Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá chất lượng dịch vụ công dưới góc nhìn của người dân - Trường hợp cấp hộ chiếu qua mạng tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Đánh giá chất lƣợng dịch vụ công dƣới
góc nhìn ngƣời dân: Trƣờng hợp cấp hộ chiếu qua mạng” là bài nghiên cứu của
chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc
công bố hoặc đƣợc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận
văn này mà không đƣợc trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trƣờng đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016
HỌC VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Thị Bích Ngọc
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân còn có
sự hƣớng dẫn nhiệt tình của Quý Thầy, Cô cũng nhƣ sự động viên ủng hộ nhiệt tình
của gia đình, đồng nghiệp, bạn bè trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận
văn. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy, Cô là giảng viên
khoa đào tạo Sau đại học, Trƣờng đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho
tôi và học viên các lớp những kiến thức quý báu cũng nhƣ tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô công tác tại Khoa Sau Đại học đã hƣớng dẫn
quy trình thực hiện, cũng nhƣ thông tin về các quy định, thể thức trình bày, thông
tin liên quan đến quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn
Quang Trung – Giảng viên Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình hƣớng dẫn tôi
thực hiện luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, dƣới sự
hƣớng dẫn nhiệt tình và khoa học của thầy, tôi đã học đƣợc những phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học bổ ích và mở rộng kiến thức cá nhân.
Tôi xin cảm ơn đến Gia đình, ngƣời thân, đồng nghiệp và bạn bè của tôi đã
luôn luôn ủng hộ động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng
lực cũng nhƣ kiến thức học tập, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận đƣợc những đóng góp chân thành từ quý Thầy, Cô và các bạn.
iii
TÓM TẮT
Luận văn này với mục đích xác định và lƣợng hóa mối quan hệ giữa các yếu
tố về chất lƣợng dịch vụ đối với sự hài lòng của ngƣời dân đối với dịch vụ cấp hộ
chiếu qua mạng. Dựa trên các lý thuyết liên quan đến nghiên cứu này nhƣ: dịch vụ,
chất lƣợng dịch vụ, dịch vụ công, chất lƣợng dịch vụ điện tử, mô hình
SERVQUAL. Từ cơ sở trên và các nghiên cứu trƣớc đó, luận văn đƣa ra mô hình và
giả thuyết nghiên cứu, trong đó có 6 biến độc lập là sự tin cậy; tính đáp ứng; truy
cập hệ thống; tính an toàn; đặc điểm cổng giao dịch; và khả năng giải quyết vấn đề,
còn biến phụ thuộc là sự hài lòng của ngƣời dân làm hộ chiếu qua mạng.
Bằng phân tích định lƣợng với các công cụ thống kê sử dụng trong nghiên
cứu này nhƣ: thống kê mô tả, Cronbach alpha, EFA, hồi quy, và các kiếm định
trung bình để phân tích số liệu thống kê. Kết quả phân tích cho thấy, đánh giá thang
đo lƣờng với kiểm định Cronbach alpha không loại bất kỳ biến quan sát nào, tuy
nhiên đến phần phân tích nhân tố EFA thì các biến quan sát nhƣ : màu sắc trang
web tạo sự thích thú cho ngƣời xem ; hệ thống website luôn có sẵn cho ngƣời dùng ;
tốc độ truy cập của trang tin điện tử nhanh chóng, ít bị kẹt mạng bị loại. Tiếp theo là
phân tích tƣơng quan và hồi quy nhằm kiểm định giả thuyết nghiên cứu, kết quả
thống kê cho thấy biến sự tin cậy không tác động ý nghĩa đến biến phụ thuộc, còn
các biến còn lại là sự đáp ứng; truy cập hệ thống; sự an toàn; đặc điểm cổng giao
dịch; khả năng giải quyết vấn đề có tác động đến sự hài lòng của ngƣời làm hộ
chiếu qua mạng, đồng thời kết quả hồi quy cũng cho thấy các kiểm định giả định
hồi quy đều cho kết quả đạt yêu cầu. Nhƣ vậy, kết quả kiểm định giả thuyết, cho
thấy các giả thuyết H2, H3, H4, H5 và H6 đƣợc chấp nhận, còn H1 bị loại. Ngoài
ra, giới tính khác nhau hoặc độ tuổi khác nhau thì sự hài lòng về dịch vụ điện tử
cũng khác nhau. Cuối cùng là một số kiến nghị, các hạn chế và hƣớng nghiên cứu
tiếp theo của nghiên cứu này.
iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan........................................................................................................... i
Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii
Tóm tắt .................................................................................................................... iii
Mục lục.................................................................................................................... iv
Danh mục hình ........................................................................................................ vii
Danh mục Bảng....................................................................................................... viii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu..................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu................................................................................... 4
1.6. Kết cấu dự kiến của luận văn........................................................................... 4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 6
2.1. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan..................................... 6
2.1.1. Tổng quan cơ sở lý thuyết .......................................................................... 6
2.1.1.1. Khái niệm dịch vụ ................................................................................... 6
2.1.1.2. Khái niệm về dịch vụ công ..................................................................... 7
2.1.1.3. Chất lƣợng dịch vụ.................................................................................. 8
2.1.1.4. Thang đo SERVQUAL ........................................................................... 8
2.1.1.5. Thang đo SERVPERF............................................................................. 12
2.1.1.6. Chất lƣợng dịch vụ điện tử (E-service)................................................... 12
2.1.2. Các nghiên cứu liên quan ......................................................................... 15
2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu.................................................................... 23
2.2.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 23
2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 25
v
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 30
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 30
3.1.1. Giới thiệu quy trình thực hiện làm hộ chiếu qua mạng ............................... 30
3.1.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 32
3.1.3. Thiết kế nghiên cứu định tính sơ bộ .......................................................... 32
3.1.4. Thiết kế nghiên cứu định lƣợng ................................................................ 34
3.1.4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin và cỡ mẫu ............................................ 34
3.1.4.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ............................................................... 34
3.2. Thang đo ........................................................................................................ 40
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................... 45
4.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát .......................................................................... 45
4.2. Đánh giá thang đo lƣờng ................................................................................. 46
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach alpha ................................. 46
4.2.2. Phân tích nhân tố ..................................................................................... 49
4.2.2.1. Phân tích nhân tố đối với các yếu tố tác động đến sự hài lòng của
