Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên y khoa, trường Đại học y Dược Cần Thơ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
ĐẶNG THANH HỒNG
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG
Y KHOA ĐỐI VỚI SINH VIÊN Y KHOA,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ PHƯƠNG ANH
Hà Nội - 2011
i
MỤC LỤC
Mục lục...............................................................................................................i
Lời cam đoan....................................................................................................iv
Lời cảm ơn ........................................................................................................ v
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................vi
Danh mục các bảng biểu ..................................................................................vi
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ .........................................................................viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài...................................................................... 3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................. 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CHUNG......................... 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................ 4
1.1.1. Kỹ năng ............................................................................................... 4
1.1.2. Chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa........................................... 5
1.1.3. Đáp ứng chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa............................. 8
1.2. Sự phát triển và những nghiên cứu đánh giá về kỹ năng y khoa ............... 8
1.2.1. Trong nước .......................................................................................... 8
1.2.2. Ngoài nước ........................................................................................ 15
1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 28
Chương 2 BỐI CẢNH ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu.................................................................... 30
2.1.1. Vài nét về Trường Đại học Y Dược Cần Thơ................................... 30
2.1.2. Mô hình tổ chức của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.................. 31
ii
2.1.3. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ................... 32
2.1.4. Công tác nghiên cứu, đánh giá đào tạo của Trường Đại học Y Dược
Cần Thơ....................................................................................................... 32
2.1.5. Khung lý thuyết của nghiên cứu ....................................................... 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 35
2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 35
2.2.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................. 35
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 35
2.2.4. Phạm vi, thời gian khảo sát............................................................... 36
2.2.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ....................... 37
2.2.6. Nội dung phiếu điều tra khảo sát (Phụ lục 6).................................... 37
2.2.7. Phương pháp tiến hành nghiên cứu................................................... 38
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 40
3.1. Khảo sát bộ câu hỏi theo mô hình RASCH ............................................. 40
3.1.1. Khảo sát độ giá trị của bộ câu hỏi..................................................... 40
3.1.2. Phân tích sự phân bố các item........................................................... 41
3.1.3. Số liệu thống kê tổng quan................................................................ 43
3.2. Đánh giá về các nhận định chung của sinh viên đối với chương trình huấn
luyện kỹ năng y khoa ...................................................................................... 47
3.3. Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa
đối với sinh viên.............................................................................................. 52
3.4. Đánh giá mức độ cảm nhận của sinh viên đối với năng lực học tập kỹ
năng y khoa ..................................................................................................... 57
3.4.1. Mối liên hệ giữa cảm nhận của sinh viên và năng lực học tập ......... 60
3.4.2. Mối liên hệ giữa cảm nhận của sinh viên và kết quả học tập ........... 61
3.4.3. Mối liên hệ giữa cảm nhận của sinh viên và nơi công tác................ 62
iii
3.5. Đánh giá mối liên hệ giữa năng lực học tập kỹ năng y khoa và kết quả
học tập của sinh viên ....................................................................................... 63
3.6. Đánh giá mối liên hệ giữa năng lực học tập kỹ năng y khoa và nguyện
vọng nơi công tác ............................................................................................ 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 65
1. Về kết quả nghiên cứu................................................................................. 65
