Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dân số và nguồn lao động ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009
PREMIUM
Số trang
128
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1152

Dân số và nguồn lao động ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM THỊ KIM DUYÊN

DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1999 - 2009

Chuyên ngành: Địa lý học

Mã số: 60.31.95

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VIẾT KHANH

Thái Nguyên - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự

hướng dẫn của PGS.TS. Trần Viết Khanh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu

trong luận văn là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa

học nào, mọi sự trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu

trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Kim Duyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo giảng dạy, Ban

chủ nhiệm khoa Địa Lý; khoa Sau Đại học trường Đại học Sư phạm thuộc

Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên em trong

quá trình học tập và nghiên cứu ở trường.

Đặc biệt với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em trân trọng cảm ơn thầy

PGS.TS. Trần Viết Khanh - người trực tiếp quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ

động viên em làm đề tài bằng cả sự tận tình và trách nhiệm.

Xin cảm ơn lãnh đạo Cục thống kê, Sở Lao động thương binh và xã hội,

Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình, Sở kế hoạch đầu tư, Sở giáo dục, Sở y

tế…của tỉnh Thái Nguyên và Ban giám hiệu trường PT Vùng cao Việt Bắc đã

tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các tác giả của các cuốn sách mà tôi tham

khảo phục vụ cho đề tài.

Sau một thời gian thực hiện, mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn

không tránh khỏi thiếu sót và tồn tại. Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý

của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện.

Trân trọng cảm ơn.

Thái Nguyên, tháng 7 - 2011

Tác giả luận văn

Phạm Thị Kim Duyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục i

Danh mục các chữ viết tắt iii

Danh mục các bảng vi

Danh mục các hình vẽ, bản đồ v

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu 2

3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn 3

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4

5. Những điểm mới của luận văn 7

6. Kết cấu của luận văn 7

NỘI DUNG

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiến về dân số và nguồn lao động 8

1.1. Cơ sở lý luận 8

1.1.1. Dân số 8

1.1.1.1. Quy mô dân số 8

1.1.1.2. Cơ cấu dân số 8

1.1.1.3. Phân bố dân cư 9

1.1.2. Nguồn lao động 9

1.1.2.1. Khái niệm 9

1.1.2.2. Cơ cấu lao động 10

1.1.2.3. Chất lượng lao động 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

1.1.3. Mối quan hệ giữa dân số và nguồn lao động 14

1.1.3.1. Sự gia tăng tự nhiên của dân số với quy mô nguồn lao động 14

1.1.3.2. Gia tăng cơ học với quy mô nguồn lao động: 15

1.1.3.3. Chất lượng dân số với chất lượng nguồn lao động: 15

1.1.3.4. Cơ cấu dân số với cơ cấu nguồn lao động: 15

1.1.3.5. Phân bố dân cư với phân bố nguồn lao động 16

1.1.4. Vai trò của dân số, nguồn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội 17

1.1.4.1. Gia tăng dân số ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 17

1.1.4.2. Dân số với tiêu dùng, tích lũy và đầu tư 18

1.1.4.3. Dân số với giáo dục và y tế 19

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến dân số, nguồn lao động 19

1.1.5.1. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội 19

1.1.5.2. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 22

1.2. Cơ sở thực tiễn 22

1.2.1. Vài nét về dân số và nguồn lao động ở Việt Nam 22

1.2.2. Vài nét về dân số và nguồn lao động ở vùng Đông Bắc 28

Chƣơng 2: Thực trạng dân số và nguồn lao động ở tỉnh Thái Nguyên 33

2.1. Những nhân tố tác động đến dân số, nguồn lao động ở tỉnh Thái

Nguyên

33

2.1.1. Vị trí địa lý 33

2.1.2. Các nhân tố tự nhiên 36

2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội 41

2.1.4. Đánh giá chung 49

2.2. Thực trạng dân số, nguồn lao động ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

1999 - 2009

52

2.2.1. Dân số 52

2.2.1.1. Quy mô và gia tăng dân số 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

2.2.1.2. Cơ cấu dân số 58

2.2.1.3. Phân bố dân cư 66

2.2.2. Nguồn lao động 69

2.2.2.1. Quy mô nguồn lao động 69

2.2.2.2. Dân số hoạt động (Lực lượng lao động) 76

2.2.2.3. Dân số không hoạt động kinh tế 84

2.2.3. Tác động của dân số, nguồn lao động đến một số vấn đề phát triển

kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Nguyên

88

2.2.3.1. Tác động của dân số, nguồn lao động đến phát triển kinh tế 88

2.2.3.2. Tác động của dân số, nguồn lao động đến vấn đề đói nghèo 91

2.2.3.3. Tác động của dân số, nguồn lao động đến phát triển giáo dục đào

tạo

92

2.2.3.4. Tác động của dân số, nguồn lao động đến việc CSSK nhân dân 94

Tiểu kết 96

Chƣơng 3. Định hƣớng và giải pháp phát triển dân số, nguồn lao

động ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

99

3.1. Định hướng 99

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển dân số, nguồn lao động 99

3.1.2. Định hướng phát triển dân số, nguồn lao động của tỉnh Thái

Nguyên đến năm 2020.

