Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức bộ môn sinh học 10 của học sinh trường trung học phổ thông Thủ Đức năm học 2010 - 2011
PREMIUM
Số trang
118
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1711

Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức bộ môn sinh học 10 của học sinh trường trung học phổ thông Thủ Đức năm học 2010 - 2011

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

------------    ------------

TRẦN THỊ THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN KIẾN THỨC BỘ MÔN

SINH HỌC 10 CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG THỦ ĐỨC NĂM HỌC 2010 – 2011

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – Năm 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

------------    ------------

TRẦN THỊ THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN KIẾN THỨC BỘ MÔN

SINH HỌC 10 CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG THỦ ĐỨC NĂM HỌC 2010 – 2011

Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục

(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kim Dung

Hà Nội- Năm 2013

1

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................i

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii

MỤC LỤC..............................................................................................................1

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................4

DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................5

DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................6

MỞ ĐẦU................................................................................................................7

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................7

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................9

3. Khách thể khảo sát và đối tượng nghiên cứu......................................................10

4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết của đề tài ..............10

5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................10

6. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................11

Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................12

1.1. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan......................................................12

1.1.1. Đề tài đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương

trình giáo dục phổ thông Việt Nam........................................................................12

1.1.2. Đề tài cấp Bộ trọng điểm “Xây dựng các Tiêu chí đánh giá Chất lượng Học

tập Học sinh Trung học phổ thông” .......................................................................13

1.1.3. Đề tài thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh ở nhà trường phổ

thông hiện nay .......................................................................................................14

1.2. Khung lý thuyết của nghiên cứu.....................................................................17

1.3. Cơ sở lý thuyết ...............................................................................................18

1.3.1. Kết quả học tập bộ môn Sinh học 10 về mặt kiến thức .................................18

1.3.1.1. KQHT của môn học về mặt kiến thức .......................................................18

1.3.1.2 KQHT môn Sinh học 10 về kiến thức .......................................................19

1.3.2. Các mức độ của năng lực nhận thức.............................................................19

2

1.3.3. Chuẩn kiến thức chương trình Sinh học 10 ..................................................21

1.3.3.1. Khái niệm Chuẩn và yêu cầu.....................................................................21

1.3.3.2. Nội dung của Chuẩn .................................................................................21

1.3.3.4. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát Chuẩn................................................24

1.3.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT môn Sinh học 10............................27

1.3.4.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá trong QTDH ...............................................27

1.3.4.2. Mục đích và chức năng của kiểm tra, đánh giá trong QTDH .....................27

1.3.4.3 Phương pháp kiểm tra đánh giá..................................................................29

1.3.4.3. Độ giá trị và độ tin cậy của đánh giá .........................................................32

1.3.4.4 Quy trình đánh giá .....................................................................................34

1.3.4.5. Phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT bộ môn Sinh học 10 ....................35

Chương 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ....................................37

2.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................37

Đề tài là một nghiên cứu định lượng về KQHT, dựa trên kết quả điểm số bài kiểm

tra để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10 của HS...............37

2.2. Đặc điểm trường và mẫu học sinh...................................................................38

2.2.1. Đặc điểm trường THPT Thủ Đức.................................................................38

2.2.2. Đặc điểm HS khối 10 năm học 2010 - 2011.................................................38

2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................39

2.3.1. Phương pháp hồi cứu tài liệu .......................................................................39

2.3.2. Phương pháp phỏng vấn...............................................................................40

2.3.3. Phương pháp trắc nghiệm ............................................................................40

2.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích.................................................................41

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHUẨN...........................................42

3.1. Thực trạng triển khai thực hiện Chuẩn ............................................................42

3.2. Thực trạng vận dụng Chuẩn trong dạy và học .................................................43

Chương 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN KIẾN THỨC BỘ MÔN SINH

HỌC 10 CỦA HỌC SINH...................................................................................46

3

4.1. Đặc điểm của QTDH và kiểm tra, đánh giá bộ môn Sinh học 10 tại trường

THPT Thủ Đức......................................................................................................46

