Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm từ ngữ thể loại điều tra trên báo đà nẵng
PREMIUM
Số trang
143
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1834

Đặc điểm từ ngữ thể loại điều tra trên báo đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

------*   *------

PHẠM NGỌC ĐOAN

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ THỂ LOẠI

ĐIỀU TRA TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60.22.02.40

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng, năm 2016

Công trình được hoàn thành tại

Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Lê Đức Luận

Phản biện 1: PGS. TS Trương Thị Nhàn

Phản biện 2: TS. Trần Văn Sáng

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp

thạc sĩ Ngôn ngữ học, tại Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng vào

ngày 14 tháng 1 năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Báo chí là công cụ, kênh thông tin quan trọng của Đảng, Nhà nước, nhằm

phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật, cổ vũ cá tập thể, cá nhân vươn lên

phát triển kinh tế, định hướng dư luận, cũng như phê phán, lên án, đả kích các

luận điệu chống phá Nhà nước của các thế lực thù địch, phản động trong và

ngoài nước. Báo chí có nhiều thể loại như phỏng vấn, ghi chép, phóng sự, ký

sự, điều tra, tin…Mỗi thể loại có một đặc điểm, phong cách sử dụng từ ngữ

riêng để mang lại sức mạnh, hiệu quả tuyên truyền nhất định, qua đó, định

hướng dư luận xã hội.

Thể loại báo chí điều tra ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống,

thu hút đông đảo bạn đọc quan tâm. Nhờ những bài điều tra trên báo chí giúp cơ

quan chức năng của Đảng, Nhà nước phát hiện, xử lý nhiều vụ việc tiêu cực,

tham nhũng nổi cộm, xóa bỏ các hủ tục ăn sâu vào đời sống, chấn chỉnh công

tác quản lý trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, kinh tế…

Tác phẩm báo chí điều tra là một văn bản hoàn chỉnh, cung cấp đầy đủ

thông tin về các vấn đề, sự kiện, đối tượng phản ảnh, giúp người đọc hiểu, nắm

rõ những cái chưa biết, những vấn đề ẩn khuất, có cái nhìn toàn diện về sự việc,

qua đó bày tỏ có thái độ yêu – ghét rõ ràng. Đây là một thể loại có phạm vi

phản ánh rộng, đa chiều, cung cấp lượng thông tin không nhỏ đáp ứng nhu cầu

của đông đảo bạn đọc, giúp cho bạn đọc có cái nhìn chính xác hơn về những

hành vi sai trái của những tổ chức, cá nhân, gây thiệt hại, kìm hãm sự phát triển

của xã hội và đất nước.

Bức xúc trước những vấn nạn tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn xã hội đang

ngày càng có xu hướng phát triển, cũng như mong muốn đóng góp nhỏ bé vào

quá trình đấu tranh đẩy lùi tệ nạn xã hội, loại bỏ những cái xấu, cái ác tồn tại

trong đời sống, người viết chọn nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm từ ngữ thể loại

điều tra trên Báo Đà Nẵng”. Qua đề tài này, người viết hy vọng có thêm kiến

thức về thể loại điều tra, cũng như sử dụng hiệu quả vốn ngôn ngữ đã được học,

tiếp thu ở nhà trường, làm hành trang cho nghiệp vụ báo chí của mình.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Điều tra là thể loại có mảng đề tài rộng, đa dạng về đối tượng và hình thức

trình bày, vì thế nó thu hút không ít sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Xét ở

nhiều góc độ khác nhau, chúng ta thấy ở mỗi nhà nghiên cứu, họ có cái nhìn

khác nhau về thể loại báo chí điều tra.

2

Các tài liệu: “Giáo trình Báo chí điều tra” của A.A Chertưchơnưi, NXB

Thông tấn – Hà Nội, năm 2004 (Phạm Thảo và Huyền Nhung dịch), “Một số

vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí” của tác giả Hoàng Anh, NXB Lao động

– Hà Nội, năm 2003, “Ngôn ngữ báo chí” của PGS.TS Vũ Quang Hào, NXB

Thông tấn – Hà Nội, năm 2007, “Ngôn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản” của

tác giả Nguyễn Đức Dân, NXB Giáo Dục, năm 2007, “Các thể loại báo chí

chính luận nghệ thuật” của tác giả Dương Xuân Sơn, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, năm 2004, “Phong cách học tiếng Việt” của hai tác giả Đinh Trọng Lạc

và Nguyễn Thái Hòa, NXB Giáo dục, năm 1995, “Tài liệu bồi dưỡng Nghiệp

vụ báo chí” của Tổ chức Thụy Điển phát hành năm 2007 đã giúp cho người viết

xác định thể loại báo chí, nắm các phương pháp, các loại hình cơ bản của báo

chí điều tra, đặc điểm ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ báo chí, nâng

cao kỹ năng viết điều tra.

