Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm từ vựng và ngữ pháp của hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (sửa đổi, bổ sung năm 2013)
PREMIUM
Số trang
148
Kích thước
6.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1936

Đặc điểm từ vựng và ngữ pháp của hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (sửa đổi, bổ sung năm 2013)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

\

NGUYỄN HUY BÌNH

ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG VÀ NGỮ PHÁP

CỦA HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2013)

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học

Mã số : 60.22.02.40

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng, năm 2017

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI TRỌNG NGOÃN

Phản biện 1: PGS.TS. Võ Xuân Hào

Phản biện 2: TS. Trần Văn Sáng

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Ngôn ngữ học họp tại trường Đại học Sư phạm -

Đại học Đà Nẵng vào ngày 30 tháng 9 năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

 Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

 Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung được nhà nước đặt ra và

bảo đảm thực hiện. Văn bản pháp luật là công cụ vô cùng quan trọng

trong hoạt động quản lí nhà nước và có tác dụng to lớn đến đời sống xã

hội. Chính vì vậy, các văn bản pháp luật được xây dựng với những yêu

cầu chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức. Trong các yêu cầu đó, yêu cầu

về ngôn ngữ là yêu cầu cơ bản và có ý nghĩa thiết thực.

Hiến pháp là loại văn bản pháp luật quan trọng nhất xét về hiệu lực và

những vấn đề cơ bản mà Hiến pháp quy định. Bất cứ một văn bản pháp

luật nào cũng không được trái với Hiến pháp. Về mặt ngôn ngữ, Hiến

pháp là loại văn bản tiêu biểu của ngôn ngữ pháp luật, ở Hiến pháp hội tụ

những đặc điểm cơ bản của nhiều thể loại văn bản pháp luật khác.

Văn bản pháp quyền là đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luật học,

vì vậy văn bản pháp quyền thường được quan tâm ở chỗ: tính minh

bạch, tính chính xác và khả năng thực thi. Trong khi đó, văn bản pháp

quyền là một bộ phận của văn bản hành chính. Đặc điểm ngôn ngữ của

phong cách chức năng hành chính thường được miêu tả một cách chung

nhất mà chưa hướng đến đặc điểm ngôn ngữ của các tiểu loại trong văn

bản hành chính. Do đó, nghiên cứu về ngôn ngữ của văn bản pháp

quyền là một cách lấp đầy những chỗ khiếm khuyết về mặt ngôn ngữ

của văn bản hành chính. Trong thực tế, văn bản pháp quyền không chỉ

được ngành luật mà còn được cả bộ máy hành chính quan tâm. Nhưng

sự quan tâm đó thường thiên lệch về phương diện nội dung, hoặc nếu

có, chỉ là một sự trao đổi nào đó về mặt ngôn ngữ trong văn bản pháp

quyền (trao đổi về ngữ nghĩa của từ hay tính chính xác của từ).

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một

cách toàn diện và cụ thể về mặt ngôn ngữ của thể loại văn bản pháp

quyền, hơn nữa cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm từ

vựng và ngữ pháp của văn bản Hiến pháp năm 2013. Để bù đắp cho sự

thiếu hụt này chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm từ vựng và ngữ pháp của

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ

sung năm 2013)” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. Khi nghiên cứu các loại văn bản pháp luật, các nhà nghiên cứu ở

Việt Nam thường xếp chúng vào phạm vi ngôn ngữ hành chính, thuộc

phong cách hành chính - công vụ. Đến nay đã có nhiều tác giả nghiên

cứu về ngôn ngữ pháp luật theo nhiều phương diện khác nhau. Chúng

2

tôi nhận thấy, việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của văn bản Hiến

pháp năm 2013 và khái quát hóa về ngôn ngữ văn bản pháp quyền theo

hướng nghiên cứu phong cách học, là có sự kế thừa và tiếp thu các quan

điểm nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam.

2.2. Đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nhà

nước và pháp luật, hành chính học, tiêu biểu như: Những vấn đề lí luận

cơ bản về nhà nước và pháp luật của Đào Trí Úc (chủ biên); Nghiên cứu

chức năng ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước của Nguyễn Thị Hà...

2.3. Có nhiều công trình nghiên cứu về Hiến pháp trên nhiều phương

diện khác nhau, nhưng chủ yếu về mặt nội dung, kỹ thuật lập hiến và

các vấn đề cụ thể trong các bản Hiến pháp, nhưng hầu như rất ít công

trình nghiên cứu về mặt ngôn ngữ của các bản Hiến pháp, đặc biệt là

bản Hiến pháp 2013.

