Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1157

Đánh giá chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRỊNH QUY BÌNH YÊN

ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ

TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ

TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Duy Thuân

Học viên: Trịnh Quy Bình Yên

Lớp: Cao học luật, khóa 21

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Trịnh Quy Bình Yên là học viên cao học luật khóa 21, được giao

thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ “Đánh giá chứng cứ trong luật tố tụng hình sự

Việt Nam”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không hề

có sự sao chép chiếm đoạt công trình của người khác. Những số liệu, thông tin được

sử dụng trong đề tài được thu thập từ những nguồn chính xác và trung thực. Kết quả

của luận văn chưa công bố ở các công trình khác. Tôi xin chịu trách nhiệm với đề

tài của mình.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trịnh Quy Bình Yên

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật hình sự

CQĐT : Cơ quan điều tra

HĐXX : Hội đồng xét xử

HSPT : Hình sự phúc thẩm

HSST : Hình sự sơ thẩm

TAND : Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

TGTT : Tham gia tố tụng

THTT : Tiến hành tố tụng

TTHS : Tố tụng hình sự

VAHS : Vụ án hình sự

VKS : Viện kiểm sát

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG

TỐ TỤNG HÌNH SỰ ................................................................................................5

1.1. Chứng cứ và đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự..................................5

1.1.1. Khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự .......................................................5

1.1.2. Nhận thức về đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự....................................8

1.2. Nguyên tắc và căn cứ đánh giá chứng cứ.......................................................11

1.3. Đánh giá chứng cứ đối với từng loại chứng cứ, loại nguồn chứng cứ và

trong các giai đoạn tố tụng .....................................................................................15

1.3.1. Phân loại chứng cứ và đánh giá chứng cứ đối với từng loại chứng cứ..........15

1.3.2. Đánh giá chứng cứ theo đặc điểm của nguồn chứng cứ.................................16

1.3.3. Đánh giá chứng cứ trong các giai đoạn tố tụng hình sự ................................19

1.4. Lịch sử lập pháp tố tụng hình sự về đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình

sự Việt Nam và quy định pháp luật tố tụng hình sự một số nước về đánh giá

chứng cứ...................................................................................................................20

1.4.1. Lịch sử lập pháp tố tụng hình sự về đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự

Việt Nam....................................................................................................................20

1.4.2. Pháp luật Tố tụng hình sự các nước về đánh giá chứng cứ............................25

CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT

ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ.........29

2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về đánh giá

chứng cứ...................................................................................................................29

2.1.1. Quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về đánh giá chứng cứ .........29

2.1.2. Những điểm mới của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về đánh giá chứng cứ

...................................................................................................................................32

2.2. Thực trạng hoạt động tố tụng hình sự về đánh giá chứng cứ......................33

2.2.1. Thực trạng đánh giá chứng cứ trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự ...........33

2.2.2. Thực trạng đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự..........36

2.2.3. Thực trạng đánh giá chứng cứ trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự............42

2.2.4. Thực trạng đánh giá chứng cứ trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự ............46

2.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc đánh giá chứng cứ .........52

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.............57

3.1. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình

sự...............................................................................................................................57

3.2. Giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá chứng cứ trong tố

tụng hình sự Việt Nam............................................................................................60

3.2.1. Hoàn thiện lý luận chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam........................60

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật liên quan đến chứng minh trong luật tố tụng hình sự.......61

3.2.3. Đề cao và thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự ............63

3.2.4. Đề cao trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm công vụ đối với cán bộ có trách

nhiệm chứng minh .....................................................................................................64

3.2.5. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, các chủ thể thực hiện hoạt

động đánh giá chứng cứ............................................................................................67

3.2.6. Phát huy vai trò công tác kiểm sát, kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự 68

KẾT LUẬN..............................................................................................................71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, muốn giải quyết một cách đúng đắn

vụ án và xác định đúng sự thật khách quan thì các cơ quan tiến hành tố tụng, người

tiến hành tố tụng phải nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các chứng cứ của vụ án, từ

đó tìm ra chân lý khách quan. Đánh giá chứng cứ là hoạt động quan trọng của quá

trình chứng minh. Đánh giá chứng cứ là một trong những vấn đề có vị trí đặc biệt

quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn của hoạt động tố tụng hình sự.

Điều 103 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

một lần nữa đã khẳng định phải đảm bảo tranh tụng trong tố tụng hình sự, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân. Để phát huy tinh thần này,

việc hoàn thiện hoạt động chứng minh đặc biệt là hoạt động đánh giá chứng cứ

chính là thực hiện đúng theo Hiến pháp và yêu cầu cải cách tư pháp đến năm 2020.

