Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt tại một số phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÀO DUY HƯNG
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI
SINH HOẠT TẠI MỘT SỐ PHƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học : TS. Dư Ngọc Thành
Thái Nguyên - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Dư Ngọc
Thành Tôi cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một
học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày..... tháng.... năm 2021
Tác giả
Đào Duy Hưng
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm - Đại học
Thái Nguyên và thầy cô giáo hướng dẫn khoa học, tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt tại một số phường trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên”.
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, tôi nhận được sự hướng dẫn tận
tình của TS. Dư Ngọc Thành, các thầy cô giáo Khoa Môi trường, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Dư Ngọc Thành,
thầy cô giáo hướng dẫn khoa học cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Môi
trường, trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo tại Phòng thí nghiệm trường Đại
học Khoa học, bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã
động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày..... tháng.... năm 2021
Tác giả
Đào Duy Hưng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii
MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...........................................viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................... 4
1.1.2. Thành phần và đặc tính của nước thải sinh hoạt ...................................... 5
1.1.3. Các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt........................ 7
1.1.4. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải .................................... 14
1.2. Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tới môi trường và con người ............. 18
1.2.1. Ảnh hưởng tới con người........................................................................ 18
1.2.2. Ảnh hưởng tới môi trường...................................................................... 19
1.3. Tình hình nghiên cứu về nước thải sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam...... 20
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 20
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.......................................................... 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................... 36
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................. 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 36
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 36
2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài ................................................................. 36
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên. ............... 36
iv
2.2.2. Tìm hiểu các nguồn phát sinh chính và hệ thống thu gom nước thải sinh
hoạt trên bàn TP. Thái Nguyên......................................................................... 36
2.2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải trên địa bàn TP. Thái Nguyên.. 36
2.2.4. Dự báo lượng nước thải sinh hoạt đến năm 2030................................... 36
2.2.5. Đề xuất giải pháp quản lý và xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn
TP.Thái Nguyên................................................................................................ 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 36
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp.................................... 36
2.3.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa............................................. 37
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích......................................................... 37
2.3.4. Phương pháp tổng hợp và so sánh .......................................................... 39
2.3.5. Phương pháp thu thập số liệu từ thực địa ............................................... 39
2.3.6. Phương pháp đánh giá nhanh, phỏng vấn người dân trực tiếp về hiện
trạng môi trường ............................................................................................... 39
2.3.7. Phương pháp dự báo lượng nước thải..................................................... 39
2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 40
2.3.9. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia............................................ 41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 42
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của TP Thái Nguyên ....................... 42
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................... 42
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................... 45
3.2. Nghiên cứu tìm hiểu các nguồn phát sinh chính và hệ thống thu gom nước
thải sinh hoạt trên bàn T.Phố Thái Nguyên ...................................................... 49
3.2.1. Tìm hiểu các nguồn phát sinh chính nước thải sinh hoạt trên bàn T.Phố
Thái Nguyên...................................................................................................... 49
3.2.2. Nghiên cứu tìm hiểu hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt các phường
trung tâm trên bàn TP Thái Nguyên ................................................................. 53
3.3. Đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
........................................................................................................................... 55
3.3.1. Kết quả phân tích các chỉ tiêu................................................................. 55
3.3.2. Đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt thông qua ý kiến người dân... 67
3.4. Dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và lưu lượng nước thải sinh hoạt
phát sinh............................................................................................................ 74
v
3.5. Đề xuất giải pháp thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên .............................................................................................. 77
3.5.1. Giải pháp kỹ thuật................................................................................... 78
3.5.1.1. Phương án thu gom nước thải sinh hoạt .............................................. 78
