Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá ảnh hưởng các dạng đê bao mùa lũ Đồng Tháp mười đến môi trường đất và nước rơi với các mô hình canh tác nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tạp chí Đại học Công nghiệp
3
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CÁC DẠNG ĐÊ BAO MÙA LŨ ĐỒNG THÁP
MƢỜI ĐẾN MÔI TRƢỜNG ĐẤT VÀ NƢỚC VỚI CÁC MÔ HÌNH CANH
TÁC NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP
Thái Vũ Bình*
, Lê Huy Bá*
TÓM TẮT
Vai trò của các dạng đê bao tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng Đồng
Tháp Mười nói riêng vẫn là vấn đề được tranh luận nhiều. Dạng đê bao nào tốt cho hệ sinh thái môi
trường mà vẫn mang tính kinh tế, mang tính bền vững trong canh tác nông nghiệp mùa nước nổi?
Nghiên cứu này đang góp phần làm rõ vấn đề đó. Kết qủa nghiên cứu cho thấy, về chất lượng môi
trường nước tại các điểm trong đê bao lửng có xu hướng tốt hơn vùng đê bao triệt để. Đối với
môi trường đất, kết quả cũng thể hiện chỉ tiêu Al3+ trong đất vùng đê bao lửng tốt hơn vùng đê bao
triệt để. Trong khi pH đất tại khu vực trong đê bao lửng cũng như đê bao triệt để đều có xu hướng tốt
lên vào thời điểm sau lũ.
Từ khóa: Đê bao lửng, đê bao triệt để, hệ sinh thái nông nghiệp, phát triển bền vững
ESTIMATING THE INFLUENCE OF DIKES ON AGRICULTURAL ECOENVIRONMENT IN DONG THAP MUOI AREA, DONG THAP PROVINCE
ABSTRACT
The role of two kind of dikes (semi-dike and full-dike) in Dong Thap Muoi area have been
discussed for a long time. Which kind of them is useful for environment and ecosystems as long
as sustainable in agricultural development on flood season? The study have interpreted this
problem. Our result describes, the quality of water environment inside of semi-dike is better than
inside of full-dike, the same result on soil environmental quality with Al3+ parameter. The value of
pH inside of semi-dike and full-dike are also better at the time after flooded.
Keywords: semi-dike, full-dike, agricultural ecosystem
1. GIỚI THIỆU
Khu vực phía Bắc sông Tiền gồm các
huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông và
Thanh Bình thuộc tỉnh Đồng Tháp, có địa thế
đón nhận những dòng lũ đầu tiên về đồng bằng
sông Cửu Long. Vì vậy, sống chung với lũ là
chủ trương và chính sách quan trọng của vùng,
theo đó các hệ thống đê bao, bờ bao cũng được
xây dựng rộng khắp.
Hệ thống canh tác trong vùng phía Bắc
sông Tiền gồm nhiều mô hình canh tác đa
dạng và thay đổi theo mùa vụ, theo thị trường.
Trong khi năng suất và hiệu quả canh tác lại
phụ thuộc rất lớn đến quá trình vận hành đê
bao, lũ, chất lượng môi trường khu vực trong
đê bao.
Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải xác định
được ảnh hưởng của các dạng đê bao đến chất
lượng môi trường trong các mô hình sản xuất
để từ đó đưa ra các giải pháp quản trị các dạng
đê bao nhằm hạn chế sự tác động và bảo đảm
phát triển bền vững.
* Trường Đại học Công nghiệp TPHCM