103

3.2. Các giải pháp 105

KẾT LUẬN 113

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

PHỤ LỤC 122

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. BQ

2. BMTE

3. CNH, HĐH

4. CSSKSS

5. DS - KHHGĐ

6. GDP

7. GTDS

8. HĐKT

9. HDI

10.HĐND

11.KT - XH

12.KTQD

13.KVI

14.KVII

15.KVIII

16.LLLĐ

17.LĐTB&XH

18.NGTK

19.NCKH

20.NXB

21.P 15 - 59

22.QL

23.SKSS

24.THCS

25.THPT

26.TP

Bình quân

Bà mẹ trẻ em

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

Tổng thu nhập quốc dân

Gia tăng dân số

Hoạt động kinh tế

Chất lượng cuộc sống

Hội đồng Nhân dân

Kinh tế - xã hội

Kinh tế quốc dân

Khu vực I (Nông - lâm - ngư nghiệp)

Khu vực II (Công nghiệp và xây dựng)

Khu vực III (Dịch vụ)

Lực lượng lao động

Lao động thương binh và xã hội

Niên giám thống kê

Nghiên cứu khoa học

Nhà xuất bản

Dân số từ 15 đến 59 tuổi

Quốc lộ

Sức khỏe sinh sản

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Thành phố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Sự biến động mức sinh giữa các nước, các giai đoạn

Bảng 1.2. Quy mô và tốc độ tăng dân số giai đoạn 1979 - 2009

Bảng 1.3. Dân số và tỷ lệ tăng dân số theo các vùng kinh tế - xã hội giai đoạn

1999 - 2009

Bảng 1.4. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo thành phần kinh tế và khu

vực kinh tế, giai đoạn 1999 - 2009.

Bảng 1.5. Quy mô và tỷ lệ dân số vùng Đông Bắc, giai đoạn 2000 - 2009.

Bảng 1.6 Dân số thành thị vùng Đông Bắc và cả nước, giai đoạn 1999 - 2009.

Bảng 1.7. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế, năm 1999 và 2009.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 2.2.GDP/người và thu nhập thực tế bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên,

giai đoạn 1999 - 2009.

Bảng 2.3. Quy mô dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009

Bảng 2.4.Tỷ suất sinh, tử và gia tăng tự nhiên toàn tỉnh và theo huyện, thị,

giai đoạn 1999 - 2009.

Bảng 2.5. Dân số phân chia theo nhóm tuổi của Thái Nguyên năm 1999 và

năm 2009.

Bảng 2.6. Tỷ số phụ thuộc của dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009

Bảng 2.7. Mật độ dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009

Bảng 2.8. Gia tăng dân số và nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên, giai

đoạn 1999 - 2009.

Bảng 2.9. Nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyện phân theo

huyện thị, thành phố, giai đoạn 1999 - 2009

Bảng 2.10. Phân bố nguồn lao động theo nhóm tuổi, giới tính và thành thị,

nông thôn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 1999 - 2009.

Bảng 2.11. Lực lượng lao động của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viii

Bảng 2.12. Cơ cấu lao động của tỉnh Thái Nguyên phân theo khu vực kinh tế.

Bảng 2.13. Lao động trong các ngành kinh tế phân theo giới tính của tỉnh Thái

Nguyên, giai đoạn 1999 - 2009.

Bảng 2.14. Lực lượng lao động phân theo trình độ học vấn của tỉnh Thái

Nguyên, giai đoạn 1999 - 2009.

Bảng 2.15. Một số chỉ tiêu về trình độ chuyên môn kĩ thuật đã qua đào tạo

năm 2009.

Bảng 2.16. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị phân theo giới tính.

Bảng 2.17. Dân số trong độ tuổi lao động không hoạt động kinh tế của tỉnh

Thái Nguyên, giai đoạn 1999 - 2009.

Bảng 2.18. Cơ cấu dân số không hoạt động kinh tế chia theo giới tính của tỉnh

Thái Nguyên, giai đoạn 1999 - 2009.

Bảng 2.19. GDP/người và gia tăng dân số tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 1999 - 2009.

Bảng 2.20. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ gia tăng dân số năm 1999.

Bảng 2.21. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ gia tăng dân số năm 2009.

Bảng 2.22. Tỷ lệ hộ nghèo chia theo huyện, thị, thành phố của Thái Nguyên

(Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010)

Bảng 2.23. Tỷ lệ nhập học tổng hợp và tỷ lệ người lớn biết chữ tỉnh Thái

Nguyên, giai đoạn 1999 - 2009.

