Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
NGUYỄN THỊ PHÚ
Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Mùa lá
rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài. .........................................................................................................2
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................7
5. Bố cục khóa luận ..........................................................................................................8
CHƯƠNG I. MA VĂN KHÁNG VÀ TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG
TRONG VƯỜN..................................................................................................................8
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Ma Văn Kháng........................................................8
1.3. Mùa lá rụng trong vườn – cách nhìn mới về vấn đề gia đình......................16
CHƯƠNG II. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN.................................................................................19
2.1. Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn................19
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Mùa lá rụng trong vườn....................23
2
CHƯƠNG III. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN.................................................33
3.1. Các sắc thái giọng điệu trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn ...........33
3.2. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn .................44
KẾT LUẬN ......................................................................................................................56
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................58
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là một trong
những cây bút xuất sắc, có nhiều đóng góp lớn lao cho công cuộc đổi mới tư
duy nghệ thuật. Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và phong
cách “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”, Ma Văn Kháng đã mang đến cho
người đọc những trang văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con
người đương đại.
Văn nghiệp của ông tập trung vào hai mảng đề tài lớn: đề tài về dân tộc
miền núi và đề tài thành thị. Qua từng trang tiểu thuyết, truyện ngắn, Ma Văn
Kháng không ngừng tìm tòi những cách thể hiện mới và ở lĩnh vực nào ông
cũng để lại dấu ấn đậm nét.
Nếu như những năm bảy mươi của thế kỷ XX, bạn đọc biết đến Ma
Văn Kháng với tư cách là một nhà văn miền núi thì vào những năm tám mươi,
Ma Văn Kháng khiến người đọc ngỡ ngàng khi ông cho ra đời hàng loạt các
3
tiểu thuyết về đời sống thành thị. Trở về với thành phố, Ma Văn Kháng đã tìm
thấy cho mình một hướng đi mới trong sáng tạo nghệ thuật, góp phần không
nhỏ vào công cuộc đổi mới của nền văn học nước nhà. Từ giai đoạn này trở
đi, ông không ngừng tìm kiếm cho mình một tiếng nói riêng, một phong cách
nghệ thuật độc đáo.
Trong số lượng đồ sộ các tác phẩm của ông, Mùa lá rụng trong vườn là
một tiểu thuyết thành công nhất. Tác phẩm được xem là mốc đánh dấu sự
chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Mùa lá rụng trong vườn chứa
đựng những suy ngẫm, quan điểm, tư tưởng, kết tinh từ kinh nghiệm sống và
hành trình sáng tạo miệt mài của tác giả. Tác phẩm là một khuynh hướng tiếp
cận đời sống bằng con đường nghệ thuật, là tiếng nói của tác giả trước hiện
thực hôm nay.
Lâu nay, đã có khá nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu về Ma
Văn Kháng cùng sự nghiệp sáng tác của ông, đặc biệt là tác phẩm Mùa lá
rụng trong vườn. Nhưng hầu hết là những nhận định, đánh giá còn chung
chung, hoặc đi sâu nghiên cứu một vài khía cạnh nào đó của tác phẩm…Cho
tới nay chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ
thống những nét nghệ thuật đặc sắc góp nên thành công của tác phẩm. Chính
vì thế chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề “Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết
Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng” làm đề tài nghiên cứu. Qua
công trình này chúng tôi muốn nhìn nhận lại những đóng góp của Ma Văn
Kháng, đồng thời khẳng định vị trí của ông đối với nền văn học nước nhà.
Đặc biệt, Ma Văn Kháng là một trong số nhà văn có tác phẩm được đưa
vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Chính vì thế, việc nghiên cứu
những nét đặc sắc trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn càng có ý nghĩa
thiết thực đối với việc học tập và giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
4
Trong lời giới thiệu đầu cuốn sách “Ma Văn Kháng – tiểu thuyết tập
1”, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng Ma Văn Kháng là một cây bút điêu
luyện, từng trải…Tác giả cũng khẳng định những đóng góp không nhỏ của
Ma Văn Kháng trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Các nhà nghiên cứu trong cuốn “Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại,
tập 2” cũng đã nhận định: các tác phẩm của Ma Văn Kháng cho thấy tinh thần
phân tích hiện thực tập trung xung quanh các vấn đề vai trò của gia đình cũng
như bản lĩnh cá nhân trong xã hội hôm nay. Các tác giả cho rằng: “Ma Văn
Kháng đặt con người trong các quan hệ đời thường và nhân vật bắt đầu có
hình thức tồn tại phổ biến của các kiểu nhân vật tiểu thuyết”[13, tr.203].
Trên Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, tác giả Đỗ Thị Phương
Thảo trong bài viết “Vài suy nghĩ về một phương diện nghệ thuật truyện ngắn
Ma Văn Kháng” cũng đã phân tích, nhìn nhận những thành công và đóng góp
to lớn của Ma Văn Kháng trên lĩnh vực truyện ngắn như: giọng điệu, ngôn
ngữ…
Trong bài viết “Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”, tác
giả Lã Nguyên đã đề cập đến những bình diện cũng như một số đặc điểm
nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng như: tính công khai bộc lộ chủ đề;
việc tô đậm tính cách nhân vật; và việc đưa thành ngữ, tục ngữ vào ngôn ngữ
nhân vật…Đồng thời tác giả cũng khẳng định cái nhìn đa chiều, giàu tính
phân tích, suy niệm của Ma Văn Kháng trước những vấn đề của cuộc sống.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Hải Yến trong luận văn thạc sỹ “Nghệ
thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới” đã đi vào
khai thác những thành công về mặt nghệ thuật viết truyện ngắn của Ma Văn
Kháng như: điểm nhìn, không gian, thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu trần
thuật…qua đó khẳng định tài năng và những đóng góp to lớn của Ma Văn
Kháng.
5
Ngay từ khi vừa mới ra đời, Mùa lá rụng trong vườn đã gây được một
tiếng vang lớn trong dư luận, thu hút đông đảo các công trình, bài viết của các
nhà nghiên cứu.
Trên Báo Người Hà Nội số 71, ngày 01/03/1988, tác giả Hà Ân trong
bài viết “Đọc Mùa lá rụng trong vườn” đã khẳng định sức hấp dẫn của tiểu
thuyết với vấn đề trung tâm của tác phẩm: vấn đề gia đình – vấn đề có tính
chiến lược và bức thiết mà toàn xã hội quan tâm. Tác giả bài viết cũng khẳng
định Mùa lá rụng trong vườn là một tác phẩm thành công.
Trên Tạp chí Văn học, tháng 03/1986, tác giả Vân Thanh trong “Một
mảnh đời trong cuộc sống hôm nay” nhận định: Mùa lá rụng trong vườn là
một tiếng nói của tác giả trước hiện thực hôm nay, một tiếng nói về quan hệ
giữa cá nhân, gia đình và xã hội, về trách nhiệm của mỗi người đối với cuộc
sống.
Mùa lá rụng trong vườn là một cuốn tiểu thuyết đáng kể vào hạng mẫu
mực, và mẫu mực này hàm chứa một tính cách sư phạm…đó là một nhận định
khá sâu sắc của tác giả Bùi Đình Thi trong “Bút ký về Mùa lá rụng trong
vườn”.
Trên trang Báo Văn nghệ số 25, ngày 21/06/1986 trong bài viết “Bàn
thêm về Mùa lá rụng trong vườn”, tác giả Nguyễn Văn Lưu cũng đã khẳng
định: Mùa lá rụng trong vườn là một thành công, một đóng góp đáng ghi
nhận.
Tác giả Trần Đăng Suyền trong bài “Phải chăm lo cho từng người”
cũng cho rằng: Mùa lá rụng trong vườn là một khuynh hướng tiếp cận đời
sống con đường riêng của nghệ thuật. Và tác phẩm bộc lộ ý thức, trách nhiệm
của nhà văn trước cuộc sống hôm nay.
Một nhận định khá sắc sảo của Hồ Anh Thái khi nhà văn này cho rằng:
“Sau 14 năm, đến bây giờ tôi vẫn giữ ý kiến rằng, Mùa lá rụng trong vườn là