2.4. Các luận án, luận văn, các bài báo khoa học nghiên cứu về ngôn

ngữ của các bản Hiến pháp của Việt Nam như: Lê Hùng Tiến (1999)

với luận án “Một số đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật tiếng Việt”. Tiếp

theo đó là các công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Ly Na: tiêu biểu

như Biến đổi từ ngữ về quyền con người, quyền công dân trong các bản

Hiến pháp ở Việt Nam, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 1, năm 2015

3. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn tập trung hướng vào những mục tiêu cụ thể sau:

- Miêu tả đặc điểm từ vựng, ngữ pháp của bản Hiến pháp 2013.

- Bản luận văn bước đầu đặt một điểm nhìn về đặc điểm ngôn ngữ

của văn bản pháp quyền.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài trước hết là hệ thống từ vựng và

ngữ pháp được sử dụng trong văn bản Hiến pháp 2013. Đề tài cũng tập

trung nghiên cứu về phong cách chức năng ngôn ngữ hành chính - công

vụ và những đặc trưng cơ bản, cốt yếu của văn bản pháp quyền.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên

cứu sau đây:

- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ được sử dụng để miêu tả, phân tích

đặc điểm từ vựng và ngữ pháp của văn bản Hiến pháp 2013, từ đó đưa

ra những nhận xét, đánh giá về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản Hiến

pháp 2013, đồng thời bước đầu khái quát những đặc trưng cơ bản của

văn bản pháp quyền.

- Phương pháp điều tra, khảo sát văn bản: nhằm cung cấp chứng cứ

cho luận văn, là cơ sở để rút ra những kết luận khoa học.

3

- Thủ pháp thống kê, phân loại nhằm kiểm chứng những giả thuyết

hay những lý thuyết đã có sẵn liên quan đến đề tài luận văn.

6. Đóng góp của đề tài

Cái mới của đề tài là lần đầu tiên nghiên cứu bản Hiến pháp 2013

dưới góc độ lý thuyết ngôn ngữ. Đề tài nghiên cứu này sẽ hệ thống hóa

các quan điểm, các khuynh hướng nghiên cứu về phong cách học tiếng

Việt; về hành chính học và luật học; miêu tả, phân tích đặc điểm từ

vựng và ngữ pháp của văn bản Hiến pháp 2013. Từ đó, khái quát hóa

một số đặc điểm của ngôn ngữ văn bản pháp quyền trên hai bình diện:

từ vựng và ngữ pháp.

Luận văn góp phần cung cấp cho ngôn ngữ học một số cứ liệu về

đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp được sử dụng trong bản Hiến

pháp 2013. Luận văn bước đầu vận dụng các lý thuyết về ngôn ngữ học

để chỉ ra những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ Hiến pháp Việt Nam và

văn bản pháp quyền nói chung.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn

gồm 3 chương.

Chương 1. Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.

Chương 2. Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của văn bản Hiến pháp 2013.

Chương 3. Đặc điểm ngữ pháp của văn bản Hiến pháp 2013.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Đặc điểm ngôn ngữ hành chính - công vụ

1.1.1. Khái niệm phong cách chức năng ngôn ngữ hành chính - công vụ

PCCNNN hành chính - công vụ là khuôn mẫu ngôn ngữ được sử

dụng trong các quan hệ hành chính - công vụ, liên quan tới các vấn đề

thuộc về sự vận hành xã hội và có giá trị pháp lý. Phong cách này được

sử dụng trong những hoàn cảnh theo nghi thức, vai trò giao tiếp là tư

cách xã hội của các nhân vật, ngôn bản chủ yếu thuộc dạng viết, phi

nghệ thuật.

1.1.2. Các kiểu loại văn bản của phong cách chức năng ngôn ngữ

hành chính - công vụ

Dựa vào phạm vi biểu đạt và các đặc điểm về ngôn ngữ, thể loại của

ngôn bản hành chính - công vụ chia thành các kiểu dạng: Văn bản văn

thư; văn bản pháp quyền; văn bản ngoại giao; văn bản quân sự; văn

bản kinh tế, thương mại.

