Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa học kỹ thuật biển đối với yêu cầu của thị trường lao động Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
Trần Thị Minh Hiếu
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN
TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT BIỂN ĐỐI VỚI YÊU CẦU
CỦA THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - Năm 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
Trần Thị Minh Hiếu
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN
TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT BIỂN ĐỐI VỚI YÊU CẦU
CỦA THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG HÀ NỘI
Chuyên ngành: Đo lƣờng và Đánh giá trong Giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Tô Thị Thu Hƣơng
Hà Nội - Năm 2013
3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................5
Mở đầu................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................10
3. Giới hạn nghiên cứu...................................................................................11
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................11
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................15
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan .......................................................15
1.2. Một số khái niệm cơ bản .........................................................................23
Chƣơng 2: THƢ̣C HIÊṆ NGHIÊN CỨU VÀ KẾ HOAC̣ H ĐÁNH GIÁ ..........28
2.1. Mẫu nghiên cƣ́u và kế hoạch đánh giá .....................................................28
2.2. Xây dựng công cụ đo lƣờng ....................................................................32
2.3. Đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực của công cụ đo lƣờng ...........................34
Chƣơng 3 : ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN
KHOA KỸ THUẬT BIỂN ĐỐI VỚI YÊU CẦU THỊ TRƢỜNG .....................38
LAO ĐỘNG HÀ NỘI .......................................................................................38
4
3.1. Mức độ đáp ứng về kiến thức của sinh viên đối với yêu cầu của thị trƣờng
lao động Hà Nội.............................................................................................38
3.2. Mức độ đáp ứng về kỹ năng của sinh viên đối với yêu cầu của thị trƣờng
lao động Hà Nội.............................................................................................48
3.3. Mức độ đáp ứng về thái độ nghề nghiệp của sinh viên đối với yêu cầu của
thị trƣờng lao động Hà Nội. ...........................................................................58
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỀ KIẾN
THỨC, KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN VÀ THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT BIỂN ĐỐI VỚI ....................69
YÊU CẦU CỦA THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG.................................................69
4.1. Giải pháp về kiến thức. ...........................................................................69
4.2. Giải pháp về kỹ năng chuyên môn. .........................................................71
4.3. Giải pháp về thái độ nghề nghiệp. ...........................................................73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..............................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................79
PHỤ LỤC .........................................................................................................85
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Ký hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1
Thống kê số lƣợng khảo sát sinh viên tốt nghiệp tại các
cơ sở lao động
35
Bảng 2.2
Thống kê số lƣợng cán bộ đƣợc điều tra chính thức tại
các cơ sở lao động trên địa bàn Hà Nội
37
Bảng 3.1
Mức độ đáp ứng kiến thức chuyên môn của sinh viên đối
với yêu cầu thị trƣờng lao động Hà Nội 39
Bảng 3.2
Mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tại hai nhóm cơ
sở làm việc (cán bộ quản lý đánh giá)
41
Bảng 3.3
Mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tại hai nhóm cơ
sở làm việc ( sinh viên tự đánh giá )
42
Bảng 3.4
Mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tốt nghiệp Khoa
Kỹ thuật biển giữa các khóa khác nhau 44
Bảng 3.5
Mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên qua các tiêu chí
cụ thể ( cán bộ quản lý đánh giá )
46
Bảng 3.6
Mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên qua các tiêu chí
cụ thể (sinh viên tự đánh giá ) 47
Bảng 3.7
Mức độ đáp ứng về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp
khoa Kỹ thuật biển 48
Bảng 3.8
Mức độ đáp ứng kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp khoa
Kỹ thuật biển tại hai nhóm cơ sở làm việc ( cán bộ quản
lý đánh giá )
50
6
Ký hiệu Tên bảng Trang
Bảng 3.9
Mức độ đáp ứng kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp khoa
Kỹ thuật biển tại hai nhóm cơ sở làm việc ( sinh viên tự
đánh giá )
51
Bảng 3.10
Mức độ đáp ứng về kỹ năng giữa các khóa học đối với
yêu cầu của thị trƣờng lao động 53
Bảng 3.11
Mức độ đáp ứng kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp khoa
Kỹ thuật biển qua các tiêu chí cụ thể ( sinh viên tự đánh
giá )
55
Bảng 3.12
Mức độ đáp ứng kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp khoa
Kỹ thuật biển qua các tiêu chí cụ thể ( cán bộ quản lý
đánh giá )
57
Bảng 3.13
Mức độ đáp ứng về thái độ nghề nghiệp của sinh viên
đối với yêu cầu của thị trƣờng lao động 59
Bảng 3.14
Mức độ đáp ứng thái độ nghề nghiệp của sinh viên tại
hai nhóm cơ sở làm việc ( cán bộ quản lý đánh giá)
61
Bảng 3.15
Mức độ đáp ứng thái độ nghề nghiệp của sinh viên tại
hai nhóm cơ sở làm việc ( sinh viên tự đánh giá)
62
Bảng 3.16
Mức độ đáp ứng thái độ nghề nghiệp của sinh viên tốt
nghiệp các khóa khác nhau.