4.1.1. Quá trình dạy học ........................................................................................46

4.1.2. Quá trình kiểm tra, đánh giá.........................................................................46

4.2. Đánh giá đề kiểm tra HK II môn Sinh học 10 năm học 2010 – 2011...............47

4.2.1. Mục đích của đề kiểm tra học kỳ II..............................................................47

4.2.2. Cấu trúc của đề kiểm tra HK II ....................................................................48

4.2.3. Nội dung và ma trận/bảng trọng số của đề kiểm tra......................................49

4.2.4. Đánh giá mức độ của từng câu hỏi so với yêu cầu của Chuẩn kiến thức ......50

4.3. Đánh giá đề kiểm tra và mức độ đạt Chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10 của

HS trường THPT Thủ Đức năm học 2010-2011 dựa trên kết quả phân tích điểm

kiểm tra HK II. ......................................................................................................53

4.3.1 Phân tích điểm số bài kiểm tra HK II và sự tương quan giữa điểm số bài kiểm

tra HK II với điểm trung bình môn cả năm ............................................................53

4.3.2. Tương quan năng lực của HS và độ khó của các câu hỏi, bài kiểm tra..........56

4.3.3. Tương quan năng lực của HS với độ khó của câu hỏi ở các mức độ tư duy

khác nhau ..............................................................................................................58

4.3.4. Phân tích thống kê kết quả bài kiểm tra HK II của HS đối với từng câu hỏi,

nhóm câu hỏi và mức độ phù hợp của các câu hỏi .................................................63

4.3.5. Phân tích kết quả điểm số bài kiểm tra học kỳ II và từng câu hỏi theo hai GV

khác nhau về thâm niên giảng dạy .........................................................................68

KẾT LUẬN..........................................................................................................74

HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN .............................................................................77

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................78

PHỤ LỤC.............................................................................................................81

4

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTBmhk: Điểm trung bình môn của học kỳ

ĐTBmcn: Điểm trung bình môn của cả năm

ĐTBmhkI: Điểm trung bình môn học kỳ I

ĐTBmhkII: Điểm trung bình môn học kỳ II

GV: Giáo viên

GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo

HK II: Học kỳ 2

HS: Học sinh

KQHT: Kết quả học tập

KTtx: Kiểm tra thường xuyên

KTđk: Kiểm tra định kỳ

QTDH: Quá trình dạy học

SGK: Sách giáo khoa

THPT: Trung học phổ thông

5

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Phương pháp và công cụ đánh giá .........................................................29

Bảng 1.2. Kết hợp mục đích và các phương pháp đánh giá....................................30

Bảng 2.1. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm của HS ở THCS .38

Bảng 4.1. Ma trận và nội dung của đề kiểm tra......................................................49

Bảng 4.2. Các câu hỏi của đề kiểm tra theo ma trận và các yêu cầu của Chuẩn

tương ứng .............................................................................................................50

Bảng 4.3. Điểm số bài kiểm tra HK II theo nhóm và tỉ lệ mỗi nhóm như sau: .......54

Bảng 4.4. Hệ số tương quan giữa bài kiểm tra học kỳ II Sinh học và trung bình môn

cả năm...................................................................................................................56

Bảng 4.5. Tổng hợp tần số và tỉ lệ % của từng mức điểm số khác nhau ở mỗi câu hỏi.65

Bảng 4.6. Kết quả trung bình điểm số của một HS theo nhóm các câu hỏi ở mức độ

biết, hiểu, vận dụng ...............................................................................................66

Bảng 4.7. Kết quả kiểm định trị trung bình của các nhóm câu hỏi .........................67

Bảng 4.8. Thống kê mô tả trung bình điểm số bài kiểm tra học kỳ II môn Sinh học

10 và năng lực của HS phân theo hai GV...............................................................69

Bảng 4.9. Kiểm nghiệm t về sự khác nhau giữa trung bình điểm số bài kiểm tra học

kỳ II Sinh học 10 và trung bình năng lực của HS phân theo GV khác nhau. ..........70

