Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá các yếu tố rủi ro của dự án Design-Build ở thành phố Hồ Chí Minh
PREMIUM
Số trang
58
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1313

Đánh giá các yếu tố rủi ro của dự án Design-Build ở thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

2019

Đánh giá các yếu tố rủi ro của dự án

Design-Build ở thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Thanh Phong

v

CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU......12

1.1. Lý do nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài.........................................12

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................14

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................14

CHƯƠNG 2 - TỔNG LƯỢC VÀ KHẢO SÁT VỀ CÁC YẾU TỐ RỦI RO

CỦA DỰ ÁN DESIGN-BUILD .....................................................................16

2.1. Khái niệm dự án......................................................................................16

2.2. Khái niệm dự án thiết kế-thi công (design-build)...................................19

2.3. Ưu điểm của dự án thiết kế-thi công (design-build)...............................23

2.4. Nhược điểm của dự án thiết kế-thi công (design-build).........................26

2.5. Thực trạng và điều kiện áp dụng dự án thiết kế thi công (design-build) ở

Việt Nam........................................................................................................29

2.6. Một số các yếu tố rủi ro của dự án thiết kế -thi công (design-build) .....33

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THEO MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CÁC YẾU TỐ

RỦI RO............................................................................................................43

2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi ..............................................43

2.2. Kết quả thống kê mô tả của khảo sát bằng bảng câu hỏi........................48

2.3. Phân tích kết quả nghiên cứu..................................................................54

CHƯƠNG 4: XẾP HẠNG CÁC YẾU TỐ RỦI RO CỦA DỰ ÁN DESIGN

BUILD..............................................................................................................57

4.1. Xếp hạng các yếu tố rủi ro của dự án thiết kế-thi công (DB- design

build) ..........................................................................................................57

4.2. Phân tích kết quả xếp hạng các yếu tố rủi ro của dự án thiết kế-thi

công (DB- design build)................................................................................59

MỤC LỤC

vi

KẾT LUẬN .....................................................................................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................65

12

CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài

Ngành công nghiệp xây dựng giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc

dân. Năm 2016, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành Xây dựng duy trì

được mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2016 theo giá hiện hành

ước đạt khoảng 1.089,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2015 chiếm tỷ trọng 6,19%

GDP cả nước (năm 2015 chiếm 5,97% GDP). Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 36,6%,

tăng 0,9% so với năm 2015 (Anh, 2016). Theo dự báo của BMI, ngành xây dựng dân dụng

và công nghiệp ước tính tăng trưởng bình quân 6,6%/năm trong giai đoạn 2017 – 2025, thị

trường ngành xây dựng tiếp tục khả quan trong các năm tới. Kinh tế trong nước tăng trưởng

ổn định, bền vững, tốc độ đô thị hóa được cải thiện và kỳ vọng tăng mạnh trong tương lai,

các sửa đổi, bổ sung của Luật và các quy định pháp luật liên quan, những chính sách hỗ trợ

kích cầu làm cho tình hình thị trường BĐS đang ấm dần lên và kéo theo đó là sự đi lên của

phân khúc xây dựng dân dụng.

Hình 1. Giá trị hiện hành và tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng dân dụng & công

nghiệp

Nguồn: Báo cáo ngành xây dựng dân dụng - Ngân hàng TMCP Quân Đội (2016)

13

Chính nhu cầu xây dựng không ngừng ở các nước đang phát triển như Việt Nam đã làm

cho nhiệm vụ của các nhà quản lý dự án xây dựng (QLDA) ngày càng trở nên thách thức

và khó khăn hơn để có thể điều hành các dự án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất

lượng và có chi phí thấp nhất. Để làm được điều này, nhà QLDA cần phải có được những

công cụ và những hình thức quản lý tốt hơn, chặt chẽ hơn. Mặt khác, để giảm thiểu rủi ro

cho các bên trong quá trình thực hiện dự án thì các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng

cành ngày càng chặt chẽ hơn, và ngày càng nhiều các hình thức hợp đồng mới được áp

dụng. Một trong số đó là dạng hợp đồng Thiết Kê-Thi Công (Design Build).

Ngành xây dựng của Việt Nam chủ yếu tiến hành thực hiện dự án theo phương pháp truyền

thống Design-Bid-Build. Trong đó, dự án được chia nhỏ các thành các gói thầu và giao cho

các đơn vị độc lập cùng phối hợp với chủ đầu tư để thực hiện. Họ sẽ tiến hành các công tác

lập báo cáo đầu tư, khảo sát và lập bản vẽ thiết kế thi công, đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây

lắp, và/hoặc nhà cung cấp thiết bị. Mỗi một công tác được chủ đầu tư giao cho từng nhà

thầu riêng biệt thực hiện. Theo đó, các rủi ro trong quá trình thực hiện dự án từ lúc bắt đầu

triển khai đến khi thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình sẽ được san sẻ đều cho các

bên cùng tham gia dự án. Và chủ đầu tư chính là đầu mối chính chịu trách nhiệm về chất

lượng, tiến độ và chi phí của dự án. Tuy nhiên, việc các nhà thầu riêng biệt thực hiện công

tác khảo sát, thiết kế, lập dự toán sau đó mới triển khai thi công tại hiện trường làm kéo dài

thời gian thực hiện dự án do các thủ tục pháp lý phức tạp. Ngoài ra, đơn vị thi công mất

nhiều thời gian để tìm hiểu về bản vẽ thiết kế, các công tác phát sinh tại hiện trường cần sự

phối hợp giữa chủ đầu tư, đơn vị thi công và đơn vị tư vấn thiết kế. Điều này có thể làm

ảnh hưởng tới tổng tiến độ thực hiện của dự án. Việc các nhà thầu độc lập chỉ chuyên trách

các nhiệm vụ của mình gây tâm lý phụ thuộc vào các đơn vị tư vấn không phát huy được

tính chủ động, linh hoạt và sáng tạo của nhà thầu.

Trong thời gian gần đây, nhiều Chủ đầu tư thuộc nhiều ngành kinh tế khác nhau đã lựa

chọn hình thức tổng thầu Thiết Kế Thi Công (Design-Build) cho dự án của mình. Điều này

đã mang lại lợi ích rất lớn cho quốc gia. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho các doanh nghiệp

xây dựng trong nước và doanh nghiệp tư vấn có điều kiện tiếp cận với một hình thức quản

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!