Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY
ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI 3 XÃ
BÌNH LONG, LA HIÊN, SẢNG MỘC
CỦA HUYỆN VÕ NHAI - TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Thái Nguyên - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY
ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI 3 XÃ
BÌNH LONG, LA HIÊN, SẢNG MỘC
CỦA HUYỆN VÕ NHAI - TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60.62.01.16
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng
Thái Nguyên - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
hề được công bố hoặc sử dụng.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Thúy
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, Phòng quản lý sau đại học, cảm ơn các thầy cô đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trong thời gian thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều
cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận
tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ủy ban nhân dân các xã La
Hiên, Bình Long, Sảng Mộc cùng toàn bộ các hộ gia đình đã giúp đỡ tôi trong
quá trình điều tra thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè
đã động viên, chia sẻ để tôi hoàn thiện luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì những
lý do chủ quan và khách quan cho nên khóa luận không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
thầy cô và các bạn học viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Thúy
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của luận văn ............................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa lí luận...................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 3
1.4. Kết cấu của luận văn................................................................................ 3
Chương 1 ....................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về sinh kế ............................................................................ 4
1.1.2. Sinh kế bền vững................................................................................. 5
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 15
1.2.1. Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế một số nước trên Thế giới.... 15
1.2.2. Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế tại Việt Nam ........................ 19
1.2.3. Những vấn đề liên quan tới hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc
thiểu số tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên............................................... 22
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 23
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 24
2.3.1. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài....................................................... 24
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 30
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Võ Nhai .................................. 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 30
3.1.1.1. Vị trí địa lí ....................................................................................... 30
3.1.1.2. Địa hình........................................................................................... 31
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết.............................................................................. 31
3.1.1.4. Thủy văn.......................................................................................... 32
3.1.1.5. Tài nguyên rừng .............................................................................. 33
3.1.1.6. Tài nguyên đất ................................................................................. 33
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 38
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Võ Nhai............................... 38
3.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội............................................................... 40
3.1.3. Nhận xét chung................................................................................... 45
iv
3.1.3.1. Thuận lợi ......................................................................................... 45
3.1.3.2. Khó khăn ......................................................................................... 46
3.2. Các nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai ... 46
3.2.1. Nguồn lực tự nhiên............................................................................. 47
3.2.2. Nguồn lực con người .......................................................................... 51
3.2.3. Nguồn lực xã hội ................................................................................ 54
3.2.4. Nguồn lực vật chất.............................................................................. 55
3.2.5. Nguồn lực tài chính ............................................................................ 58
3.3. Thực trạng các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện
Võ Nhai........................................................................................................ 58
3.3.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp......................................................... 59
3.3.2. Hoạt động sản xuất phi nông nghiệp................................................... 64
3.3.3. Kết quả sinh kế của người dân............................................................ 65
3.4. Đánh giá thực trạng sinh kế rút ra những ưu, nhược điểm của các hoạt
động sinh kế ................................................................................................. 70
3.4.1. Hoạt động trồng trọt ........................................................................... 70
3.4.2. Hoạt động chăn nuôi........................................................................... 71