Thực tiễn giải quyết vụ án hình sự thời gian qua cho thấy, những vụ án oan sai, bỏ

lọt tội phạm là do có liên quan đến sai sót trong đánh giá chứng cứ. Tình trạng này

không chỉ nằm ở yếu tố chuyên môn mà còn từ phía pháp luật tố tụng hình sự.

Những quy định về việc đánh giá chứng cứ còn chưa đầy đủ, cụ thể đã gây ra không

ít khó khăn cho quá trình xác định sự thật vụ án. Tác giả cho rằng đây là rào cản

khó khăn nhất cho quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy tác giả đã chọn đề tài “đánh

giá chứng cứ trong tố tụng hình sự” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu

Đánh giá chứng cứ là một trong những hoạt động chứng minh quan trọng

trong Tố tụng hình sự. Một mặt có thể giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến

hành tố tụng xác định sự thật khách quan, mặt khác sẽ làm hạn chế thấp nhất tình

trạng bỏ lọt tội phạm và kết án sai người vô tội. Nghiên cứu về quy định đánh giá

chứng cứ trong tố tụng hình sự có thể kể tên một số công trình nghiên cứu của các tác

giả ở các góc độ, cấp bậc khác nhau. Có thể kể đến công trình của những tác giả như:

Đỗ Văn Đương(2011): “Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự”. Ở

công trình nghiên cứu này, tác giả đã nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản gồm khái

niệm, nguyên tắc và phương pháp đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên kết quả công trình

chỉ dừng lại ở nền tảng lý luận mà thiếu phần thực tiễn, phân tích đánh giá quy định

Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Các tác giả Nguyễn Văn Cừ: “Chứng cứ trong tố

tụng hình sự Việt Nam” và Trần Quang Tiệp: “Chế định chứng cứ trong Luật tố tụng

hình sự Việt Nam” cũng mang nội dung tương tự khi chỉ nêu xoay quanh vấn đề lý

luận về chứng cứ mà không có sự chuyên sâu vào hoạt động đánh giá chứng cứ trong

thực tiễn từ đó thiếu những kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động đánh giá chứng cứ

2

trong tố tụng hình sự. Tác giả Nguyễn Ngọc Duy: “Phương pháp nghiên cứu, đánh

giá chứng cứ trong tố tụng hình sự và kĩ năng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự” thì

hoạt động chứng cứ được tác giả phân tích kĩ theo từng giai đoạn tố tụng tuy nhiên

vẫn chưa nêu những định hướng nâng cao hiệu quả đánh giá chứng cứ.

Luận văn thạc sĩ có tác giả Lương Quốc Phòng(2010):” Kiểm sát hoạt động

kiểm tra đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra” nội dung luận văn chỉ nêu lên

hoạt động kiểm sát đánh giá chứng cứ và chỉ giới hạn trong giai đoạn đièu tra vụ án

hình sự. Khóa luận tốt nghiệp có hai tác giả là Phạm Thị Anh Thư(2003): “Đánh giá

chứng cứ trong tố tụng hình sự- lý luận và thực tiễn” và Trần Thị Mỹ Thuận(2013):

“Đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự”. Ưu điểm của hai tác giả là đã phân tích

rất chi tiết các vấn đề lý luận về đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự nhưng bên

cạnh đó vẫn còn những hạn chế. Đối với tác giả Phạm Thị Anh Thư do công trình

thực hiện đã lâu, chủ yếu phân tích dựa trên quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

năm 1988 nên nhiều quy định đã không còn phù hợp. Đối với tác giả Trần Thị Mỹ

Thuận thì phân tích dựa trên quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 mà chưa so

sánh với Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Như vậy có thể khẳng định ở cấp độ luận văn

thạc sĩ chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá chứng cứ trong tố

tung hình sự. Ngoài ra trong quá trình tìm hiểu đề tài, tác giả cũng nhận thấy có

những bài viết trên tạp chí khoa học của nhiều tác giả như: Bùi Kiên Điện( tạp chí

luật học số 12/1997) Đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự; Đỗ Văn Đương ( tạp

chí kiểm sát số 8/2004) Những điểm mới về thu thập và đánh giá chứng cứ; Trần

Quang Tiệp ( tạp chí nhà nước pháp luật số 5/2007) Một số vấn đề về phương pháp

thu thập kiểm tra đánh giá chứng cứ; Hoàng Thị Minh Sơn (tạp chí Luật học số

7/2008) Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong

tố tụng hình sự; Lương Hải Yến( tạp chí Khoa học Kiểm sát số 3/2016) Bàn về

hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ của Viện Kiểm Sát nhân dân trong giai đoạn

điều tra, truy tố các vụ án hình sự theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm

2015… các công trình này là những công trình riêng lẻ và chưa bao quát hết các vấn

đề đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ quy định của pháp luật và thực trạng

đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả, chất lượng hoạt động đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ

án hình sự ở Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn giải

quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: Hệ thống, làm rõ những vấn đề lý luận về đánh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!