ngƣời sử dụng dịch vụ cấp hộ chiếu qua mạng.................................................... 49
4.2.2.2. Phân tích nhân tố đối với nhân tố sự hài lòng......................................... 51
4.3. Phân tích sự tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của ngƣời làm hộ chiếu
qua mạng. ............................................................................................................. 52
4.3.1. Phân tích tƣơng quan................................................................................ 52
4.3.2. Phân tích hồi quy ..................................................................................... 54
4.3.3. Kiểm định các giả định hồi quy ................................................................ 56
4.4. Kiểm định khác biệt về mức độ hài lòng giữa các nhóm nhân khẩu học khác
nhau...................................................................................................................... 60
4.4.1. Kiểm định sự khác biệt mức độ hài lòng giữa Nam và Nữ.......................... 60
4.4.2. Kiểm định sự khác biệt mức độ hài lòng giữa các nhóm tuổi...................... 61
4.4.3. Kiểm định sự khác biệt mức độ hài lòng giữa các nhóm trình độ học vấn ... 63
vi
4.4.4. Kiểm định sự khác biệt mức độ hài lòng giữa nhóm ngƣời làm hộ chiếu
lần đầu và không phải lần đầu. ........................................................................... 64
4.5. Phân tích những đánh giá của ngƣời làm hộ chiếu qua mạng đối với chất
lƣợng dịch vụ điện tử của phòng xuất nhập cảnh Tp.HCM ...................................... 65
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu.......................................................................... 70
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 74
5.1. Kết luận.......................................................................................................... 74
5.2. Một số kiến nghị............................................................................................. 75
5.2.1. Nâng cao chất lƣợng phản hồi và giải đáp các thắc mắc từ ngƣời làm hộ
chiếu................................................................................................................. 75
5.2.2. Nâng cao hiệu quả hƣớng dẫn của cán bộ tiếp dân ..................................... 76
5.2.3. Cần có các hƣớng dẫn cụ thể và thiết kế lại cổng thông tin giao dịch.......... 77
5.2.4. Duy trì và nâng cao hơn nữa tính an toàn của việc cấp hộ chiếu qua
mạng................................................................................................................. 77
5.2.5. Nâng cao hơn nữa tốc độ truy cập hệ thống mạng và sự liên kết với các
thiết bị điện tử khác. .......................................................................................... 78
5.3. Hạn chế của luận văn và hƣớng nghiên cứu tiếp theo........................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 80
BẢNG CÂU HỎI...................................................................................................... 85
PHỤ LỤC KẾT QUẢ................................................................................................ 89
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung hình Trang
Hình 2.1 : Mô hình chất lƣợng dịch vụ, Prasuraman & ctg (1985) 9
Hình 2.2 : Mô hình nghiên cứu của Gunes và ctg (2015) 17
Hình 2.3 : Mô hình nghiên cứu của Al-Kasasbeh và ctg (2011) 18
Hình 2.4 : Mô hình nghiên cứu của Chatfield và AlAnazi (2013) 19
Hình 2.5 : Mô hình nghiên cứu của Behjati và ctg (2012) 19
Hình 2.6 : Mô hình nghiên cứu của Nguyen Manh Hien (2014) 20
Hình 2.7 : Mô hình nghiên cứu của Mokhlis và Aleesa (2011) 22
Hình 2.8 : Mô hình nghiên cứu của Lê Thị Diệu Hiền và ctg (2015) 23
Hình 2.9 : Mô hình nghiên cứu 24
Hinh 3.1: Quy trình làm hộ chiếu qua mạng 30
Hình 3.2: Sơ đồ qui trình nghiên cứu 33