3.4.3. Hoạt động lâm nghiệp......................................................................... 72
3.5. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sinh kế bền vững...... 72
3.5.1. Quan điểm, phương hướng ................................................................. 72
3.5.2. Giải pháp ............................................................................................ 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 78
I. KẾT LUẬN .............................................................................................. 78
II. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Diễn giải
1 DFID Vụ Phát triển Quốc tế Anh
2 GTSX Giá trị sản xuất
3 PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia
4 RRA Đánh giá nhanh nông thôn
5 THCS Trung học cơ sở
6 THPT Trung học phổ thông
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai qua các năm của huyện Võ Nhai ........ 34
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất đai phân theo loại đất và phân theo xã/thị
trấn của huyện Võ Nhai năm 2013 ............................................................... 35
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ở huyện Võ Nhai giai đoạn
2010-2013 .................................................................................................... 39
Bảng 3.4: Tình hình dân số huyện Võ Nhai giai đoạn 2011-2013................. 41
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu cơ bản về y tế của huyện Võ Nhai........................ 43
Bảng 3.6: Hiện trạng đất đai bình quân của các hộ điều tra của huyện Võ Nhai
năm 2014 ..................................................................................................... 47
Bảng 3.7: Tình hình nhân khẩu lao động của các hộ điều tra năm 2014........ 52
Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu về chủ hộ của các hộ điều tra năm 2014............... 53
Bảng 3.8: Tài sản trung bình của hộ điều tra huyện Võ Nhai........................ 57
Bảng 3.9: Diện tích cây trồng của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2013...... 60
Bảng 3.10: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của các hộ điều tra ........... 61
Bảng 3.11: Tình hình nguồn lực rừng của các hộ điều tra năm 2013 ............ 63
Bảng 3.12: Tình hình thu nhập từ rừng của các hộ điều tra năm 2013 .......... 63
Bảng 3.13: Chi phí trung bình cho sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp của
các hộ điều tra huyện Võ Nhai ..................................................................... 66
Bảng 3.14: Trung bình doanh thu của hộ điều tra huyện Võ Nhai ................ 67
Bảng 3.15: Thu nhập trung bình từ nông nghiệp của hộ ............................... 68
Bảng 3.16: Thu nhập bình quân của hộ điều tra huyện Võ Nhai................... 69
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững ................................................................. 6
Hình1.2: Nguồn vốn sinh kế........................................................................... 8
Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Võ Nhai ............................................... 30
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các loại đất huyện Võ Nhai năm 2013 .......................... 36
Biểu đồ 3.2 : Tỷ lệ dân số phân theo thành thị, nông thôn năm 2013............ 41
Biểu đồ 3.3: Thành phần các dân tộc huyện Võ Nhai ................................... 42
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu diện tích đất của các hộ điều tra huyện Võ Nhai năm
2014 ............................................................................................................. 48
Biều đồ 3.5: Cơ cấu đất lâm nghiệp của các hộ điều tra huyện Võ Nhai....... 50
Biểu đồ 3.6: Nhà ở của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2014 ...................... 56
Biểu đồ 3.7: Nguồn tài sản vật chất của các hộ điều tra ................................ 57
Biểu đồ 3.8: Cơ cấu thu nhập từ nông nghiệp của hộ điều tra ....................... 69
1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 67,54 % dân số sống ở nông
thôn, lao động nông nghiệp chiếm 47,5 % lao động cả nước. Nông thôn là
nơi cư trú, sinh sống của hầu hết các dân tộc như: Tày, Nùng, Dao, Thái,
Mông, Dáy…..mỗi dân tộc có những cách mưu sinh, kiếm sống khác nhau
nhưng nhìn chung người dân ở vùng đồng bằng có những thuận lợi hơn về
việc kiếm sống.
Hiện nay sự chênh lệch về giàu nghèo ở nước ta vẫn còn cao, chênh
lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng và
ngay cả trên cùng địa bàn sinh sống cũng có sự chênh lệch giàu nghèo. Có sự
chênh lệch này là do nhiều yếu tố chủ quan, khách quan, một trong những yếu
tố đó là hoạt động sinh kế của từng người, từng hộ dân là khác nhau. Những
người dân tộc miền núi luôn gặp khó khăn hơn vùng đồng bằng, đô thị nhưng
nếu biết cách khai thác các nguồn lực sẵn có của địa phương, có các hoạt
động sinh kế phù hợp thì hiệu quả sản xuất sẽ cao, sẽ kích thích được phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hướng tới mục tiêu giảm chênh lệch giàu nghèo của cộng đồng dân cư,
một trong những lựa chọn mang tính thời sự đang được chú ý hiện nay là cải
thiện, phát triển các hoạt động sinh kế, phát triển sản xuất nông nghiệp bằng
các can thiệp và hỗ trợ từ bên ngoài với sự nỗ lực của các yếu tố bên trong
cộng đồng.
Sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay
của con người. Để có chiến lược cải thiện, phát triển sinh kế và phát triển sản
xuất, rõ ràng là cần phải có đầy đủ các thông tin về hiện trạng các hoạt động
sinh kế của cộng đồng, phân tích cơ cấu, tỷ lệ thu nhập trong các hoạt động
sinh kế của cộng đồng. Đây được coi là một trong những tiêu chí quan trọng
để phân tích hoạt động sinh kế của cộng đồng.