Bảng 2.24. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn

2000 - 2009.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢN ĐỒ

Hình 1.1. Lực lượng lao động

Hình 1.2. Mối quan hệ dân số và nguồn lao động

Hình 1.3. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ

thuật, giai đoạn 1999 - 2009

Hình 2.1. Quy mô dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009.

Hình 2.2. Tỷ số giới tính theo nhóm tuổi của tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn

1999 - 2009

Hình 2.3. Cơ cấu dân số theo 3 nhóm tuổi của tỉnh Thái Nguyên.

Hình 2.4. Tháp dân số tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009

Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên

Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến dân số và nguồn lao động của tỉnh

Thái Nguyên

Bản đồ các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến dân số và nguồn lao động

của tỉnh Thái Nguyên

Bản đồ dân cư và nguồn lao động tỉnh Thái Nguyên .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Dân số và phát triển có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ. Quy

mô, cơ cấu, chất lượng và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá

trình phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại. Hơn nữa, dân số còn là cơ sở

hình thành nguồn lao động cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.

Thái Nguyên là một tỉnh được đánh giá là có trình độ phát triển kinh tế

- xã hội vào loại khá so với các tỉnh vùng Bắc, là cửa ngõ giao lưu của vùng

Đông Bắc với vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội; là

trung tâm công nghiệp, là nơi thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài

nước…Nghị quyết số 37/NQ - TW của Bộ chính trị (1/7/2004) đã xác định

phát triển Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của vùng. Việc

xác định đúng để phát huy có hiệu quả thế mạnh của tỉnh có ý nghĩa rất quan

trọng, đặc biệt là nguồn lực dân số và nguồn lao động.

Phân tích thực trạng dân số nguồn lao động ở tỉnh Thái Nguyên là vấn

đề cần thiết, trước hết nó góp phần đánh giá chính xác thực trạng dân số,

nguồn lao động trong thời kì CNH, HĐH; trên cơ sở đó giúp nhà quản lý, nhà

kinh tế biết được mối quan hệ tác động giữa dân số, nguồn lao động và sự

phát triển để đề ra các biện pháp điều tiết các quá trình phát triển dân số và

phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đưa ra những định hướng, giải pháp để

sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực dân số, nguồn lao động nhằm phục vụ

chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Vì vậy tôi đã chọn đề tài: : Dân số và nguồn lao động ở tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 1999 - 2009 ” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 1 -

2. Lịch sử nghiên cứu

Dân số và nguồn lao động luôn là vấn đề không chỉ có các nhà khoa học,

các chuyên gia mà ngay cả các chính phủ đều rất quan tâm, không chỉ ngày

nay mà ngay cả trước kia, không chỉ đối với nước ta mà tất cả các nước trên

thế giới đều quan tâm. Sự quan tâm đó không chỉ vì sức ép của bùng nổ dân

số mà cả vì sức mạnh của quốc gia, không chỉ quan tâm hạn chế mà cả

khuyến khích phát triển dân số.

Ở Việt Nam từ những năm cuối của thập kỉ 80 đến nay đã có nhiều công

trình nghiên cứu của các cơ quan Trung ương như: Trung tâm thông tin khoa

học và xã hội thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội, các Viện khoa học,

các cơ quan nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành thuộc các Bộ, ngành, Ủy

ban quốc gia DS- KHHGĐ. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học

như: GS.TS. Lê Thông, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, GS.TS. Nguyễn Viết

Thịnh, PGS.TS. Nguyễn Đình Cử, TS Trần Cao Sơn…về mối quan hệ giữa

dân số và các vấn dề kinh tế - xã hội - môi trường. Ngoài ra, đây cũng là vấn

đề nóng hổi và là đề tài của nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, từ sau ngày 6/11/1996, Quốc hội khoá IX, kì

họp thứ 10 đã phê chuẩn việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và

Thái Nguyên, đặc biệt là từ cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở được thực hiện

trên toàn quốc năm 1999, trong đó có tỉnh Thái Nguyên thì vấn đề dân số,

nguồn lao động của tỉnh được quan tâm, số liệu đầy đủ hơn, chi tiết hơn, được

đề cập trong các báo cáo chuyên đề về dân số của Cục thống kê, Chi cục DS -

KHHGĐ của tỉnh; các báo cáo về lao động, việc làm của Sở lao động thương

binh và xã hội. Cho đến nay, Cục Thống kê tỉnh vừa thực hiện song cuộc tổng

điều tra dân số và nhà ở toàn tỉnh vào 01/04/2009; Sở LĐTB&XH đang thực

hiện đề án “ Đào tạo nguồn nhân lực” và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!