Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công tác của học viên tốt nghiệp chuyên ngành trinh sát phòng, phòng chống tội phạm trường trung cấp cảnh sát nhân dân III
PREMIUM
Số trang
95
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1400

Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công tác của học viên tốt nghiệp chuyên ngành trinh sát phòng, phòng chống tội phạm trường trung cấp cảnh sát nhân dân III

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

--------------    --------------

HUỲNH VĂN LẬP

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG TÁC

CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH

TRINH SÁT PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM

TRƢỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT NHÂN DÂN III

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, tháng 5/ 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

--------------    --------------

HUỲNH VĂN LẬP

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG TÁC

CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH

TRINH SÁT PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM

TRƢỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT NHÂN DÂN III

Chuyên ngành: Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

Mã số: 60140120

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN LY

Hà Nội, tháng 5/ 2015

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Nguyễn

Văn Ly- Phó Cục Trưởng X14- Bộ Công an đã tận tình hướng dẫn tôi trong

suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin trân thành cảm ơn Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục Đại học

Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày

luận văn này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường trung cấp

CSND III, các đồng chí lãnh đạo Công an các đơn vị địa phương, lãnh đạo

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo trường Trung cấp CSND III,

các bạn bè, đồng đội bằng nhiều hình thức khác nhau đã giúp đỡ tôi trong quá

trình học tập cũng như trong thời gian hoàn thành luận văn.

Đặt biệt xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi đã động viên tinh thần, chia

sẽ khó khăn trong thời gian qua.

Xin trân trọng cảm ơn!

Cần Thơ, tháng 5 năm 2015

Huỳnh Văn Lập

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “Đánh giá mức độ đáp ứng yêu

cầu công tác của học viên tốt nghiệp chuyên ngành trinh sát phòng, chống tội

phạm Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân III” hoàn toàn là kết quả nghiên

cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình

nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã

thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày

trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả

các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh,

theo đúng quy định.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các

nội dung khác trong luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2015

Tác giả luận văn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Huỳnh Văn Lập

5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 9

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 9

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................... 15

2.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................................... 15

2.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................................... 15

3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................... 15

4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................... 16

4.1. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................................. 16

4.2. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................................. 16

4.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................. 16

4.4. Khách thể nghiên cứu............................................................................................................. 16

4.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 16

5. Phạm vi, thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 17

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU. 19

1.1. Giới thiệu chung về chuyên ngành trinh sát................................................................ 19

1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan............................................................................ 23

1.3. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............................................... 33

1.4. Mô hình lý thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 39

Chƣơng 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ........................... 43

2.1. Xây dựng công cụ đo lƣờng........................................................................................... 43

2.2. Chọn mẫu........................................................................................................................ 45

2.3. Kiểm tra độ tin cậy, hiệu quả của công cụ đo lƣờng................................................... 47

2.4. Kiểm tra độ hiệu lực của công cụ đo lƣờng ................................................................. 51

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG

YÊU CẦU CÔNG TÁC CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP CHUYÊN

NGÀNH TRINH SÁT THÔNG QUA KHẢO SÁT................................... 56

3.1. Thực trạng về mức độ đáp ứng yêu cầu công tác của học viên.................................. 56

3.2. Các giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu công tác của học viên .................. 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 77

4.1. Kết luận........................................................................................................................... 77

4.2. Kiến nghị và hạn chế của nghiên cứu........................................................................... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81

PHỤ LỤC....................................................................................................... 84

6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1: Số liệu học viên được phân công về các tỉnh từ năm 2009-2012 . 46

Bảng 2. 2: Hệ số Cronbach’s Alpha trên mẫu điều tra thử nghiệm................ 47

Bảng 2. 3: Hệ số Cronbach's Alpha trên mẫu điều tra chính thức................. 49

Bảng 2. 4: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức kiến thức của phiếu

khảo sát Công an đơn vị địa phương............................................................... 51

Bảng 2. 5: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về kỹ

năng của phiếu khảo sát Công an đơn vị địa phương ..................................... 52

Bảng 2. 6: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức thái độ của phiếu

khảo sát Công an địa phương.......................................................................... 53

Bảng 2. 7: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức kiến thức của phiếu

khảo sát học viên............................................................................................. 53