4

1.1.3. Chức năng ngôn ngữ trong phong cách chức năng ngôn ngữ

hành chính - công vụ

PCCNNN hành chính - công vụ có hai chức năng chủ yếu: 1) chức

năng giao tiếp lí trí (thông báo, thực thi mệnh lệnh) và 2) chức năng ý

chí (yêu cầu, sai khiến).

1.1.4. Các đặc trưng của phong cách chức năng ngôn ngữ hành

chính - công vụ

Phong cách ngôn ngữ hành chính - công vụ có những đặc trưng

chung sau đây:

1.1.4.1. Tính chính xác - minh bạch (hay tính phi biểu cảm)

Tính chính xác trong cách dùng từ, đặt câu cần phải đi đôi với tính

minh bạch trong kết cấu đoạn mạch của văn bản, để đảm bảo cho tính

chính xác, tính đơn nghĩa của nội dung. Văn bản hành chính - công vụ

chỉ cho phép một cách hiểu, không gây hiểu lầm.

1.1.4.2. Tính công vụ hay tính nghiêm túc, khách quan

Tính nghiêm túc, khách quan trong cách trình bày có thể coi là dấu

hiệu chung của các tài liệu hành chính - công vụ dùng để diễn đạt tính

xác nhận, khẳng định của những tài liệu này.

1.1.4.3. Tính khuôn mẫu (tính khuôn mẫu đồng loạt)

Việc sử dụng rộng rãi theo mẫu những phương tiện quy định, quy

phạm là dấu hiệu phân biệt của phong cách hành chính - công vụ. Một

tài liệu hành chính - công vụ bắt buộc phải được thảo ra và được chứng

thực theo đúng hình thức quy phạm, theo đúng mẫu nhất định.

1.1.5. Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách hành chính - công vụ

1.1.5.1. Đặc điểm ngữ âm

Ngôn ngữ được sử dụng trong PCCNNN hành chính - công vụ bắt

buộc phải sử dụng hệ thống ngữ âm chuẩn.

Dù viết hay in đều phải sử dụng kiểu chữ chân phương, dễ đọc.

Cách viết các chữ số, hạng mục, bảng biểu đều tuân theo những quy

định chặt chẽ.

1.1.5.2. Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa

Đặc điểm nổi bật trong việc sử dụng từ vựng ở phong cách hành

chính - công vụ là khuynh hướng lựa chọn những từ ngữ thật chính xác

đứng về mặt nội dung và những từ ngữ trang trọng hoặc từ ngữ trung

hòa đứng về mặt sắc thái biểu cảm.

Từ ngữ của phong cách hành chính - công vụ có hai dấu hiệu cơ bản:

thứ nhất, màu sắc tu từ học sách vở vừa phải; thứ hai, tỉ lệ phần trăm

cao của các phương tiện khuôn mẫu.

Phong cách hành chính - công vụ thích hợp với giọng văn nghiêm

5

túc, khách quan, từ Hán - Việt chiếm một tỉ lệ lớn.

1.1.5.3. Đặc điểm ngữ pháp và cách thức diễn đạt

Phong cách hành chính - công vụ dùng câu tường thuật là chủ yếu,

các kiểu câu cảm thán, nghi vấn không thích hợp với yêu cầu thông tin

của phong cách này.

Cú pháp của phong cách hành chính - công vụ là thứ cú pháp rập

khuôn, mang sắc thái khô khan, cứng nhắc; ở đây không có sự sáng tạo

về ngôn ngữ cho cá nhân và loại trừ những cấu trúc biểu cảm của ngôn

ngữ cá nhân.

Phong cách hành chính - công vụ thường sử dụng những câu đơn

đầy đủ hai thành phần với trật tự thuận, không sử dụng trật tự ngược.

Tính chặt chẽ của cấu trúc câu rất được coi trọng.

Trong văn bản hành chính - công vụ tồn tại một dạng câu rất đặc

trưng được gọi là câu văn hành chính.

1.1.5.4. Đặc điểm trình bày, diễn đạt

Trong cách trình bày, văn bản hành chính phải luôn luôn thể hiện

được tính xác định của nội dung, tính đơn nghĩa để mọi người cùng hiểu

và cùng thực hiện theo một cách.

Văn bản hành chính - công vụ thuộc loại giấy tờ có quan hệ đến thể

chế quốc gia, của xã hội, có tổ chức cho nên sự diễn đạt ở đây phải luôn

thể hiện tính nghiêm túc; diễn đạt theo những mẫu đã quy định cho mỗi

loại văn bản.