6

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1. Khung lý thuyết đánh giá mức độ đạt Chuẩn kiến thức bộ môn Sinh

học 10 ...................................................................................................................17

Hình 4.1: Đồ thị phân bố điểm số bài kiểm tra học kỳ II môn Sinh học 10............54

Hình 4.2. Đồ thị Scatter thể hiện sự tương quan của điểm số bài kiểm tra học kỳ II

môn Sinh học 10 và trung bình môn cả năm ..........................................................55

Hình 4.3. Tương quan năng lực của HS và độ khó của các câu hỏi bài kiểm tra học

kỳ II môn Sinh học 10 ...........................................................................................58

Hình 4.4. Tương quan năng lực của HS với độ khó của các câu hỏi ở mức độ biết....59

Hình 4.5. Tương quan năng lực của HS với độ khó của các câu hỏi ở mức độ hiểu...61

Hình 4.6. Tương quan năng lực của HS với độ khó của các câu hỏi ở mức độ vận dụng.62

Hình 4.7. Mức độ phù hợp của các câu hỏi trong đề kiểm tra học kỳ II.................63

Hình 4.8. Biểu đồ boxplot về kết quả điểm số từ câu 1 đến câu 7..........................64

Hình 4.9. Biểu đồ boxplot về kết quả điểm số của các câu 8A, 9A, 10A ...............64

Hình 4.10. Biểu đồ boxplot về kết quả điểm số của các câu 8B, 9B, 10B..............65

Hình 4.11. Biểu đồ boxplot về điểm số bài kiểm tra học kỳ II, trung bình môn học

theo hai GV...........................................................................................................69

Hình 4.12. Biểu đồ boxplot về trung bình điểm số của các câu hỏi theo 3 nhóm

biết-hiểu-vận dụng của các HS theo hai GV ..........................................................71

Hình 4.13. Biểu đồ boxplot về kết quả điểm số của từng câu hỏi theo hai GV.......72

7

MỞ ĐẦU

Phần mở đầu trình bày những vấn đề làm cơ sở cho đề tài gồm lý do chọn đề

tài, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, phạm vi nghiên cứu,

phương pháp nghiên cứu, câu hỏi, giả thuyết, khung lý thuyết của nghiên cứu,

khách thể khảo sát và đối tượng nghiên cứu.

1. Lý do chọn đề tài

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (KQHT) của học sinh (HS) là một hoạt

động quan trọng và cần được tiến hành thường xuyên trong quá trình giáo dục. Tuy

nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay hoạt động kiểm tra, đánh giá

KQHT chưa được vận dụng hiệu quả trong giáo dục ở nước ta. Theo Trần Kiều

(2006), “một trong những điểm yếu kém nhất của hệ thống giáo dục nước ta là đánh

giá năng lực của người học. Để đánh giá HS, giáo viên (GV) gần như chỉ dùng một

phương pháp là ra đề kiểm tra. Với đa số GV, việc ra đề kiểm tra cho HS chỉ đơn

giản là có điểm số ghi vào sổ điểm”.

Nhằm tạo sự thống nhất, giảm tải về mặt nội dung kiến thức, tăng cường phát

triển các năng lực học tập cho HS, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành

Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ (gọi tắt là Chuẩn) của chương trình giáo

dục trung học phổ thông (THPT) cho tất cả các môn học. Chuẩn được xem là một căn

cứ quan trọng trong việc đo lường và đánh giá KQHT.

Năm học 2010-2011 là năm đầu tiên thực hiện dạy học theo Chuẩn. Tuy

nhiên, khái niệm Chuẩn còn xa lạ do GV đã quen xem SGK là “pháp lệnh”, bắt

buộc phải tuân theo. Ngoài ra, chương trình cấp THPT có nhiều khác biệt so với

chương trình cấp trung học cơ sở, đặc biệt là về nội dung và phương pháp dạy, học.