Bảng 2. 8: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về kỹ

năng của phiếu khảo sát Học viên................................................................... 54

Bảng 2. 9: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức thái độ của phiếu

khảo sát học viên............................................................................................. 55

Bảng 3. 1: Tổ chức đào tạo cho học viên tốt nhiệp về nhận công tác……….56

Bảng 3. 2: Phép thử Chi- Square về mối quan hệ giữa địa phương công tác và

đào tạo/ bồi dưỡng cho học viên ……………………………………………59

Bảng 3. 3: Thời gian đào tạo học viên mới tốt nghiệp tại Công an các đơn vị

......................................................................................................................... 60

Bảng 3. 4: Phép thử Chi- Square về mối quan hệ giữa Công an các đơn vị và

thời gian đào tạo bổ sung học viên.................................................................. 61

Bảng 3. 5: Nội dung đào tạo bổ sung cho học viên tốt nghiệp ....................... 61

Bảng 3. 6: Năng lưc học viên qua đánh giá của Công an địa phương và bản

thân học viên ................................................................................................... 64

7

Bảng 3. 7: Đánh giá chung về mức độ đáp ứng yêu cầu công tác của học viên

......................................................................................................................... 66

Bảng 3. 8: Phép thử Chi- Square về mối quan hệ giữa Công an địa phương và

mức độ đáp ứng yêu cầu công tác của học viên ................................................ 71

Bảng 3. 9:: Hình thức tăng cường mối quan hệ giữa trường và Công an các

đơn vị địa phương ........................................................................................... 73

Bảng 3. 10: Các năng lực học viên cần nâng cao để đáp ứng yêu cầu công tác

......................................................................................................................... 75

8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1: Mô hình đào tạo nhân lực trường Công an "trường – học viên –

công an địa phương ......................................................................................... 40

Hình 2. 2: Năng lực học viên cần có để công tác tại công an các địa phương

......................................................................................................................... 41

Hình 2. 3: Mô hình đào tạo năng lực học viên của các trường Công an ........ 42

Hình 3. 1: Tổ chức đào tạo/ bồi dưỡng cho học viên mới tốt nghiệp........... 56

Hình 3. 2: Thời gian đào tạo học viên mới tốt nghiệp về nhận công tác tại

Công an các đơn vị địa phương....................................................................... 60

Hình 3. 3 Nội dung đào tạo học viên mới tốt nghiệp về nhận công tác......... 62

Hình 3. 4: Mức độ đáp ứng yêu cầu công tác của học viên qua 2 đánh giá .. 67

Hình 3. 5: Đánh giá về mối quan hệ giữa nhà trường và Công an địa phương

......................................................................................................................... 73

9

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trước nhu cầu thực tế xã hội, với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc

tế, đất nước đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn về kinh tế, chính trị, xã

hội. Hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường, xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới đã đem lại cho đất nước

ta những thời cơ, thuận lợi, bên cạnh đó là những khó khăn, thách thức trên

nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có an ninh, trật tự. Để bảo vệ

vững chắc an ninh trật tự phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất

nước, đòi hỏi lực lượng Công an nhân dân (CAND) phải không ngừng nâng

cao trình độ về mọi mặt. Do đó, yêu cầu cấp thiết của ngành Công an là phải

không ngừng nâng cao năng lực cho lực lượng CAND, để đáp ứng yêu cầu

công tác trong tình hình mới.

Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới với sự bùng nổ thông tin, phát

triển nhanh chóng của công nghệ cao, nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn

cầu hoá. Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

hoá, thực hiện chiến lược dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học, với vai trò chính trong đào tạo

và phát triển nhân lực phục vụ đất nước cần có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt

là về mặt chất lượng. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, yêu cầu về

nâng cao chất lượng giáo dục đại học được xác định cụ thể: "Mở rộng hợp lý

qui mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả

đào tạo" (Đảng Cộng sản Việt nam, 2001: 110). Với định hướng rõ rệt như

vậy, từ hàng thập kỷ qua, giáo dục đại học đã bắt đầu quá trình tự đổi mới,

giáo dục đại học đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ với sự phát triển mạnh cả

về qui mô, mô hình và loại hình đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển,

vấn đề chất lượng của giáo dục đại học còn nhiều bất cập. Chất lượng đào tạo

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!