Mỗi công trình nghiên cứu dù lớn hay nhỏ về quy mô, góc độ nghiên cứu,

vẫn cho chúng ta thấy được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu đối

với thể loại báo chí điều tra. Và mỗi công trình nghiên cứu có một cách nhìn

nhận, đánh giá, nhận xét riêng. Song đây là những tài liệu nghiên cứu bổ ích

cho người viết trong quá trình thực hiện đề tài.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu “Đặc điểm từ ngữ thể loại điều tra trên Báo Đà Nẵng” là

nguyện vọng ấp ủ từ rất lâu của người viết. Như đã nói ở trên, báo chí có rất

nhiều mảng như: tin tức, giải trí, tin vắn, phóng sự, ký sự, điều tra, ghi chép,

phản ảnh…Và thể loại điều tra là một mảng được độc giả quan tâm nhiều nhất.

Bởi qua tác phẩm báo chí điều tra, những góc khuất trong đời sống, những việc

làm sai trái của các tổ chức, cá nhân, những hành vi tiêu cực, tham

nhũng…được xem như “tảng băng chìm”, được nhà báo chịu khó dấn thân,

không quản ngại nguy hiểm để dày công thu thập tư liệu phanh phui, lôi ra ánh sáng.

Thông qua khảo sát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm báo chí điều

tra trên Báo Đà Nẵng, người viết có thể khái quát hóa các nội dung chính của

thể loại điều tra, chỉ ra đặc điểm từ ngữ của thể loại này, từ đó rút ra đặc điểm

chung cho thể loại điều tra trên báo chí hiện nay. Qua việc thực hiện đề tài này,

người viết hy vọng có thể hiểu sâu hơn, vận dụng tốt kiến thức về ngôn ngữ học

và báo chí trong quá trình hành nghề của mình.

3

4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm từ ngữ thể loại điều tra trên Báo Đà Nẵng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung khảo sát 75 bài báo điều tra đăng tải trên Báo Đà Nẵng

từ năm 2008 đến tháng 6-2016.

5. Phương pháp nghiên cứu

Ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung, đối với

đề tài này, người viết sử dụng một số các phương pháp cụ thể như sau:

- Phương pháp thống kê – phân loại.

- Phương pháp mô hình hóa.

- Phương pháp phân tích – tổng hợp.

Trong quá trình phân tích - tổng hợp người viết có xen phương pháp so

sánh, đối chiếu bài điều tra của tác giả này với tác giả khác trên Báo Đà Nẵng

theo cùng đề tài, đối tượng, để làm nổi bật cái hay trong từng nội dung và biện

pháp nghệ thuật của các bài điều tra trên Báo Đà Nẵng. Đồng thời trên cơ sở

phân tích, tổng hợp, khái quát, từ đó phát hiện những lỗi thường gặp và nêu ra

hướng khắc phục những lỗi đó trong các tác phẩm báo chí điều tra.

6. Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo; phần nội dung luận văn

gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Khảo sát, phân loại, miêu tả từ ngữ thể loại điều tra trên Báo

Đà Nẵng

Chương 3: Ý nghĩa biểu đạt của từ ngữ thể loại điều tra trên Báo Đà Nẵng

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Khái quát về từ ngữ và ngôn ngữ báo chí

1.1.1. Khái quát về từ

Theo quan niệm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, từ là đơn vị cơ

bản của ngôn ngữ. Tất cả các đơn vị ngôn ngữ khác, chẳng hạn: hình vị, thành

ngữ, các cấu trúc cú pháp nào đó, bằng cách này hay cách khác đều do sự tồn

tại của các từ quy định. Từ chẳng những là đơn vị cơ bản của từ vựng mà còn là

đơn vị cơ bản của ngôn ngữ nói chung.

4

Trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” F.de. Saussure viết như sau:

“Từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung

tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù khái niệm này khó định nghĩa”.