63
Bảng 3.17
Mức độ đáp ứng thái độ nghề nghiệp của sinh viên tốt
nghiệp khoa Kỹ thuật biển qua các tiêu chí ( cán bộ quản
lý đánh giá )
65
7
Ký hiệu Tên bảng Trang
Bảng 3.18
Mức độ đáp ứng thái độ nghề nghiệp của sinh viên tốt
nghiệp khoa Kỹ thuật biển qua các tiêu chí ( sinh viên tự
đánh giá )
66
Bảng 4.1 Tăng khối lƣợng kiến thức chuyên ngành 69
Bảng 4.2 Tăng cƣờng khả năng tự học của sinh viên 71
Bảng 4.3
Tăng cƣờng mối quan hệ giữa nhà trƣờng và cơ sở lao
động
75
8
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra rất mạnh
mẽ ở trên thế giới. Việt Nam là đất nƣớc đang trên đà phát triển và hội nhập. Vấn
đề giáo dục là một trong những nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển
đó. Vì vậy nâng cao chất lƣợng giáo dục là nhiệm vụ cấp thiết.
Giáo dục là một dịch vụ hàng hóa và chất lƣợng đào tạo của một cơ sở
giáo dục sẽ thể hiện năng lực và uy tín của cơ sở giáo dục đó khi cung cấp “sản
phẩm ” của mình ra thị trƣờng lao động. Một sản phẩm đào tạo có chất lƣợng tốt
sẽ đƣợc thị trƣờng đón nhận và ngƣợc lại. Vì vậy có thể nói chất lƣợng đào tạo là
sự sống còn của nhà trƣờng.
Quá trình hội nhập kinh tế đƣa lại cho nền giáo dục cách nhìn nhận mới về
chƣơng trình đào tạo theo phƣơng châm đa dạng hóa, đa phƣơng hóa làm cho
nền giáo dục tiếp cận với nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Mặt khác xã
hội đang đòi hỏi cấp bách sản phẩm đào tạo của nhà trƣờng thỏa mãn nhu cầu
của nhà tuyển dụng trong điều kiện hiện tại và tƣơng lai là sinh viên sau khi tốt
nghiệp phải có kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, có kỹ năng thực hành
thành thạo về chuyên môn, có khả năng làm việc, giải quyết công việc thuộc
chuyên môn đào tạo trong thực tế.
Ngày 5/1/2009 Bộ giáo dục công bố tại Hội nghị toàn quốc chất lƣợng
giáo dục Đại học diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh kết quả khảo sát từ đề tài
trọng điểm cấp Bộ do Đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, các
nhà tuyển dụng phải đào tạo lại cho hơn 50% sinh viên tốt nghiệp vì không đáp
9
ứng đƣợc yêu cầu chuyên môn. Trƣờng hợp tuyển dụng của tập đoàn Intel đầu
năm 2007 sử dụng bài Test đối với 2000 sinh viên năm cuối tại 5 Đại học lớn ở
thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả chỉ có 90 em đáp ứng trên 60% yêu cầu của
quy định tuyển dụng. Hầu hết các ý kiến cho rằng việc đánh giá các sản phẩm
giáo dục nhƣ sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học sẽ chỉ ra chính
xác kết quả thực tế của các trƣờng.