3.5.1.2. Phương án xử lý nước thải sinh hoạt................................................... 82
3.5.2. Các giải pháp khác.................................................................................. 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 87
1. Kết luận......................................................................................................... 87
2. Kiến nghị....................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 89
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 93
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Thành phần nước thải sinh hoạt chưa xử lý...................................... 6
Bảng 1. 2: Hàm lượng chất ô nhiễm trong NTSH và nước thải đô thị............... 7
Bảng 1. 3: Tải lượng chất ô nhiễm do người...................................................... 7
Bảng 1. 4: Lượng nước sử dụng hàng ngày của các hộ gia đình...................... 20
Bảng 1. 5: Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu đô thị của một
số tỉnh, thành phố tại Việt Nam........................................................ 23
Bảng 1. 6: Phát sinh và xử lý nước thải sinh hoạt của một số địa phương trong
khu vực năm 2018 ............................................................................ 26
Bảng 1. 7: Chỉ số đánh giá chất lượng nước WQI............................................... 28
Bảng 3.1: Đặc trưng nước thải sinh hoạt tại phường Hoàng Văn Thụ............. 49
Bảng 3.2: Đặc trưng chất lượng nước thải của chợ.......................................... 51
Bảng 3.3: Đặc trưng nước thải y tế................................................................... 52
Bảng 3.4: Nguồn tiếp nhận NTSH của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu.... 53
Bảng 3.5: Chất lượng nước tại một số điểm tiếp nhận nước thải sinh hoạt ..... 56
Bảng 3.6: Ý kiến của người dân về môi trường nước thải sinh hoạt của thành
phố Thái Nguyên .............................................................................. 68
Bảng 3.7: Phân bố tài nguyên nước mặt cho thành phố Thái Nguyên ............. 74
Bảng 3.8: Dự báo dân số thành phố Thái Nguyên đến năm 2030.................... 76
Bảng 3. 9. Dự báo lượng nước thải sinh hoạt phát sinh ................................... 77
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1: Tỷ lệ phát sinh NTSH tại các vùng trên cả nước ............................ 24
Hình 1. 2: Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên một đơn vị ....... 24
Hình 1. 3: Tỷ lệ các đô thị có công trình XLNT đạt tiêu chuẩn....................... 25
Hình 1. 4: Tỷ lệ giá trị WQI tại các điểm quan trắc thuộc các lưu vực sông trên
cả nước giai đoạn 2014 – 2018....................................................... 29
Hình 1. 5: Bản đồ chất lượng nước theo WQI năm 2018 trên cả nước [21].... 30
Hình 1. 6: Diễn biến chất lượng nước sông Cầu năm 2017 – 2018 ................. 32
Hình 1. 7: Diễn biến giá trị WQI trên các sông thuộc LVS Cầu...................... 33
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên............................................... 42
Hình 3.2: Biểu đồ đánh giá chung về hiện trạng môi trường nước ...........Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.3: Biểu đồ đánh giá cảm quan mùi của nước ở các cống rãnh thoát nước
thông qua ý kiến của người dân trên địa bànError! Bookmark not
defined.
Hình 3.4: Biểu đồ đánh giá cảm quan màu của nước thải phát sinh từ khu dân
cư thông qua ý kiến của người dân trên địa bànError! Bookmark
not defined.
Hình 3.5: Biểu đồ đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nước đến sức khỏe
thông qua ý kiến của người dân trên địa bànError! Bookmark not
defined.
Hình 3.6: Biểu đồ đánh giá mức độ đảm bảo của hệ thống xử lý nước thải
trước khi thải ra môi trường thông qua ý kiến của người dân trên
địa bàn.............................................Error! Bookmark not defined.
Hình 3.7: Biểu đồ phân bố tài nguyên nước mặtError! Bookmark not
defined.
viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BOD : Nhu cầu oxi sinh hóa
BTNMT : Bộ Tài nguyên và môi trường
COD : Nhu cầu oxi hóa học
DO : Oxi hòa tan
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ-BTNMT : Quyết định - Bộ Tài nguyên và Môi trường
QĐ-TTg : Quyết định thủ tướng
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TN&MT : Tài Nguyên và Môi trường
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
WHO : Tổ chức y tế thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống, quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước. Mặt khác, nước cũng có
thể gây tai họa cho con người và môi trường. Việt Nam là quốc gia có hệ thống
sông ngòi dày đặc với tổng lượng dòng chảy nước mặt hàng năm lên đến 830 –
840 tỷ m3
. Tuy nhiên, Việt Nam không phải là quốc gia giàu về nước. Tài
nguyên nước của nước ta phụ thuộc nhiều vào các nước có chung nguồn nước
phía thượng lưu, với gần 2/3 tổng lượng nước mặt hàng năm là từ ngoài biên
giới chảy vào. Chất lượng nước mặt của Việt Nam đang có chiều hướng ngày
càng bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, sự gia
tăng dân số, gia tăng nhu cầu về nước do gia tăng chất lượng cuộc sống, đô thị
hoá cũng như quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước kém hiệu
quả, thiếu bền vững đang là mối đe dọa an ninh nguồn nước và có nguy cơ sẽ
kéo theo nhiều hệ luỵ khó lường (Lê Trình và Nguyễn Thế Lộc, 2008)[25].
Xã hội ngày càng phát triển thì chất lượng môi trường sống ngày càng
phải nâng cao nhất là vấn đề về thức ăn, nước uống và vệ sinh môi trường.
Thực tế cho thấy vấn đề về vệ sinh môi trường tại các khu vực dân cư tập
trung nhỏ ít được quan tâm, bằng chứng là nguồn nước thải sinh hoạt tại những
khu vực này được thải thẳng trực tiếp ra kênh, rạch, sông suối nhỏ và đổ vào
hệ thống sông chính. Quá trình này cứ tiếp diễn hàng ngày, hàng tháng, hàng
năm vô tình làm cho chất lượng nguồn nước cấp (nước sông, nước ngầm) suy
giảm về chất lượng và hậu quả là làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân
và hệ sinh thái tại khu vực nơi đó. Lý giải cho nguyên nhân này là nguồn chi
phí để lắp đặt một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thông thường là khá cao.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ngoài nguồn chi phí khá cao để lắp đặt và xây dựng
một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thông thường thì vẫn còn tồn tại hữu