Theo các tác giả Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang

cho đến nay, trên thế giới đã có hàng trăm định nghĩa về từ, song chưa có định

nghĩa nào thoả mãn đối với các nhà nghiên cứu. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi lẽ

trong khoảng hơn 6.000 ngôn ngữ đang được sử dụng trên thế giới, từ được

biểu hiện dưới những hình thức rất đa dạng. Tuy trong sự đa dạng về các thuộc

tính của từ, vẫn có thể tìm thấy những thuộc tính bản chất chung cho từ trong

mọi ngôn ngữ.. Theo V.M.Solncev, những thuộc tính phổ quát ấy là:

a) Từ là đơn vị ngôn ngữ có tính hai mặt: âm và nghĩa.

b) Từ có khả năng độc lập về cú pháp khi sử dụng trong lời.

Như vậy, khi nói từ là đơn vị ngôn ngữ là có hàm ý muốn phân biệt nó với

câu trong tư cách là đơn vị của lời nói. Còn nói đến tính hai mặt (âm và nghĩa)

của từ là muốn nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của nó cả về cấu trúc hình thái (gọi

là vỏ ngữ âm) cũng như về ngữ nghĩa (dù là nghĩa từ vựng hay nghĩa ngữ

pháp). Theo các nhà nghiên cứu, ít nhất có 5 quan niệm khác nhau về cái được

gọi là từ, gồm: Từ chính tả, Từ từ điển học, Từ ngữ âm, Từ biến tố, Từ hoàn

chỉnh.

* Từ tiếng Việt

+ Các quan niệm khác nhau về từ trong tiếng Việt

Cho đến nay, vấn đề ranh giới từ trong Việt ngữ học vẫn đang là vấn đề

nan giải. Điều này cũng dề hiểu, bởi lẽ, như đã trình bày, từ là một khái niệm cơ

bản của ngôn ngữ học nhưng cũng là đơn vị đa dạng và khó định nghĩa nhất

trong ngôn ngữ học đại cương, nên việc nhận diện từ tiếng Việt cũng không

phải là một trường hợp ngoại lệ. Nhìn chung, có hai khuynh hướng chính quan

niệm về từ tiếng Việt:

(1) Từ tiếng Việt trùng với âm tiết (hay tiếng): Tiêu biểu cho khuynh

hướng này là M.B.Emenneu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp.

(2) Từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng âm tiết: Khuynh hướng thứ hai

bao gồm phần lớn các nhà Việt ngữ học trong và ngoài nước như Nguyễn Kim

Thản, Hoàng Tuệ, Nguyễn Tài Cẩn, Đái Xuân Ninh, Lưu Văn Lâng, Hồ Lê,

Nguyễn Văn Chình-Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Hoàng

Văn Hành,...

5

Trong đó, Nguyễn Tài Cẩn cho rằng hình vị tiếng Việt là tiếng, tức một

âm tiết bất kể có nghĩa, không rõ nghĩa hay vô nghĩa. Do vậy, một từ có thể

gồm một tiếng hay nhiều tiếng (từ đơn và từ ghép). Trong đó, từ đơn = 1 tiếng.

Trong từ ghép có: ghép âm (láy), ghép đẳng lập, ghép chính phụ, ghép ngẫu kết.

Trong luận văn này, chúng tôi theo quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn để

thực hiện việc khảo sát, phân tích, đánh giá từ trong thể loại điều tra trên Báo

Đà Nẵng. Bởi quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn được đa số các nhà Việt ngữ

đồng tình và phù hợp với xu thế dạy học tiếng Việt trong trường phổ thông hiện nay.

1.1.2. Khái quát về ngữ

Theo thống kê của Hoàng Phê, tiếng Việt hiện đại sử dụng 6.718 âm tiết -

chữ viết. Với con số này, cho thấy số lượng từ trong tiếng Việt không phải là

nhiều. Trong quá trình vận động, phát triển, hệ thống từ tiếng Việt không đủ để

biểu thị một số lượng lớn các khái niệm, hiện tượng khác nhau trong đời sống

xã hội. Vì vậy, nhu cầu cấu tạo thêm những đơn vị từ vựng mới trên cơ sở

những từ đã có rất cần thiết, trở thành nhu cầu tất yếu.