Do yêu cầu cao về sự ngắn gọn và súc tích, văn bản hành chính -

công vụ cho phép viết tắt, nói tắt tên gọi các tổ chức, công ty và chức

danh ở một số chỗ trong văn bản.

1.2. Giới thiệu chung về các bản Hiến pháp ở Việt Nam

1.2.1. Định nghĩa Hiến pháp

Hiến pháp là một đạo luật cơ bản do cơ quan quyền lực nhà nước

cao nhất ban hành quy định việc tổ chức nhà nước, cơ cấu, thẩm quyền

các cơ quan nhà nước trung ương và quyền cơ bản của con người. Mọi

cơ quan, tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp.

Hiến pháp có một số đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, Hiến pháp là luật tổ chức: Hiến pháp xác lập các quy tắc

tổ chức và vận hành các cơ quan cơ bản trong bộ máy nhà nước, như cơ

quan lập pháp (quốc hội hay nghị viện), cơ quan hành pháp (chính phủ),

và cơ quan tư pháp (tòa án).

Thứ hai, Hiến pháp là luật cơ bản, vì: (1) Hiến pháp là nền tảng pháp

lý của sự tồn tại và vận hành của toàn bộ hệ thống chính trị; (2) Hiến

pháp là nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật; (3) Hiến pháp bảo vệ

6

các quyền và tự do cơ bản của con người và của công dân.

Thứ ba, Hiến pháp là luật tối cao: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao

nhất; tất cả các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

1.2.2. Phân loại Hiến pháp

Theo các nguyên tắc khác nhau, Hiến pháp có thể chia thành nhiều

loại:

- Hiến pháp thành văn và Hiến pháp bất thành văn.

- Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại.

- Hiến pháp cương tính và Hiến pháp nhu tính.

- Hiến pháp tư bản chủ nghĩa và Hiến pháp xã hội chủ nghĩa.

1.2.3. Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của các bản Hiến pháp

của Việt Nam

Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 5 bản Hiến pháp.

1.2.3.1. Hiến pháp 1946

Ngày 09/11/1946, Quốc hội khóa I (kỳ họp thứ 2) chính thức thông

qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, đó là Hiến pháp 1946. Hiến

pháp 1946 ra đời là sự khẳng định mạnh mẽ về mặt pháp lý chủ quyền

quốc gia của nhân dân Việt Nam, sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh

nên bản Hiến pháp 1946 không được chính thức công bố. Mặc dù vậy,

những tinh thần và nội dung của Hiến pháp 1946 luôn được Chính phủ

lâm thời và Ban Thường vụ Quốc hội áp dụng, điều hành đất nước.

Hiến pháp 1946 xác định nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn

này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia

trên nền tảng dân chủ.

1.2.3.2. Hiến pháp 1959

Ngày 31/12/1959, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I đã thông qua

bản Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1946; và ngày 01/01/1960, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố bản Hiến pháp 1959.

Hiến pháp 1959 là sự kế thừa và phát triển của Hiến pháp 1946 trong

giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam. Nó là cơ sở, nền tảng để xây

dựng toàn bộ hệ thống pháp luật ở miền Bắc trong thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội.

1.2.3.3. Hiến pháp 1980

Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã thông qua

Hiến pháp 1980.

Hiến pháp 1980 đã đánh cột mốc quan trọng trong lịch sử nước ta.

Đó là bản tổng kết những thành tựu của nhân dân Việt Nam đã giành

được qua nửa thế kỷ đấu tranh giành dộc lập, tự do, xây dựng cuộc sống

7

ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; lần đầu tiên vai trò lãnh đạo của Đảng

Cộng sản Việt Nam được hiến định tại Điều 4, đây là nhân tố chủ yếu

quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá độ

đi lên chủ nghĩa xã hội.

1.2.3.4. Hiến pháp 1992

Ngày 15/4/1992, Hiến pháp 1992 được Quốc hội khóa VIII thông

qua tại kỳ họp thứ 11.

Hiến pháp 1992 được gọi là Hiến pháp của Việt Nam trong thời kỳ

đầu của tiến trình đổi mới, dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở rộng, tư

duy độc lập, sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân được khuyến khích.

Tất cả nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng, dân chủ, văn minh.

