa, Hoàng Anh
Gia Lai, Saigontourane, amboo Green Riverside, Golden Sea, Pacific, Phương
Đông, ạch Đằng…
Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, số lượng khách sạn và phòng khách sạn ở Đà
Nẵng đang tăng trưởng mạnh nhưng chất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng
dịch vụ lưu trú nói riêng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của khách du lịch.
Điều này đã dẫn đến thời gian lưu trú của khách du lịch không dài, doanh thu từ
hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú tăng chậm. Vì vậy, việc tìm hiểu mức độ hài
lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ lưu trú là việc làm rất cần thiết để
chúng ta biết được khách hài lòng ở điểm nào và chưa hài lòng ở điểm nào, từ đó
chúng ta mới có thể đưa ra những giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng dịch vụ
lưu trú và thỏa mãn yêu cầu của khách. Từ sự cần thiết đó, tôi chọn đề tài “Đánh
giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất lượng dịch vụ lưu trú
của hệ thống khách sạn ở thành phố Đà Nẵng” để làm khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về mức
độ hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ lưu trú như:
“Nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ
của hệ thống khách sạn – nhà hàng thành phố Cần Thơ” của Châu Thị Lệ Quyên
(2007), Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tác giả
đi sâu các phương pháp nghiên cứu, phân tích, đánh giá mức độ hài lòng của du
khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ của hệ thống khách sạn – nhà hàng thành
phố Cần Thơ thông qua số liệu điều tra một cách cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, các
biến quan sát trong từng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ theo mô hình đánh
giá chất lượng dịch vụ của Parasuraman (1985), tác giả chưa phản ánh đầy đủ các
3
yếu tố cụ thể cần thiết để đánh giá mức độ hài lòng của du khách. Ví dụ, trong chỉ
tiêu Sự tin cậy, tác giả mới chỉ ra 3 biến quan sát (Sự tin tưởng vào khách sạn – nhà
hàng, Nhân viên cung cấp thông tin đầy đủ chính xác, Sự thành thật khi giải quyết
các khó khăn). Tuy nhiên trên thực tế còn có nhiều các vấn đề khác của Sự tin cậy
như: Khách sạn thực hiện chất lượng dịch vụ đúng ngay từ đầu, khách sạn cung cấp
dịch vụ đúng thời gian như họ đã hứa, cách xử lý các tình huống của nhân viên…
Ở Đà Nẵng hiện nay, đã có một số tác giả đề cập đến vấn đề chất lượng dịch
vụ lưu trú ở thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên, đó chủ yếu là các bài viết do các tác giả
là người quản lý, điều hành các công ty kinh doanh khách sạn trên địa bàn đăng trên
các website và các tạp chí về du lịch như:
Bài viết “Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú tại Đà Nẵng trong những năm
qua và định hướng phát triển trong thời gian tới” của Nguyễn Thị Túy Vân, Tổng
giám đốc Life Resort Đà Nẵng (2010) trên website www.cst.danang.gov.vn. Bài
viết cũng chỉ mới liệt kê về một số cơ sở lưu trú cấp sao ở thành phố Đà Nẵng hiện
nay, chất lượng nguồn nhân lực và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bài viết “Chất lượng khách sạn Đà Nẵng ngày càng nâng cao” (2012) trên
website www. pearlseahotel.com. Bài viết đưa ra số liệu thống kê về số lượng khách
sạn và số phòng, các cơ sở lưu trú được xếp theo hạng sao. Trong bài viết, tác giả có
đưa ra một số nhận xét của khách du lịch về chất lượng dịch lưu trú ở thành phố Đà
Nẵng. Tuy nhiên, tác giả bài viết mới chỉ nói một cách tổng quát, chưa đi sâu vào
vấn đề khách du lịch có mức độ hài lòng như thế nào với những tiêu chí cụ thể.
Như vậy, trong phạm vi thành phố Đà Nẵng hiện nay vẫn chưa có một đề tài
hay công trình nghiên cứu nào về “Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội
địa đối với chất lượng dịch vụ lưu trú của hệ thống khách sạn ở thành phố Đà
Nẵng”. Vì vậy có thể nói đây là một đề tài mới và cần thiết, các công trình nghiên
cứu và các bài viết của các tác giả kể trên sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho chúng
tôi thực hiện thành công khóa luận này.