2. Những điểm còn hạn chế của luận văn ....................................................... 67
3. Các định hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 67
4. Kiến nghị..................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Kết quả phân tích dữ liệu về năng lực học tập kỹ năng y khoa ở
ngưỡng 75% (56 điểm) đối với sinh viên
Phụ lục 2: Kết quả phân tích dữ liệu về cảm nhận của sinh viên ở ngưỡng
75% (74 điểm)
Phụ lục 3: Mối tương quan mức độ cảm nhận của sinh viên với các yếu tố:
năm học, năng lực học tập kỹ năng y khoa, KQHT, nguyện vọng nơi công tác
với ngưỡng 75% (74 điểm)
Phụ lục 4: Mối tương quan giữa mức độ năng lực học tập kỹ năng y khoa của
sinh viên theo năm học, KQHT, nguyện vọng nơi công tác với ngưỡng 75%
(56 điểm)
Phụ lục 5: Bộ câu hỏi điều tra
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
Bộ GD-ĐT
CE
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Objective Structured Clinical Examination
(Kiểm tra lâm sàng theo cấu trúc khách quan)
ĐH Đại học
ĐHYDCT Đại học Y Dược Cần Thơ
ĐLC Độ lệch chuẩn
ĐTB Điểm trung bình
GV Giảng viên
HLKNYK Huấn luyện kỹ năng y khoa
KNGT Kỹ năng giao tiếp
KNTK Kỹ năng thăm khám
KNTT Kỹ năng thủ thuật
KNXN Kỹ năng xét nghiệm
KQHT Kết quả học tập
KTC Khoảng tin cậy
MD Mean Difference (Giá trị trung bình khác biệt)
SEAMEO Southeast Asian Ministers of Education
Organization (Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục
các nước Đông Nam Á)
SV Sinh viên
VEF Vietnam Education Foundation (Quỹ giáo dục
Việt Nam)
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Nhận định của sinh viên về chương trình huấn luyện kỹ năng y
khoa ................................................................................................................. 49
Bảng 3.2. Bảng biểu hiện mức độ năng lực của sinh viên đối với chương trình
huấn luyện kỹ năng y khoa.............................................................................. 54
Bảng 3.3. Bảng mức độ đáp ứng sinh viên với năng lực học tập kỹ năng y
khoa ................................................................................................................. 56
Bảng 3.4. Mức độ cảm nhận của sinh viên Y5 và Y6 .................................... 58
Bảng 3.5. Bảng mức độ cảm nhận sinh viên theo năm học ............................ 60
Bảng 3.6. Mối liên hệ giữa cảm nhận và năng lực ở ngưỡng 75%................. 60
Bảng 3.7. Bảng mức độ cảm nhận sinh viên theo kết quả học tập ................. 61
Bảng 3.8. Bảng mức độ cảm nhận sinh viên theo nơi công tác ...................... 62
Bảng 3.9. Mối liên hệ giữa năng lực học tập và kết quả học tập kỹ năng ...... 63
Bảng 3.10. Mối liên hệ giữa năng lực học tập và nguyện vọng nơi công tác. 64
viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỀU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ ba biến trong thăm khám lâm sàng...................................... 21
Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu .......................................................... 34
Biểu đồ 3.1. Biểu diễn độ phù hợp các item của thang đo Mức độ đáp ứng
chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa........................................................ 41
Biểu đồ 3.2. Biểu diễn khả năng đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình
huấn luyện kỹ năng y khoa.............................................................................. 42
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ nam, nữ theo năm học của sinh viên .................... 43
Biểu đồ 3.4. Phân bố số lượng sinh viên theo độ tuổi .................................... 44
Biểu đồ 3.5. Phân bố nơi công tác sau tốt nghiệp theo nguyện vọng của sinh
viên .................................................................................................................. 45
Biểu đồ 3.6. Phân bố kết quả học lực của sinh viên ....................................... 46
Biểu đồ 3.7. Phân bố chuyên ngành của sinh viên lựa chọn sau tốt nghiệp ... 47
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đào tạo y khoa là một trong những lĩnh vực mà xã hội rất quan tâm về
chất lượng bên cạnh lĩnh vực giáo dục. Trường đại học Y Dược Cần Thơ
được thành lập từ năm 1979, ban đầu chỉ là khoa Y trực thuộc Đại học Cần
Thơ với mục đích chủ yếu đào tạo đội ngũ cán bộ y tế cho vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Năm 1995, chương trình giảng dạy y khoa theo phương pháp
truyền thống được chuyển đổi sang phương pháp giảng dạy theo block (mô
đun) và áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực (dựa trên mô hình
giảng dạy y khoa của Đại học Maastricht, Hà Lan). Đồng thời cũng xây dựng
Đơn vị huấn luyện kỹ năng trang bị cho sinh viên (SV) các kỹ năng thực hành
y khoa cơ bản được thực hiện trên mô hình và bệnh nhân giả trước khi thực
hành tại bệnh viện. SV được hướng dẫn thực hiện các thao tác thăm khám,
thực hiện thủ thuật đúng kỹ thuật; có hệ thống và theo phương thức tích hợp
các nội dung với nhau. SV y khoa và răng hàm mặt năm thứ 2, 3 và 4 được
học cùng nội dung kỹ năng y khoa theo chương trình giảng dạy của mỗi
block. SV được học 4 loại kỹ năng cơ bản: kỹ năng giao tiếp (KNGT), kỹ
năng thăm khám (KNTK), kỹ năng thủ thuật (KNTT) và kỹ năng xét nghiệm
(KNXN).