Ngày 25/12/2001, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X đã thông qua

Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

1.2.3.5. Hiến pháp 2013

Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chính thức

thông qua Hiến pháp 2013. Ngày 08/12/2013, Chủ tịch nước ký Lệnh

công bố Hiến pháp 2013. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ tiếp tục đổi

mới đất nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập

quốc tế.

Hiến pháp 2013 là văn kiện đặc biệt quan trọng, thể hiện tập trung ý

chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, tạo cơ sở chính trị - pháp lý

vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới,

giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ

nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

1.2.4. Đặc điểm chung về ngôn ngữ trong các bản Hiến pháp của

Việt Nam

Thứ nhất, ngôn ngữ sử dụng trong các bản Hiến pháp Việt Nam là

tiếng Việt.

Thứ hai, về mặt nguyên tắc, mỗi từ ngữ sử dụng trong Hiến pháp

đều được hiểu theo một nghĩa nhất định.

Thứ ba, tính chính xác của văn bản yêu cầu không chỉ ở chính tả, về

nghĩa của từ, mà còn yêu cầu sự chính xác trong cách viết câu và dùng

dấu câu.

Thứ tư, trong Hiến pháp sử dụng một hệ thống thuật ngữ phong phú

và đa dạng.

1.3. Tiểu kết

Trong chương này, chúng tôi trình bày hai vấn đề lí luận chính liên

8

quan đến đề tài. (1) Một số vấn đề về phong cách chức năng ngôn ngữ

hành chính - công vụ. (2) Giới thiệu về Hiến pháp và các bản Hiến pháp

ở Việt Nam.

Dựa vào những khái niệm, lý thuyết nền tảng về phong cách chức

năng ngôn ngữ hành chính - công vụ, về từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ

pháp tiếng Việt để phân tích đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp

trong văn bản Hiến pháp 2013, và bước đầu đặt một điểm nhìn về đặc

điểm ngôn ngữ của văn bản pháp quyền trong phần chương 2 và chương

3 của luận văn này.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CỦA VĂN BẢN

HIẾN PHÁP 2013

Trong chương này, chúng tôi tập trung nghiên cứu, khảo sát các yếu

tố: các lớp từ vựng xét theo các tiêu chí từ vựng học: nguồn gốc, phạm

vi sử dụng, mức độ sử dụng; các lớp từ vựng xét theo tiêu chí cấu tạo

từ; các lớp từ vựng xét theo tiêu chí phạm vi biểu vật; và các lớp từ

vựng xét theo bình diện phong cách học trong bản Hiến pháp 2013.

Điều đáng lưu ý ở đây, cấu tạo từ vừa là đối tượng của từ vựng học, vừa

là đối tượng của ngữ pháp học, nhưng để tránh nặng nề cho chương 3,

chúng tôi đưa vào phần nội dung của chương 2.

2.1. Các lớp từ vựng trong Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí từ vựng học

2.1.1. Các lớp từ vựng xét theo tiêu chí nguồn gốc

Nếu phân chia theo nguồn gốc sẽ có 3 loại từ: từ thuần Việt, từ Hán

Việt và từ có nguồn gốc Ấn - Âu.

Số lượng các lớp từ vựng trong bản Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí

nguồn gốc được chúng tôi khảo sát có kết quả như sau:

Qua thống kê số lượng từ vựng trong bản Hiến pháp 2013 (không

tính các từ ngữ là tiêu đề của bản Hiến pháp 2013 và tiêu đề của các

chương, điều 1, điều 2…), chúng tôi nhận thấy có tổng cộng 7.548 lượt

từ, ngữ xuất hiện trong bản Hiến pháp 2013. Nếu thống kê từ theo đơn

vị từ điển thì có tổng cộng 688 từ, ngữ.

2.1.1.1. Từ thuần Việt

Từ thuần Việt là những từ vốn có của tiếng Việt, chứ không phải là

những từ tiếng Việt tiếp nhận của các ngôn ngữ khác. Từ thuần Việt

trong bản Hiến pháp 2013 chủ yếu là các hư từ trong tiếng Việt như:

với, của, là, các, trên, trong, vì, và, do… Ngoài ra, còn có một số thực

từ thuần Việt như: nhà nước, dựng nước, giữ nước…

9

2.1.1.2. Từ Hán Việt

Khảo sát trong bản Hiến pháp 2013, số lượng từ Hán Việt theo tiêu

chí nguồn gốc âm tiết cấu tạo nên chúng chiếm tỉ lệ gần 80%. Điều đó

cho thấy, từ Hán Việt là phương tiện tốt để cấu tạo thuật ngữ do chúng

là hình ảnh của khái niệm, sản phẩm của tư duy và các âm tiết Hán Việt

có màu sắc kỹ thuật rõ rệt. Sự hiện diện với mật độ cao của từ Hán Việt

trong Hiến pháp 2013 đảm bảo tính co dãn, bao trùm của các quy định

pháp luật. Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc sử dụng nhiều từ Hán

Việt trong Hiến pháp 2013 là vì yêu cầu tính trang trọng của thể loại

văn bản này.

