Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết bác sĩ zhivago của boris pasternak.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:
ĐẶC SẢN NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT BÁC SĨ
ZHIVAGO CỦA BORIS PASTERNAK
Người hướng dẫn:
ThS. Vũ Thường Linh
Người thực hiện:
Lê Thị Thanh Thủy
Đà Nẵng, tháng 5/2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Lê Thị Thanh Thủy, sinh viên lớp 09SNV, khoa Ngữ Văn, trường Đại học
Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, xin cam đoan rằng: Công trình này do tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của giảng viên, ThS. Vũ Thường Linh.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học trong công trình này.
Đà Nẵng, ngày tháng 05 năm 2013
Người thực hiện
Lê Thị Thanh Thủy
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng
viên, ThS. Vũ Thường Linh, người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Ngữ văn; thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại
học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người
thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa
luận này.
Đà Nẵng, ngày tháng 05 năm 2013
Người thực hiện
Lê Thị Thanh Thủy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
5. Cấu trúc của khóa luận............................................................................................6
Chương Một: CÁCH THỨC TỔ CHỨC KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT..7
1.1. Những bối cảnh không gian ..............................................................................7
1.1.1. Không gian chiến trường ngột ngạt, bi thương.................................................7
1.1.2. Không gian bệnh viện chật chội, tù túng ........................................................10
1.1.3. Không gian gia đình - tổ ấm bình yên, dung dị thời khói lửa .........................13
1.1.4. Không gian tâm lý - khung nền của những suy tư ..........................................16
1.2. Đặc điểm của thời gian nghệ thuật.................................................................21
1.2.1. Thời gian sự kiện - khoảng thời gian bao quát ...............................................21
1.2.2. Dòng đời nhân vật - thời gian tuyến tính ........................................................23
1.2.3. Thời gian trong mỗi cuộc hành trình - thời gian trải nghiệm..........................26
Chương Hai: NHỮNG SÁNG TẠO TRONG NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU ...31
2.1. Ngôn ngữ ...........................................................................................................31
2.1.1. Ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên với nhiều liên tưởng độc đáo..........................31
2.1.2. Ngôn ngữ độc thoại giàu sức gợi ....................................................................35
2.2. Giọng điệu .........................................................................................................38
2.2.1. Giọng trữ tình đượm chất thơ..........................................................................39
2.2.2. Giọng triết lý chiêm nghiệm ...........................................................................44
2.2.3. Giọng đời thường giản dị ................................................................................49
Chương Ba. NHỮNG ĐẶC SẮC TRONG KẾT CẤU ........................................54
3.1. Sự góp mặt của những bức thư, dòng nhật ký và các giấc mơ ....................54
3.1.1. Những bức thư tạo sự sinh động cho kết cấu..................................................54
3.1.2. Những dòng nhật kí - điểm nhấn tạo ấn tượng cho kết cấu ............................58
3.1.3. Những giấc mơ dự cảm về tương lai...............................................................60
3.2. Chương cuối của thiên tiểu thuyết - tập Thơ của Zhivago đầy dư vị ..........63
3.2.1. Bức tranh thiên nhiên bốn mùa .......................................................................64
3.2.2. Tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc ............................................................66
3.2.3. Những suy tư về tôn giáo và sự vĩnh hằng......................................................69
KẾT LUẬN..............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như con ong hút ngàn nhụy hoa mới tạo thành giọt mật, con trai chịu bao
đau đớn, xót lòng vì “hạt bụi bặm biển khơi” để tạo thành viên ngọc lấp lánh sáng
ngời; sáng tạo nghệ thuật của một nghệ sĩ là một công việc đòi hỏi nhiều tâm huyết,
tài năng, kinh ngiệm và phải trải qua vô vàn những khó khăn, thử thách để tạo ra
một hay nhiều kiệt tác để đời. Song nghệ nhân điêu khắc không thể cứ mãi nhìn
nguyên mẫu rồi mô phỏng, thể hiện lại trên vật liệu mình đã chọn; người họa sĩ nếu
chỉ tô đi tô lại những màu thông thường cho bức tranh mà không có lấy một màu lạ,
liệu rằng những tác phẩm như vậy có thể tồn tại đến mai sau, được người đời mãi
nhắc đến chăng? Vâng, nghệ thuật không thể như thế và văn chương lại càng tối kị
điều đó? Văn chương luôn đòi hỏi những khám phá mới, đôi khi vẫn là cái đã có
nhưng người ta vẫn hứng thú, vẫn say mê và ngợi ca vì trong đó họ tìm thấy được
những nét riêng, sự sáng tạo thật sự của bản thân người cầm bút.
Tiếp nối nền văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX với nhiều thành tựu rực rỡ,
sang thế kỷ XX, nhiều tên tuổi như M. Gorki, X. Êxênhin, M. Sôlôkhôp, B.
Pasternak,… đã có những đóng góp đáng kể phát triển văn học giai đoạn này – Văn
học Xô Viết. Trong đó, Boris Pasternak là một trong những đại diện xuất sắc, đem
lại vinh dự cho nước Nga khi ông là người Nga thứ hai nhận giải Nobel Văn học.
Nhiều người biết đến B. Pasternak trước hết là một nhà thơ. Và tên tuổi của
ông càng được khẳng định khi bộ tiểu thuyết duy nhất Bác sĩ Zhivago được xuất
bản. Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, khi mới ra đời đã chịu không ít dư luận cả trong và
ngoài nước, tác phẩm không được phép xuất bản ở Nga. Qua thử thách của thời
gian, tác phẩm dần vượt qua dư luận và khẳng định được giá trị đích thực, tìm lại
đúng vị trí xứng đáng của nó trong nền văn học Xô Viết nói riêng và nền văn học
Nga nói chung.
Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago luôn nằm trong tốp những tên sách kinh điển của
thế giới; cuốn tiểu thuyết thuyết phục độc giả yêu văn học không chỉ bởi những
2
chuyện tình lãng mạn, những triết lý sâu sắc, những cảnh sắc thiên nhiên đặc trưng
của Nga; bởi những con người đầy tài năng với trái tim giàu cảm xúc mà còn bởi
một nghệ thuật viết tiểu thuyết đặc sắc, có nhiều nét riêng biệt độc đáo mang đậm
phong cách của B. Pasternak.
Với việc nghiên cứu đề tài Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của
Boris Pasternak, chúng tôi mong muốn góp phần cụ thể hóa những đặc sắc nghệ
thuật của tác phẩm, giúp cho người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về phương diện
nghệ thuật vốn được xem là một trong những phương diện quan trọng làm nên sức
sống trường tồn của thiên tiểu thuyết này; một lần nữa khẳng định vị trí xứng đáng
của Pasternak khi được trao giải Nobel Văn học năm 1958. Xuất phát từ những lý
do trên chúng tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nhà thơ, nhà văn Boris Pasternak không còn quá xa lạ với độc giả Việt Nam
cũng như độc giả nhiều nước khác trên thế giới, chính vì vậy đã có rất nhiều nhà
nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước tìm hiểu về cuộc đời cũng như các sáng
tác của Pasternak trên nhiều phương diện, dưới đây là một số công trình nghiên cứu
về tác giả Boris Pasternak và tác phẩm Bác sĩ Zhivago của ông.
Trong tuyển tập Tinh hoa văn học Nga, do Ngọc Kiên tuyển chọn, ngoài
những tác giả khá quen thuộc với độc giả như: A. Puskin, Dostoyevsky, L. Tolstoy,
Gogol thì cái tên Boris Pasternak cũng được nhắc đến với không ít những lời ngợi
ca: “Pasternak được biết đến trước hết là một nhà thơ Xô Viết hàng đầu [22, tr.318]
và “cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất của cuộc đời ông là Bác sĩ Zhivago, tác phẩm
tiếp nối truyền thống của nền tiểu thuyết sử thi Nga vĩ đại” [22, tr.319]. Ở tuyển tập
này, tác giả chú trọng đi vào giới thiệu Pasternak ở phương diện thi ca, những
nghiên cứu về văn xuôi nói riêng và tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago chưa thật sự được
chú trọng.
Thời gian gần đây, tác giả Đỗ Hải Phong trong cuốn Giáo trình văn học Nga
do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, đã bổ sung cái tên
Pasternak vào danh sách những nhà thơ, nhà văn Xô Viết nổi tiếng. Trong các giáo
3
trình văn học Nga trước đây, cái tên Boris Pasternak chưa được nhắc đến thì ở công
trình này trong phần “Văn học giai đoạn sau 1917” B. Pasternak - “nhà thơ đồng
thời là một cây bút văn xuôi xuất sắc” [28, tr.19], là một trong những tên tuổi sáng
giá. Người biên soạn đã tóm tắt nội dung của Bác sĩ Zhivago giúp người đọc nắm
bắt tác phẩm một cách dễ dàng. Ở khía cạnh nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết, tác giả
cũng nhấn mạnh: “Bác sĩ Zhivago thấm đượm chất trữ tình, suy tưởng” [28, tr.21.
Công trình mang tính khái quát về Pasternak phải kể đến Boris Pasternak,
con người và tác phẩm do nhà xuất bản Hồ Chí Minh ấn hành năm 1988. Cuốn sách
gồm sáu phần, trong đó ngoài phần giới thiệu các tác phẩm nổi bật của Boris
Pasternak, một phần riêng được dùng để giới thiệu về Boris Pasternak, quá trình
sáng tác tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, các sự kiện chính trị liên quan đến tác phẩm.
Cuốn sách này là một định hướng quan trọng giúp chúng tôi có cơ sở để đi vào
nghiên cứu những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago.
Các công trình, bài viết khác về sự nghiệp sáng tác của Pasternak cũng chỉ
mới dừng lại ở tính chất giới thiệu, định hình, phê bình. Trong cuốn, 103 nhà văn
đoạt giải Nobel (1901 – 2006) do Đoàn Tử Huyến chủ biên và Nguyễn Viết Thắng
biên soạn do nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2007, các nhà biên soạn khẳng
định rằng Pasternak vinh dự là người Nga thứ hai được trao giải Nobel Văn học vì
“những thành tựu lớn lao ông đã đạt được trong nền thi ca trữ tình hiện đại, cũng
như vì công lao tiếp nối các truyền thống của nền tiểu thuyết sử thi Nga vĩ đại, mà
nổi bật nhất là Bác sĩ Zhivago – một trong những cuốn tiểu thuyết Nga hiện đại
được đọc nhiều nhất ở nước ngoài” [20, tr.111]. Có thể nói bài viết về B. Pasternak
chỉ mới bước đầu đề cập đến giá trị của tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, chưa đi vào khai
thác khía cạnh cụ thể nào của tác phẩm.
Trong cuốn Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường do Lưu
Đức Trung chủ biên, nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2003, Phạm Gia Lâm đã
nhấn mạnh rằng: Bác sĩ Zhivago là tiểu thuyết duy nhất nhưng có giá trị to lớn,
khẳng định Pasternak là “một tài năng lớn, một nhân cách lớn ngay cả trong hoàn
cảnh bi đát” [38, tr.364]. Cũng trong cuốn sách này, Hà Thị Hòa với bài viết “Bác sĩ