Theo Nguyễn Thiện Giáp, ngữ là một loại phương tiện, một loại biện pháp

mà bất cứ ngôn ngữ nào cũng có nhằm khắc phục một phần nào tính có hạn của

các từ, tính không hàm súc, không cô đọng của các phương tiện lời nói trong sự

biểu vật và biểu thái. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho rằng, trong tiếng

Việt có các loại ngữ sau: ngữ cố định và ngữ tự do. Trong đó, ngữ cố định (gồm

thành ngữ và quán ngữ) thuộc lĩnh vực từ vựng học, còn ngữ tự do (danh ngữ,

động ngữ, tính ngữ) thuộc lĩnh vực ngữ pháp. Ngữ cố định là các cụm từ (ý

nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ) đã cố

định hoá nên nó có tính chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc và có tính xã hội như từ.

Trong Giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt” (2007), Đỗ Hữu Châu đề nghị

phân loại hình thức các ngữ cố định tiếng Việt theo kết cấu cú pháp của các từ

trong ngữ. Theo tiêu chí này thì các ngữ cố định chia thành hai loại lớn: thứ

nhất, các ngữ cố định có kết cấu là cụm từ và thứ hai, các ngữ cố định có kết

cấu là câu. Mỗi loại đó lại được tiếp tục phân chia theo các loại nhỏ hơn nữa.

a. Đặc điểm của ngữ cố định

- Tính thành ngữ: Do cố định hoá, do tính chất chặt chẽ mà các ngữ cố

định ít hay nhiều đều có tính thành ngữ. Ví dụ, hết nước hết cái là tổ hợp có

tính thành ngữ vì ý nghĩa “quá dài, quá mức chịu đựng, bực dọc, sốt ruột” của

nó không thể giải thích được bằng các nghĩa của hết nước hết cái...

6

- Tính tương đương với từ về chức năng tạo câu: Trong các ngữ cố định,

có nhiều ngữ có hình thức cấu tạo là câu, như: chuột chạy cùng sào, chuột sa

chĩnh gạo, cha truyền con nối,...thậm chí có hình thức cấu tạo là câu ghép: đâm

bị thóc chọc bị gạo, gió chiều nào che chiều ấy...

- Từ trong ngữ cố định cũng có thể thay thế được bằng những từ cùng

trường nghĩa hoặc đồng nghĩa: Đi guốc trong bụng thành Lê dép loẹt qoẹt trong

bụng…

b. Phân loại ngữ cố định

* Phân loại ngữ cố định theo kết cấu

Đây là sự phân loại căn cứ vào các công thức kết cấu, tức công thức tổ

hợp các từ tạo nên ngữ cố định. Cũng có thể gọi phân loại theo kết cấu là phân

loại hình thức.

+ Các ngữ cố định có kết cấu là cụm từ:

- Các ngữ cố định có các từ trung tâm: Dai như đỉa, đỏ như son, đen như

mực, bạc như vôi...

- Các ngữ cố định không có từ trung tâm: dây mơ dễ má, một nắng hai

sương, dầu sôi lửa bỏng, đổ dầu vào lủa, đem con bỏ chợ...

+ Các ngữ cố định có kết cấu là câu:

Các ngữ cố định có kết cấu câu đều không có từ trung tâm. Chẳng hạn có

kết câu là một câu đơn: chuột chạy cùng sào, chuột sa chĩnh gạo hoặc có kết

cấu là một câu ghép: đâm bị thóc, chọc bị gạo…

Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, không có

kết cấu câu. Ở trong câu, quán ngữ không đảm nhiệm chức năng làm thành

phần chính trong nòng cốt câu mà đảm nhiệm các chức năng ngoài nòng cốt câu

như chuyển tiếp, chêm, xen kẽ, tình thái, các chức năng dụng học cơ bản.

Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” của Mai Ngọc Chừ, Vũ

Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến, NXB Giáo dục, 1997, các tác giả chỉ ra

rằng, các quán ngữ thường gặp trong tiếng Việt chẳng hạn như: Một mặt

là…,mặt khác là..., thứ nhất ..., thứ hai...,nói cách khác..., nói khác đi..., tóm

lại..., nói tóm lại..., như sau..., dưới đây..., the tôi thì, ai cũng biết, tôi nghĩ

rằng, tôi đã chắc chắn rằng, dễ thường, lẽ nào...

C. Giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định

Ngữ cố định là một loại phương tiện, một loại biện pháp mà bất cứ ngôn

ngữ nào cũng có nhằm khắc phục một phần nào tính có hạn của các từ, tính

không hàm súc, không cô đọng của các phương tiện lời nói trong sự biểu vật và

7

biểu thái. Các ngữ cố định mà từ trung tâm nằm ngay trong ngữ thì đồng nghĩa

một cách hiển nhiên với từ sẵn có.

Ví dụ:

Dai như chão

Dai như đỉa đói đồng nghĩa với dai

Dai như chó nhai dẻ rách

Ngữ tự do (cụm từ tự do) là những tổ hợp do từ cấu tạo nên và hoạt động

với tư cách là những bộ phận cấu thành câu. Ngữ tự do có tính chất kết hợp tạm

thời, mỗi lần dùng đều được cấu tạo mới và chỉ tồn tại trong phạm vi một văn

cảnh, ngữ cảnh nhất định. Nghĩa của cụm từ tự do là nghĩa tổng hợp của các từ

riêng lẻ, dùng để định danh như thành ngữ nhưng không có giá trị hình ảnh,

biểu cảm. Sự kết hợp của ngữ tự do chỉ phục tùng những chuẩn mực từ vựng,

ngữ pháp.

1.2. Đặc điểm ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ báo chí phục vụ cho cách thức tiếp cận hiện thực của báo chí.

Ngôn ngữ báo chí phải đáp ứng những đỏi hỏi nghiệp vụ về phẩm chất, về hiểu

biết mà ở những ngành khác không cần thiết như vậy. Ngôn ngữ báo chí dựa

trên những cơ sở sau đây:

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của quốc gia, là tiếng mẹ đẻ của người

Việt. Nên ngoài việc thể hiện sinh động tiếng mẹ đẻ trên các tác phẩm báo chí,

truyền tải tư tưởng, tình cảm đến đông đảo các đối tượng công chúng, nhà báo

còn có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thông qua việc sử dụng

từ ngữ theo đúng chuẩn mực trong các tác phẩm báo chí của mình.

Thông qua vốn kiến thức về ngôn ngữ, nhà báo phải biết cách khai thác

vấn đề, xử lý thông tin, diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, sinh động trong

tác phẩm. Từ trong câu chủ yếu sử dụng từ đơn, còn câu phần nhiều sử dụng

câu đơn để diễn đạt nội dung, giúp người đọc dễ hiểu.

Tóm lại, ngôn ngữ báo chí là một lĩnh vực chuyên nghiệp của báo chí. Và

tác phẩm báo chí thể hiện thông qua ngôn ngữ cần có sự linh động, phù hợp với

từng ngữ cảnh nhất định trong tác phẩm.

1.3. Khái quát về thể loại điều tra báo chí

1.3.1. Khái niệm thể loại điều tra

Tác phẩm điều tra thường xuất hiện khi cần câu trả lời cho một câu hỏi

nào đó. Nhiệm vụ của bài điều tra là giải thích, làm sáng tỏ những vấn đề đang

có nhiều ý kiến tranh luận, nhiều quan điểm khác nhau; bám sát những mâu

8

thuẫn tồn tại trong cuộc sống, tái hiện lại, tìm ra bản chất, xu hướng vận động

phát triển và đôi khi là hướng giải quyết mâu thuẫn đó.

Trong cuốn “Viết báo như thế nào”, tác giả Nguyễn Đức Dũng nói rằng:

“Điều tra là một thể loại báo chí nằm trong nhóm các thể thông tấn báo chí. Nó

có mục đích và có nhiệm vụ đem lại những câu trả lời trước những sự thật chứa

đựng mâu thuẫn nổi bật trong đời sống. Bằng việc nêu lên vấn đề, phân tích

những khả năng và nhân tố mới, phân tích mối quan hệ giữa nguyên nhân và

kết quả, người viết điều tra rút ra những kết luận cần thiết, chỉ ra bản chất của

sự vật và hiện tượng, đem lại câu trả cho công chúng”.