2.1.1.3. Từ có nguồn gốc Ấn - Âu

Khảo sát trong bản Hiến pháp 2013, chúng tôi nhận thấy rằng không

có một từ có nguồn gốc Ấn - Âu nào trong phần nội dung chính của bản

Hiến pháp 2013, duy chỉ có trong Lời nói đầu của bản Hiến pháp một từ

có nguồn gốc Ấn - Âu đó là từ Mác - Lênin (điều 4, Hiến pháp 2013).

2.1.2. Các lớp từ vựng xét theo tiêu chí phạm vi sử dụng

Theo tiêu chí phạm vi sử dụng của từ vựng tiếng Việt, các nhà ngôn

ngữ học phân chia thành 5 nhóm sau: từ vựng toàn dân, từ vựng địa

phương, tiếng lóng, từ nghề nghiệp, thuật ngữ. Văn bản Hiến pháp 2013

là văn bản thuộc ngành luật học, điều đáng chú ý là lớp từ vựng được sử

dụng chủ yếu trong văn bản này là thuật ngữ. Vì vậy, chúng tôi đi sâu

vào khảo sát và nghiên cứu, miêu tả các đặc điểm của thuật ngữ được

sử dụng trong văn bản Hiến pháp 2013.

2.1.2.1. Các đặc điểm chung của thuật ngữ trong bản Hiến pháp 2013

1) Thuật ngữ trong Hiến pháp 2013 rất phong phú, đa dạng và trải

dài ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đối tượng khác nhau mà Hiến pháp

hướng tới, điều chỉnh.

2) Tính hệ thống của thuật ngữ tạo ra các trường nghĩa từ vựng thuộc

chuyên ngành trong luật Hiến pháp.

3) Các thuật ngữ trong Hiến pháp 2013 có “tính định nghĩa cao”.

2.1.2.2. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ trong bản Hiến pháp 2013

a) Các con đường hình thành thuật ngữ trong Hiến pháp 2013

a1. Con đường thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường

Con đường thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường là con đường biến đổi

và phát triển nghĩa của từ để tạo ra một nghĩa mới (nghĩa thuật ngữ).

Trong Hiến pháp 2013 có nhiều thuật ngữ được hình thành bằng cách

này.

Trong Hiến pháp 2013, các từ ngữ thông thường hiếm khi đứng một

mình và được thuật ngữ hóa mà phần lớn tham gia cấu tạo thuật ngữ.

10

Đó là trường hợp các thuật ngữ được cấu tạo từ các yếu tố cấu tạo nên

thuật ngữ luật kết hợp với các yếu tố là từ ngữ thông thường. Ví dụ:

quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền học tập…

a2. Sao phỏng

Sao phỏng cấu tạo thuật ngữ có nghĩa là dịch trực tiếp những thành

tố cấu tạo thuật ngữ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt bằng chất liệu và trật

tự cú pháp của tiếng Việt. Ví dụ: pháp quyền (Rules of Law), quyền lập

pháp (legistative power)… Đặc điểm chung của những thuật ngữ này là

thuật ngữ có tính dân tộc về hình thức và có tính quốc tế về nội dung

thể hiện.

a3. Con đường tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài

Trong văn bản Hiến pháp 2013, không có thuật ngữ nào vay mượn

có nguồn gốc Ấn - Âu. Tuyệt đại đa số là thuật ngữ mượn gốc Hán. Các

thuật ngữ Hán Việt trong Hiến pháp 2013 thể hiện nghĩa thuật ngữ, khái

niệm mà ngành luật Hiến pháp biểu đạt, và nghĩa biểu đạt này mang

tính chất quốc tế, là tri thức chung của trí tuệ nhân loại.

b) Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ trong bản Hiến pháp 2013

b1. Cấu tạo của thuật ngữ trong Hiến pháp 2013 xét theo phương

diện nguồn gốc của đơn vị từ vựng

Trong toàn bộ hệ thống thuật ngữ của bản Hiến pháp 2013 không có

một thuật ngữ nào được cấu tạo từ các yếu tố có nguồn gốc Ấn - Âu.

