Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở hà nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học
sinh tiểu học ở Hà Nội
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Người hướng dẫn: TS. Đỗ Ngọc Khanh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận: lịch sử nghiên cứu vấn đề stress và stress ở
giảng viên đại học, khái niệm stress và những vấn đề lý luận, khái niệm học sinh
tiểu học và những đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi. Tìm hiểu tổ chức và
phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh
tiểu học ở Hà Nội. Phân tích kết quả nghiên cứu: stress của học sinh tiểu học trong
quá trình học tập, những nhân tố liên quan đến mức độ stress ở học sinh tiểu học,
ảnh hưởng của stress tới các mặt hoạt động của học sinh tiểu học. Đề xuất kiến
nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu những nhân tố có ảnh hưởng đến stress ở học
sinh, qua đó giúp học sinh đạt được những thành tích cao trong học tập và trong
cuôc sống.
Keywords: Tâm lý học; Tâm lý giáo dục; Học sinh tiểu học; Tâm lý học trẻ em;
Hà Nội
Content
. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam rối nhiễu tâm lý học đường (trong đó có stress) đã trở thành vấn đề
được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh quan tâm. Đã có một
số công trình nghiên cứu về vấn đề học đường đã nhấn mạnh cách yếu tố như sức ép xã
hội, gia đình, chương trình học quá tải, tình trạng dạy thêm học thêm, bệnh thành tích
trong thi cử... là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress học đường ngày càng tăng
cao. Hậu quả stress học đường có ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và học tập của trẻ. Trẻ
trở nên rất khó tập trung trong học tập, học hành sa sút ở tất cả các môn bất chấp mọi nỗ
lực cố gắng. Nặng hơn, trẻ có những hành vi bột phát, thiếu kiểm soát như bỏ học, phá
rối, bỏ nhà, đánh nhau thậm chí tự sát hoặc trở nên loạn thần. Đối với học sinh bậc tiểu
học hiện nay, các em có đang gánh chịu những sức ép học đường hay không? Nếu có
chúng ảnh hưởng như thế nào tới kết quả học tập và đời sống của các em? Và đâu là giải
pháp để ngăn chặn stress học đường ở học sinh tiểu học? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi
đã lựa chọn lựa chọn đề tài: Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở
Hà Nội làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2.Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu thực trạng mức độ căng thẳng tâm lý (stress) của học
sinh tiểu học và yếu tố có liên quan, qua đó đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm
giảm thiếu những tác nhân có liên quan đến stress ở học sinh hiện nay.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ căng thẳng tâm lý (stress) của học sinh bậc tiểu học
3.2. Khách thể nghiên cứu
- 200 học sinh bậc tiểu học.
- 20 giáo viên của các trẻ nêu trên.
4. Giả thuyết khoa học
- Tỷ lệ trẻ gặp stress ở mức độ vừa và cao ở bậc tiểu học chiếm từ 10 – 17% trên
tổng số trẻ đang theo học trong nhà trường. Nguyên nhân chính là do những gánh nặng
trong học tập mà các em phải thực hiện trong quá trình học tập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cho đề tài.
- Xác định tỷ lệ học sinh mắc stress ở các mức độ khác nhau.
- Xác định những yếu tố có liên quan đến stress trong học tập ở học sinh tiểu học.
- Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm giúp học sinh tránh được stress và đạt được
những thành tích cao trong học tập và trong cuộc sống.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về khách thể nghiên cứu, chúng tôi tập trung tìm hiểu mức độ stress ở học sinh lớp
4, 5 bậc tiểu học.
Về địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành lựa chọn mẫu ngẫu nhiên tại 1 trường
tiểu học ở Hà Nội, đồng thời cũng lựa chọn thêm 1 trường tiểu học ở Quảng Ninh để so
sánh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Comment [NK1]: Để một số thôi vì mình không
xem xét hết tất cả các yêu tố