Ở cấp THPT, HS phải làm quen với những yêu cầu cao trong nhiệm vụ học tập, nội

dung chương trình mang tính chuyên sâu, đòi hỏi khả năng tư duy và tự học để đạt

được kết quả tốt trong học tập. Đặc biệt, lớp 10 là lớp đầu tiên ở cấp THPT nên cần

quan tâm đánh giá KQHT của HS, từ đó có những điều chỉnh cần thiết cho các lớp

8

kế tiếp cũng như định hướng được phương pháp dạy và học thích hợp, giúp HS đạt

được các yêu cầu của chương trình môn học và kết quả cao trong học tập.

Trường THPT Thủ Đức là một trong 04 trường công lập đang trú đóng trên

địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2010-2011, thực hiện chỉ

đạo của Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh, Ban Giám hiệu trường đã tổ chức

triển khai và yêu cầu các Tổ bộ môn, trong đó có Tổ bộ môn Sinh phải áp dụng

Chuẩn vào dạy và học tại trường. Để giúp Ban giám hiệu cũng như các GV của Tổ

bộ môn Sinh nói riêng và các Tổ bộ môn khác của trường nói chung đánh giá mức

độ đạt chuẩn của HS khối 10 sau năm học đầu tiên áp dụng Chuẩn tại trường, từ đó

đề xuất những giải pháp vận dụng Chuẩn một cách hiệu quả, góp phần nâng cao

chất lượng dạy và học của trường, việc đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức bộ

môn sinh học 10 của HS trường THPT Thủ Đức năm học 2010 – 2011 là cần thiết.

Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục –

Đại học Quốc gia Hà Nội, sự chấp thuận của GV hướng dẫn, là một GV môn Sinh

học, tôi chọn thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến

thức bộ môn Sinh học 10 của HS trường Trung học phổ thông Thủ Đức năm

học 2010 – 2011”

+ Tính cấp thiết

Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo

dục trung học năm học 2010-2011 là tiếp tục tập trung chỉ đạo và thực hiện đổi mới

phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học phân hoá trên cơ sở

Chuẩn của chương trình giáo dục phổ thông; tạo ra sự chuyển biến cơ bản về đổi

mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng

giáo dục.

Như vậy, hiện nay Chuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, kiểm

tra đánh giá KQHT. Chuẩn là căn cứ, cơ sở cho các hoạt động đổi mới nhằm nâng

cao chất lượng giáo dục ở nước ta. Việc đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức bộ

môn Sinh học 10 nói riêng và các môn học khác nói chung có ý nghĩa cấp thiết

trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học, đồng thời thông qua đề tài tìm hiểu thực

9

trạng vận dụng Chuẩn hiện nay của GV từ đó góp phần nâng cao hiệu quả vận dụng

Chuẩn trong thực tế dạy học và kiểm tra đánh giá KQHT của HS.

+ Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn

Việc đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức môn Sinh học 10 sẽ giúp GV nhận

thức rõ về thực trạng và kết quả của QTDH so với yêu cầu của Chuẩn, từ đó điều

chỉnh phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá chương trình Sinh học 10. Bên

cạnh đó, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin về mức độ đạt chuẩn kiến thức

của HS, là cơ sở để HS đánh giá được năng lực học tập bộ môn của bản thân so với

yêu cầu của môn học, từ đó đề ra phương pháp học tập thích hợp.

Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở để Ban Giám hiệu đánh giá được chất lượng

giáo dục của bộ môn, trình độ, năng lực của HS và định hướng nâng cao chất lượng

giáo dục của nhà trường.

Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu cũng góp một phần làm cơ sở cho các

nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này để vận dụng có hiệu quả Chuẩn và đánh

giá KQHT một cách khoa học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá KQHT bộ môn Sinh học 10 của HS, so với yêu cầu

của chuẩn kiến thức chương trình môn học do Bộ GD&ĐT quy định, từ đó góp phần

nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Sinh học của trường.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Khảo sát sự hiểu biết và tình hình vận dụng Chuẩn bộ môn Sinh học 10 của

GV, HS trong việc giảng dạy và học tập tại trường.

Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức bộ môn Sinh học 10 của HS thông qua

việc phân tích đề kiểm tra hiện hành và kết quả phân tích điểm số thu được của bài

kiểm tra.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!