Trong Hiến pháp 2013, các yếu tố có yếu tố Hán Việt chiếm tỉ lệ đa

số, bên cạnh đó có một số thuật ngữ có yếu tố cấu tạo là thuần Việt như:

nhà nước, đất liền, người nghèo, vùng biển, vùng trời...

Thuật ngữ kết hợp yếu tố Hán Việt và yếu tố thuần Việt cũng có tỷ

lệ tương đối cao. Ví dụ: bộ máy nhà nước, hợp tác quốc tế về kỹ thuật,

quyền được bồi thường, quyền được pháp luật bảo hộ…

Thuật ngữ chỉ gồm các yếu tố Hán Việt chiếm tỷ lệ lớn và chủ yếu.

Ví dụ: ý thức công dân, đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân, đại biểu

hội đồng nhân dân, quyền lập hiến, dân chủ đại diện…

b2. Cấu tạo của thuật ngữ xét về độ dài của yếu tố số lượng âm tiết

Các thuật ngữ có độ dài khác nhau dựa trên số lượng của các yếu tố

âm tiết tham gia cấu thành thuật ngữ. Chỉ một số ít thuật ngữ trong Hiến

pháp có một âm tiết, chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong bản Hiến

pháp 2013, đó là các thuật ngữ sau: luật, lệnh, tỉnh, huyện, quận, xã,

phường, bắt, bầu, trình, phong, giáng, tước…

Thuật ngữ có hai âm tiết cũng chiếm một số lượng đáng kể, như: bầu

cử, ứng cử, nhân dân, công dân, quốc kỳ, quốc ca, quốc huy, đặc xá, đại

xá, chỉ thị, giám sát…

11

Còn lại, chiếm số lượng đa số là thuật ngữ gồm ba âm tiết trở lên,

như: quyền công dân, quyền tự do đi lại, nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa… Các thuật ngữ có độ dài từ ba âm tiết trở lên, có cấu trúc

lỏng, tuy không đảm bảo tiêu chí ngắn gọn của thuật ngữ nhưng lại đảm

bảo tính chính xác của thuật ngữ, thuật ngữ được hạn định rõ và minh

xác hơn.

2.1.2.3. Đặc điểm định danh của thuật ngữ trong bản Hiến pháp 2013

Chúng tôi áp dụng lý thuyết định danh để xem xét thuật ngữ trong

Hiến pháp theo hai tiêu chí: (1) đặc điểm định danh của thuật ngữ trong

Hiến pháp 2013 theo kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ; (2) đặc điểm định

danh của thuật ngữ theo mô hình định danh của thuật ngữ.

Qua khảo sát toàn bộ thuật ngữ trong bản Hiến pháp 2013 chúng tôi

nhận thấy đều là những đơn vị định danh trực tiếp. Xét về nội dung biểu

đạt của các thuật ngữ trong Hiến pháp 2013, chúng tôi chia thuật ngữ

trong Hiến pháp thành hai loại:

(1) Loại thứ nhất: có hình thức ngắn gọn, mang nội dung cơ bản gọi

tên các sự vật, hiện tượng, quá trình có tính chất nền tảng của thuật ngữ

Hiến pháp. Ví dụ: luật, quyền, nghĩa vụ, quyền hạn, công dân, tự do…

(2) Loại thứ hai: là cụm danh từ, được tạo ra trên cơ sở loại một, mô

tả đặc điểm, tính chất, thuộc tính cơ bản của những sự vật, hiện tượng…

Ví dụ như: quyền con người, tự do báo chí, tự do đi lại và cư trú ….

2.1.3. Các lớp từ vựng xét theo tiêu chí mức độ sử dụng

Khảo sát trong bản Hiến pháp 2013, chúng tôi nhận thấy hầu hết các

từ vựng được sử dụng thuộc lớp từ vựng tích cực. Đồng thời, từ ngữ sử

dụng trong Hiến pháp đòi hỏi cao ở tính khái quát và tính toàn dân, đặc

biệt với bản Hiến pháp 2013 là bản Hiến pháp hiện đại, mới nhất được

sửa đổi, bổ sung nên lớp từ vựng cổ hầu như không được sử dụng. Cũng

như vậy, bản Hiến pháp 2013 không sử dụng từ lịch sử nào. Từ ngữ mới

là những từ ngữ mới xuất hiện cho nên chưa quen thuộc và chưa được

dùng phổ biến.