Việc giảng dạy kỹ năng y khoa trên các mô hình, các điều kiện mô
phỏng thực tế cho SV tiếp cận trước khi thực hiện trực tiếp trên bệnh nhân tại
các bệnh viện thực hành là một bước tiến rất quan trọng trong quá trình đào
tạo. Người bệnh nhờ đó cũng sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi tiếp xúc với SV y
khoa và vấn đề y đức trong lĩnh vực y tế càng được nâng cao hơn. Chương
trình giảng dạy kỹ năng y khoa của trường ĐHYDCT đã được thực hiện gần
2
13 năm, nội dung giảng dạy cho SV được biên soạn từ thời kỳ ban đầu, đã có
nhiều điều chỉnh, cập nhật nội dung, đổi thay phương pháp giảng dạy cho phù
hợp với thực trạng y tế hiện nay. Chương trình được các giảng viên trong
trường đánh giá tốt và phù hợp với mục đích tăng mức độ an toàn cho sinh
viên trước khi đi thực hành tại bệnh viện và cũng được các sinh viên đồng ý
sự bố trí này. Tuy nhiên, hiện nay có một số sinh viên không thiết tha trong
việc học chương trình kỹ năng y khoa và có một số ý kiến phản ánh về công
tác thực hành kỹ năng y khoa về kỹ năng thăm khám như: đo huyết áp, nghe
tiếng tim, thao tác khám bụng... trên bệnh nhân chưa thật sự đem lại hiệu quả
trong quá trình học. Do vậy, cần có một cách đánh giá tổng quan chương trình
đào tạo kỹ năng y khoa về mức độ đáp ứng của chương trình từ phía người
ứng dụng và người sử dụng để nâng cao hiệu quả giảng dạy, chất lượng đào
tạo đáp ứng tốt hơn trước nhu cầu xã hội.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những văn bản hướng dẫn
các trường đại học, bao gồm đại học về lĩnh vực sức khỏe, tiến hành công tác
kiểm định chất lượng giáo dục các trường đại học, kiểm định chất lượng
chương trình đào tạo. Do vậy, công tác đánh giá chất lượng chương trình đào
tạo vô cùng quan trọng.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của chất lượng giáo dục và đào tạo,
để việc đào tạo kỹ năng y khoa cho SV y đang còn ngồi trên ghế giảng đường
đại học trước khi bước sang thực hành trên bệnh viện đạt hiệu quả đáp ứng
mục tiêu giảng dạy và học tập, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá mức độ
đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên y
khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ”
Qua đề tài này, tác giả mong muốn xác định mức độ đáp ứng của
chương trình HLKNYK đối với việc thực hành tại bệnh viện của SV y khoa
3
và những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng này nhằm góp phần xây
dựng chương trình HLKNYK ngày càng sát thực hơn và đem lại hiệu quả cao
cho người học.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trong giai đoạn chấn hưng nền giáo dục của nước ta, hội nhập với nền
giáo dục khu vực và quốc tế, riêng lĩnh vực y khoa còn có thêm phần hội nhập
về công tác chuyên môn, khám và điều trị bệnh. Chương trình HLKNYK
đóng vai trò không nhỏ trong sứ mạng hội nhập trên, nên việc đánh giá
chương trình huấn luyện kỹ năng góp phần hoàn thiện công tác đào tạo y khoa
cho SV, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng chăm sóc sức
khỏe nói riêng.
Nghiên cứu này hướng đến mục đích sau:
- Xác định mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y
khoa.
Theo mục đích nghiên cứu, ở đây tác giả định nghĩa mức độ đáp ứng là
năng lực của sinh viên thực hiện kỹ năng y khoa. Ở đây, đo lường năng lực
của sinh viên tác giả thực hiện qua hai phương pháp: 1) Phương pháp trực
tiếp: đo lường năng lực khả năng sinh viên trả lời các câu hỏi đánh giá năng
lực thực hiện kỹ năng y khoa; 2) Phương pháp gián tiếp: đo lường mức độ cần
thiết, quan trọng, sự hứng thú về chương trình HLKNYK bằng các câu hỏi về
cảm nhận của sinh viên.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Các giới hạn nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài bao gồm:
1. Đề tài chỉ thực hiện đối với sinh viên đang học tại Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ.
2. Số liệu thu thập dựa trên phiếu điều tra từ trả lời của sinh viên.