Hình 3.3 : Quy trình phân tích dữ liệu bằng SPSS 35
Hình 4.1 : Phân phối phần dƣ 59
Hình 4.2 : Đồ thị Scatterplot 60
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung bảng Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu 28
Bảng 3.1: Nội dung thang đo yếu tố tin cậy 40
Bảng 3.2: Nội dung Thang đo đo lƣờng yếu tố đáp ứng 41
Bảng 3.3: Nội dung Thang đo đo lƣờng yếu tố truy cập hệ thống 42
Bảng 3.4: Nội dung thang đo đo lƣờng yếu tố sự an toàn 43
Bảng 3.5: Nội dung thang đo đo lƣờng yếu tố đặc điểm công thông tin
giao dịch
43
Bảng 3.6: Nôi dung thang đo đo lƣờng yếu tố khả năng giải quyết vấn đề 44
Bảng 4.1: Thống kê đặc điểm mẫu khảo sát 45
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach alpha 46
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhân tố cho các nhân tố độc lập lần cuối
cùng
49
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố cho nhân tố phụ thuộc 51
Bảng 4.5: Kết quả tƣơng quan tuyến tính 52
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy lần đầu 54
Bảng 4.7. Kết quả tổng hợp mô hình 55
Bảng 4.8. Kết quả ANOVA 55
Bảng 4.9. Hệ số hồi quy 56
Bảng 4.10. Kiểm định tự tƣơng quan 56
Bảng 4.11. Kiểm định đa cộng tuyến 57
Bảng 4.12. Kiểm định phƣơng sai sai số không đổi 58
Bảng 4.13. Thống kê điểm trung bình theo giới tính 61
Bảng 4.14. Kiểm định phƣơng sai và trung bình 61
Bảng 4.15. Thống kê điểm trung bình theo tuổi 61
Bảng 4.16. Kiểm định phƣơng sai 62
Bảng 4.17. Kiểm định ANOVA 62
Bảng 4.18. Kiểm định hậu ANOVA 63
ix
Bảng 4.19. Thống kê điểm trung bình theo học vấn 63
Bảng 4.20. Kiểm định phƣơng sai 64
Bảng 4.21. Kiểm định ANOVA 64
Bảng 4.22. Thống kê điểm trung bình theo tình trạng làm hộ chiếu 64
Bảng 4.23. Kiểm định phƣơng sai và trung bình 65
Bảng 4.24. Đánh giá về sự tin cậy 65
Bảng 4.25. Đánh giá về sự đáp ứng 66
Bảng 4.26. Đánh giá về sự truy cập hệ thống 67
Bảng 4.27. Đánh giá về tính an toàn 68
Bảng 4.28. Đặc điểm cổng giao dịch 69
Bảng 4.29. Khả năng giải quyết vấn đề 70
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
Trong chƣơng 1 luận văn trình bày các nội dung liên quan đến đặt vấn đề
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tƣợng nghiên
cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và trình bày tóm tắt cấu trúc luận văn.
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Sự tự do về internet và sự tăng trƣởng nhanh chóng việc sử dụng mạng
Internet đã có một tác động rất lớn đối với xã hội Việt Nam, đặc biệt tại Tp.HCM
nơi mà việc truy cập internet trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chính điều này cho
phép các mạng lƣới thông tin không chỉ trong nƣớc mà còn trên thế giới cung cấp
một cách hiệu quả các thông tin và dịch vụ giữa các chính phủ với nhau và giữa các
thành phần ngƣời dân: ngƣời dân, doanh nghiệp, ngƣời lao động và các cơ quan
chính phủ (Hujran & ctg., 2013). Theo Chatfield và Alhujran (2009), Chính phủ
điện tử phát triển nhằm nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ công cũng nhƣ hiệu
quả của chức năng quản trị, tính minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan thẩm
quyền. Nhờ vào Chính phủ điện tử mà cơ quan chức năng có cơ hội để xem xét hiệu
quả mà mình cung cấp dịch vụ và đƣa ra các giải pháp để cung cấp dịch vụ công
một cách hiệu quả cho ngƣời sử dụng. Thực tế cho thấy, việc đánh giá chất lƣợng
dịch vụ của các dịch vụ trực tuyến của Chính phủ là việc làm rất quan trọng nhằm
nâng cao hiệu quả đối với việc truyền tải thông tin từ cơ quan Nhà nƣớc đến ngƣời
dân. Trên thế giới, việc đánh giá chất lƣợng dịch vụ tại cả khu vực tƣ nhân và khu
vực công đã đƣợc áp dụng từ những năm 1990 (Donnelly & ctg, 1995) và hiện nay
các nghiên cứu về chất lƣợng dịch vụ nói chung và chất lƣợng dịch vụ công nói
riêng đã đƣợc áp dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, khía cạnh kinh tế xã hội của
các quốc gia.