4
3. ối tƣợng, mục đích, phạm vi, thời gian nghiên cứu
3.1. ối tƣợng nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này sẽ tập trung vào nhóm đối
tượng khách chủ yếu là khách du lịch nội địa sử dụng dịch vụ lưu trú trong hệ thống
khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm mục đích đánh giá sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối
với chất lượng dịch vụ lưu trú của hệ thống khách sạn ở thành phố Đà Nẵng và các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch, trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú ở Đà Nẵng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm một số khách sạn tiêu biểu trong hệ
thống các khách sạn tại thành phố Đà Nẵng.
3.4. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong 7 tháng từ
tháng 11/2012 đến tháng 5/2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Tư liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập chủ yếu từ 2 nguồn:
- Nguồn thứ cấp được thu thập chủ yếu từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Đà Nẵng, ngoài ra còn được thu thập từ báo đài, internet và những nguồn tài liệu có
liên quan.
- Nguồn sơ cấp được thu thập bằng việc phỏng vấn 450 khách du lịch nội địa
tại một số khách sạn tại thành phố Đà Nẵng theo phương pháp điều tra chọn mẫu
ngẫu nhiên.
4.2. Phƣơng pháp điều tra số liệu
Để có số liệu có tính chính xác và khách quan, đề tài sử dụng phương pháp
điều tra số liệu bằng cách phỏng vấn 450 khách du lịch nội địa tại một số khách sạn
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Phƣơng pháp phỏng vấn: Đây là một phương pháp thu thập thông tin dựa
trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc
5
phỏng vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình được định
sẵn. Trong đề tài này kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp có cấu trúc và phỏng vấn gián
tiếp có cấu trúc được thực hiện.
- Phỏng vấn trực tiếp có cấu trúc: Bảng câu hỏi được chuẩn bị trước và có
thang đánh giá, được phát triển xung quanh những yêu cầu quan trọng cho việc thực
hiện nghiên cứu. Sau đó người phỏng vấn trực tiếp phỏng vấn các đáp viên và điền
kết quả vào bảng câu hỏi.
+ Ưu điểm: độ chính xác cao, giải thích rõ câu hỏi cho từng đáp viên.
+ Nhược điểm: một số yếu tố có thể bị bỏ qua khi thời gian phỏng vấn ngắn,
người phỏng vấn bị khống chế theo cấu trúc bảng câu hỏi và có thể bị ức chế khi
câu hỏi cứ lặp đi lặp lại từ đáp viên này sang đáp viên khác.
- Phỏng vấn gián tiếp có cấu trúc: cũng là hình thức bảng câu hỏi được chuẩn
bị trước và có thang đánh giá nhưng việc phỏng vấn được thực hiện thông qua việc
các đáp viên tự điền kết quả vào bảng câu hỏi hoặc thông qua sự giúp đỡ của các
nhân viên trong khách sạn.
+ Ưu điểm: thực hiện nhanh, không gây áp lực cho người phỏng vấn.
+ Nhược điểm: độ chính xác thấp, các đáp viên gặp khó khăn khi trả lời câu
hỏi.
ối tƣợng phỏng vấn: đối tượng phỏng vấn là khách du lịch nội địa đang sử
dụng dịch vụ lưu trú trong khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Thời gian phỏng vấn:
- Đối với phỏng vấn trực tiếp có cấu trúc: phỏng vấn sẽ được tiến hành từ 8h
đến 16h cùng ngày, khoảng thời gian cho một cuộc phỏng vấn không quá 20 phút.
- Đối với phỏng vấn gián tiếp có cấu trúc: người phỏng vấn hẹn 1-3 ngày sẽ
đến nhận phiếu điều tra từ các đáp viên hoặc lễ tân tại các cơ sở lưu trú.
Phƣơng pháp tiếp cận đối tƣợng phỏng vấn: mục tiêu nghiên cứu được giới
thiệu ngay từ khi tiếp xúc với đối tượng phỏng vấn. Tác giả giới thiệu là sinh viên
của trường Đại học cần nghiên cứu về mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa
đối với chất lượng dịch vụ lưu trú của hệ thống khách sạn ở thành phố Đà Nẵng.