Bộ GD-ĐT đã ban hành hƣớng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
ngành đào tạo ĐH-CĐ. Theo Bộ GD-ĐT đây là giải pháp góp phần nâng cao
chất lƣợng đào tạo của từng cơ sở đào tạo và toàn ngành, là cam kết của các cơ
sở giáo dục đại học về chất lƣợng đào tạo với xã hội, cũng nhƣ về năng lực của
ngƣời học sau khi tốt nghiệp.
Hiện nay nhiều trƣờng Đại học cao đẳng đã công bố chuẩn đầu ra. Nhà
trƣờng và xã hội cũng rất quan tâm đến việc làm và khả năng đáp ứng công việc
của sinh viên tốt nghiệp. Sinh viên có đáp ứng đƣợc mục tiêu đào tạo đề ra của
trƣờng học hay không, có làm việc đúng chuyên ngành và phát huy đƣợc kiến
thức kỹ năng nhƣ thế nào. Điều đó sẽ giúp nhà trƣờng có những giải pháp phù
hợp trong quá trình đào tạo.
Trƣờng Đại học Thủy lợi là trƣờng đại học chuyên ngành ở nƣớc ta đào
tạo nguồn nhân lực trình độ cao về lĩnh vực thuỷ lợi, thuỷ điện và tài nguyên
nƣớc phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh kinh tế và phát
triển nông thôn trên phạm vi cả nƣớc. Nền kinh tế xã hội của quốc gia, khu vực
và quốc tế hiện nay cũng nhƣ sự phát triển của khoa học đòi hỏi Trƣờng Đại học
Thuỷ lợi phải trở thành một trƣờng đại học hiện đại, tiên tiến để có thể đảm trách
đƣợc nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng những yêu cầu
của ngành nƣớc. Khoa Kỹ thuật biển là khoa liên kết đào tạo với Hà Lan trên cơ
10
sở dự án “ Nâng cao năng lực đào tạo ngành Kỹ thuật bờ biển tại trường Đại
học Thủy lợi” để đào tạo ra nguồn nhân lực cung cấp cho xã hội nhằm khai thác
và phát triển bền vững khu vực ven biển và hải đảo. Khoa áp dụng chƣơng trình
đào tạo của Hà Lan tuy nhiên tính phù hợp của chƣơng trình cần phải xem xét.
Do đó đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên khoa Kỹ thuật biển có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cải tiến chƣơng trình đào tạo để phù hợp với
yêu cầu của các nhà tuyển dụng lao động nói riêng và nhu cầu thực tế của thị
trƣờng lao động hiện nay.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “ Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của
sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đối với yêu cầu của thị trƣờng lao
động Hà Nội ” làm đề tài luận văn thạc sỹ cho chuyên ngành Đo lƣờng và đánh
giá trong giáo dục.
- Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm xem xét, đánh giá đƣợc mức độ
đáp ứng của sinh viên đối với công việc thực tế mà họ đang đảm nhận trên địa
bàn Hà Nội. Đó chính là mong muốn của khoa Kỹ thuật biển khi cung cấp sản
phẩm đào tạo ra thị trƣờng đạt đƣợc chất lƣợng kỳ vọng.
+ Từ kết quả nghiên cứu đó cung cấp thông tin cho khoa để khoa Kỹ thuật
biển có thể có những điều chỉnh chƣơng trình đào tạo cho phù hợp nhằm tăng
cƣờng khả năng đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của thị trƣờng
lao động nói chung, thị trƣờng lao động Hà Nội nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ
thuật biển trên các mặt: kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp.