Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc sắc nghệ thuật thơ huy cận qua tập lửa thiêng.
MIỄN PHÍ
Số trang
73
Kích thước
653.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1051

Đặc sắc nghệ thuật thơ huy cận qua tập lửa thiêng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

NGUYỄN THỊ LOAN

Đặc sắc nghệ thuật thơ Huy Cận qua tập

Lửa thiêng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo

Nguyễn Phong Nam, người đã tận tình hướng dẫn tôi

trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn

này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô

giáo trong khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại

học Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức làm nền tảng

để tôi có thể thực hiện tốt đề tài của mình.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn

bè, những người đã động viên khuyến khích tôi trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Nguyễn Thị Loan

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của công trình này là của bản thân tôi,

được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Phong Nam.

Việc trích dẫn lại những nhận định, ý kiến của các công trình nghiên cứu đều

đã được chú thích rõ ràng theo yêu cầu khoa học. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính

trung thực của công trình nghiên cứu này.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012

Sinh viên

3

Nguyễn Thị Loan

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trước ngưỡng cửa của một thời đại mới, sự hiện diện của Thơ mới trong nửa

đầu thế kỉ XX là một thành tựu rực rỡ của nền thi ca Việt Nam. Thời đại Thơ mới

đã sản sinh ra hàng loạt nhà thơ nổi tiếng, vĩnh viễn để lại tên tuổi trong lịch sử văn

học nước nhà: Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn

Mặc Tử, … Như trăm hoa đua nở, mỗi nhà thơ là một loài hoa, và Huy Cận nổi lên

như “một bông hoa tươi thắm nhất trong vườn hoa ấy”.

Năm 1940, tập thơ đầu tay Lửa thiêng được xuất bản đánh dấu sự có mặt của

Huy Cận. Có thể nói, đây là tập thơ xuất sắc nhất, tuyệt tác nhất của đời thơ Huy

Cận: “một trong những tập thơ hay nhất của Thơ mới - về thơ, về phong cách - thơ”.

Đó là một phong cách nhuần nhị, đằm thắm, có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ

điển và hiện đại. Thơ trong Lửa thiêng là vần thơ có tình, có hồn và có thần. Bởi

những lẽ đó, Lửa thiêng trở thành viên ngọc quý trong nền văn học Việt Nam mà

mãi mãi còn sáng cùng thời gian.

Từ những giá trị đặc sắc mà tập thơ mang lại, cộng với niềm yêu thích và

ham muốn được đi sâu hơn vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong thơ Huy Cận, là

những lí do để chúng tôi chọn: “Đặc sắc nghệ thuật thơ Huy Cận qua tập Lửa

thiêng” làm đề tài nghiên cứu của mình. Hi vọng qua công trình nghiên cứu này sẽ

giải mã được phần nào những vẻ đẹp về nghệ thuật thơ Huy Cận, bổ sung thêm kiến

thức về một tác gia văn học lớn, góp phần cho quá trình giảng dạy sau này được tốt

hơn.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Kể từ khi Lửa thiêng ra đời, càng bình tâm nhìn nhận, các nhà nghiên cứu

càng thấy ánh sáng kì diệu của Lửa thiêng. Cho đến nay, Lửa thiêng đã được khẳng

định và khai thác từ nhiều phương diện khác nhau. Mỗi công trình đều làm nổi bật

lên được những đặc sắc, thành công cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu

hiện, đồng thời khẳng định những cống hiến lớn lao của Huy Cận đối với văn học

hiện đại nước nhà.

1

Đáng chú ý nhất là tập tiểu luận Thế giới thơ Huy Cận của Xuân Diệu. Tập

sách được in năm 1987, khi nhà thơ Xuân Diệu đã về nơi yên tịnh nhưng tình cảm,

tâm huyết và tài năng của ông sống dậy trên những trang văn. Đi theo các tập thơ,

các mảng đề tài chính, Xuân Diệu đã cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của những ý thơ, của

những câu thơ Huy Cận và giúp người đọc đi vào thế giới thơ Huy Cận.

Sau Xuân Diệu, hai nhà phê bình văn học Hoài Thanh - Hoài Chân đã nói lên

khả năng cảm nghe tinh tế của nhà thơ Huy Cận: “Huy Cận có lẽ đã sống một cuộc

đời rất bình thường, nhưng người luôn luôn lắng nghe mình sống để ghi lấy cái

nhịp nhàng lặng lẽ của thế giới bên trong”[19, tr.137]. Cũng năm 1942, trong cuốn

Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã chỉ ra vẻ đẹp riêng của thơ Huy Cận qua Đẹp

xưa, Tràng giang, Thu rừng, một vẻ đẹp trong sáng, thanh tao, cổ kính mang đậm

phong vị đường thi.

Trần Khánh Thành trong Thi pháp thơ Huy Cận, NXB Văn học, 2001 đã có

hướng khám phá mới mẻ về thế giới thơ Huy Cận bằng con đường thi pháp. Ở

chuyên luận này, tác giả đã làm rõ được cái “Tôi” trữ tình với nhiều đối cực, quan

niệm nghệ thuật và các phương thức thể hiện thơ ca Huy Cận. Từ những vấn đề cơ

bản đó nhằm xác định phong cách nghệ thuật của nhà thơ với tư cách là một chỉnh

thể nghệ thuật độc đáo.

Trong cuốn Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại, Chu Văn Sơn với bài

viết Và ngọn Lửa thiêng trong thơ cho rằng: “Không chỉ tư tưởng, mà cả nghệ thuật

thơ của Huy Cận về căn bản cũng đã định hình ngay từ tập đầu tay này. Đó là một

tiếng thơ sở trường về hướng nội. Không phải hướng vào suy lí mà hướng vào suy

cảm. Không phải sự sắc sảo của phân tích luận lí để nắm bắt những lí sự trong đầu

mình, mà sự tinh tế sâu đằm của tâm cảm để nắm bắt cái tình điệu của hồn mình”

[9, tr.166].

Trinh Đường trong tiểu luận Huy Cận từ Lửa thiêng đã cảm nhận sâu sắc nỗi

buồn thương của Huy Cận về quê hương đất nước, về kiếp người đau khổ và lòng

yêu đời thiết tha của thi nhân, và đặc biệt là đặc điểm thi pháp của thơ Huy Cận.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!