2.2. Các lớp từ vựng trong Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí cấu tạo từ

Số lượng và tỷ lệ các từ vựng trong bản Hiến pháp 2013 xét theo tiêu

chí cấu tạo từ được chúng tôi khảo sát có kết quả như sau:

Khảo sát trong bản Hiến pháp 2013 có được 6.569 lượt từ, ngữ xuất

hiện. Trong đó, từ ngữ có tần số xuất hiện nhiều nhất trong Hiến pháp là

các hư từ như: và (273 lần), của (242 lần), các (98 lần)…; tiếp đó là các

thực từ danh từ như: quốc hội (216 lần), nhà nước (120 lần), nhân dân

(162 lần)…

12

2.2.1. Từ đơn

Như chúng ta đã biết, tiếng Việt là điển hình về ngôn ngữ thuộc loại

hình ngôn ngữ đơn lập, nên biểu hiện quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ

pháp bằng phương thức trật tự từ và hư từ.

Về thực từ là từ đơn mỗi từ chủ yếu chỉ xuất hiện 1, 2 lần trong Hiến

pháp 2013, riêng các trường hợp nước (215 lần), quyền (131 lần). Còn

lại cụ thể các từ đơn thực từ như sau: danh từ: luật, bộ, tỉnh, quận,

huyện, xã, phường, khóa…; động từ: lệnh, sống, bắt, giam, giữ, cấm,

phòng, chống, giao, nhập, chia; tính từ: mới, ít; đại từ: mình, ta, đó.

Số lượng từ đơn xuất hiện nhiều trong Hiến pháp 2013 chủ yếu là các

từ chỉ lượng (phụ cho danh từ): các, những; phó từ (phụ cho động, tính

từ): đã, sẽ, quá; giới từ: của, trong, với…; liên từ: và, hoặc, mà, thì…

Văn bản Hiến pháp tập trung giải quyết những vấn đề pháp quyền có

tính khái quát, tính khái niệm nên tỉ lệ từ đơn trong văn bản Hiến pháp

không cao bằng từ ghép.

2.2.2. Từ ghép

Khảo sát trong bản Hiếp pháp 2013 chúng tôi nhận thấy từ ghép xuất

hiện với mật độ dày đặc (chiếm 57,75%). Nhằm biểu hiện tính khái quát

của văn bản Hiến pháp, nên trong Hiến pháp 2013 từ ghép được sử

dụng nhiều là từ ghép đẳng lập. Ví dụ: tại điều 2, Hiến pháp 2013 có 42

từ ghép như: nhà nước, xã hội chủ nghĩa, Việt Nam, pháp quyền, nhân

dân, công nhân…; nhưng chỉ có 04 từ được cấu tạo theo phương thức

ghép chính phụ đó là: lập pháp, hành pháp, tư pháp, nông dân.

2.2.3. Ngữ định danh

Ngữ định danh có những đặc điểm sau đây: (1) Về mặt cấu trúc, nó

mang hình thức một cụm từ; (2) về mặt ngữ nghĩa, nó gọi tên một đối

tượng định danh; (3) về năng lực hoạt động, nó chặt chẽ như là từ, biểu

thị những khái niệm, ý niệm. Ví dụ: Quyền công dân, xã hội chủ nghĩa,

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…

2.3. Các lớp từ vựng trong bản Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí

phạm vi biểu vật

Theo tiêu chí phạm vi biểu vật, từ ngữ thuộc phạm trù pháp lý, hành

chính, chính trị xuất hiện với mật độ cao trong bản Hiến pháp 2013.

2.4. Các lớp từ vựng xét theo bình diện phong cách học

Khảo sát trong bản Hiến pháp 2013, chúng tôi nhận thấy hầu hết các

lớp từ vựng được sử dụng là những từ ngữ chính xác về mặt nội dung và

những từ ngữ trang trọng hoặc từ ngữ trung hòa về mặt sắc thái biểu cảm.

Ngôn ngữ sử dụng trong bản Hiến pháp 2013 thích hợp với giọng

văn nghiêm túc, khách quan, từ Hán Việt chiếm một tỷ lệ lớn. Không

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!