Đối với Tp.HCM, với mục tiêu cung ứng các dịch vụ công, đặc biệt là dịch
vụ hành chính công cho Nhân dân, doanh nghiệp và tổ chức tại TPHCM không
ngừng cải thiện và nâng cao và để ngƣời dân sống trong môi trƣờng hiện đại, xanh,
2
sạch và an toàn, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hành chính công của các cơ quan hành
chính Nhà nƣớc, trong giai đoạn 2016-2020, Thành phố tập trung thực hiện một số
nội dung công việc trọng tâm để hƣớng đến xây dựng đô thị thông minh lấy chính
quyền điện tử làm trung tâm (Minh Thƣ, 2015). Chính phủ điện tử đã đƣợc triển
khai và đang đƣợc vận hành trong nhiều lĩnh vực nhƣ: hải quan, xuất nhập cảnh,
thuế, giáo dục, y tế. Đối với dịch vụ cấp hộ chiếu qua mạng tại Tp.HCM, vào tháng
8/2015 dịch vụ này mới đƣợc triển khai và đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân
nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ hành chính công, cũng nhƣ hƣớng đến sự hiệu
quả trong việc cung cấp dịch vụ cho ngƣời dân. Hiện nay dịch vụ cung cấp hộ chiếu
qua mạng đã đƣợc nhiều nƣớc thực hiện nhƣ Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Singapore, và đã
mang lại nhiều thành công đối với cấp quản lý, ngoài các lợi ích về tiết kiệm chi phí
và thời gian cho cơ quan công quyền thì việc cấp hộ chiếu qua mạng đã giúp tiết
kiệm thời gian cho ngƣời làm hộ chiếu, vì họ có thể thực hiện đƣợc trên các phƣơng
tiện điện tử có kết nối internet với mọi lúc mọi nơi mà không cần phải đến trụ sở
phòng xuất nhập cảnh nhƣ trƣớc đây. Ngoài ra, dịch vụ cấp hộ chiếu qua mạng cũng
là cách làm phù hợp với xu thế hiện nay khi ngƣời dân có trình độ dân trí cao hơn
và cũng đã và đang sở hữu nhiều thiết bị điện tử với sự tích hợp cao trong việc kết
nối giữa các hệ thống mạng với nhau, do đó dịch vụ này không chỉ đáp ứng nhu cầu
ngƣời dân mà còn đáp ứng sự phát triển công nghệ thông tin hiện nay.
Từ bối cảnh trình bày trên, việc thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lƣợng dịch
vụ công dƣới góc nhìn của ngƣời dân: trƣờng hợp cấp hộ chiếu qua mạng tại
Tp.HCM” để tìm hiểu ngƣời dân đánh giá nhƣ thế nào về chất lƣợng dịch vụ tại
phòng quản lý xuất nhập cảnh Tp.HCM là cần thiết. Ngoài ra, nó nhằm mục đích
mở rộng sự hiểu biết về chính phủ điện tử trong khía cạnh xuất nhập cảnh bằng cách
đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả cung cấp dịch vụ cho ngƣời
dân và sau đó thử nghiệm một mô hình nhằm đánh giá mô hình thực tế tại Tp.HCM.
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố về chất lƣợng dịch vụ đối với sự hài
lòng của ngƣời dân đối với dịch vụ cấp hộ chiếu qua mạng.
- Lƣợng hóa tác động của các yếu tố này đến sự hài lòng của ngƣời dân đối
với chất lƣợng dịch vụ cấp hộ chiếu qua mạng của ngƣời dân.
- Đƣa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng dịch vụ cấp
hộ chiếu qua mạng của ngƣời dân.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào tác động đến sự hài lòng đối với chất lƣợng dịch vụ cấp hộ
chiếu qua mạng của ngƣời dân Tp.HCM ?
- Mức độ tác động của các yếu tố này là nhƣ thế nào?
- Các khuyến nghị và đề xuất nào nhằm nâng cao việc sử dụng dịch vụ cấp
hộ chiếu qua mạng của ngƣời dân Tp.HCM?
1.4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về đối tƣợng khảo sát: Ngƣời dân đã đƣợc cấp hộ chiếu qua mạng và là
ngƣời dân có hộ khẩu tại Tp.HCM và họ là ngƣời đi làm hộ chiếu cho chính bản
thân họ.
+ Thời gian: Dự kiến thực hiện từ 6/2016-8/2016
+ Không gian: Tại địa bàn Tp.HCM.
- Đối tƣợng nghiên cứu
Đánh giá của ngƣời làm hộ chiếu qua mạng đối với chất lƣợng dịch vụ mà
phòng xuất nhập cảnh cung cấp. Ngoài ra, đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là
mối quan hệ của của các yếu tố liên quan đến chất lƣợng dịch vụ điện tử đối với sự
hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ này.