Còn trong “Giáo trình Báo chí điều tra” của A.A Chertưchơnưi, NXB

Thông tấn – Hà Nội, năm 2004 (Phạm Thảo và Huyền Nhung dịch), tác giả cho

rằng “Việc điều tra nhằm đạt tới kết quả chính trị hoặc kinh tế nào đó, ví như

lên án hoạt động của một tổ chức chính trị cực đoan, phát hiện hiện tượng lợi

dụng chức quyền, khai trừ một quan chức tham nhũng khỏi vị trí lãnh đạo bộ,

tước quyền miễn trừ của một nghị sĩ gian lận và tìm đường đưa nguồn tài chính

bị cướp bóc về nước…Kết quả công tác điều tra khi được tiến hành và công bố

còn nhằm đạt tới mục tiêu quan trọng khác là giáo dục đạo đức cho công chúng.

Cần nói rằng có thể dành riêng công tác điều tra trong nghề báo chí vào việc

phát hiện những hành vi vi phạm đạo đức hoặc rút ra những ý nghĩa (bài học)

đạo đức từ một sự kiện nào đó”.

Dù mỗi tác giả, mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một khái niệm, có thể dài hay

ngắn, rộng hay hẹp, nhưng theo chúng tôi, trước hết điều tra có chức năng cung

cấp cho bạn đọc những thông tin còn bị ẩn khuất, che lấp trong đời sống xã hội,

thông qua ngoài bút khéo léo của nhà báo. Với thể loại báo chí này, nhà báo có

trách nhiệm phơi bày những mảng tối, góc khuất ẩn sâu trong các ngõ ngách

cuộc sống để mọi người có cái nhìn toàn diện, thấu đáo, đúng với bản chất sự

việc, qua đó bày tỏ thái độ của mình.

1.3.2. Phân loại thể loại điều tra

Trong thể loại báo chí điều tra gồm có điều tra và phòng sự điều tra. Vậy

điều tra và phóng sự điều tra có gì khác nhau?

Phóng sự tập trung trả lời câu hỏi “như thế nào” với chất liệu cơ bản là các

chi tiết sống động mắt thấy tai nghe. Còn điều tra lại tập trung nhấn mạnh trả

lời câu hỏi “tại sao?”. Điều tra phải qua cắt nghĩa, giải thích để chỉ đạo hoạt

động thực tiễn của con người…Cắt nghĩa, phân tích, tìm ra những câu trả lời

cho những câu hỏi đó là định hướng phải làm gì để thay đổi tình trạng đó.

9

1.3.3. Đặc trưng của thể loại điều tra

Trên phương diện nội dung, thể loại điều tra trên báo chí hiện nay có

những đặc điểm cơ bản như sau: Tác phẩm điều tra phải làm rõ những thông tin

còn chứa nhiều uẩn khúc, nhiều mâu thuẫn, thường không có sẵn lời giải đáp từ

các cơ quan công quyền hoặc các cơ quan chuyên môn.

Bài điều tra có nhiệm vụ nêu vấn đề, trình bày vấn đề, phân tích vấn đề,

và cuối cùng phải kết luận vấn đề. Kết luận của bài điều tra có sức thuyết phục,

chính vì các bằng chứng được trình bày một cách thuyết phục và sự phân tích

với lý lẽ thuyết phục.

Đặc điểm hình thức của tác phẩm báo chí điều tra: Tittle và sapô của bài

điều tra thường được đặt đơn giản, ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ và nó gây ấn

tượng, thuyết phục công chúng bằng sự chính xác. Ngoài tittlet chính thì thường

có các tittlet xen đặt rải rác trong bài viết. Ngôn ngữ, giọng điệu của bài điều tra

là ngôn ngữ trực tiếp, ngắn gọn, xác thực, đơn giản, dễ hiểu.

1.4. Giới thiệu về Báo Đà Nẵng

1.4.1. Sơ lược về hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển

So với các báo Đảng địa phương trong cả nước, Báo Đà Nẵng ra đời từ rất

sớm. Tháng 8-1945, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam - Đà Nẵng quyết định ra tờ báo

mang tên Cờ Độc lập. Trải qua quá trình phát triển, cũng như đáp ứng yêu cầu cách

mạng, tờ báo thay đổi và mang nhiều tên như: Tờ Tin Tức, Chiến Thắng, Báo Quảng

Nam-Đà Nẵng…

Từ ngày 2-1-1997, Báo Quảng Nam - Đà Nẵng được phân thành 2 tờ báo

riêng là Báo Đà Nẵng và Báo Quảng Nam. Trong đó, Báo Đà Nẵng - Cơ quan

ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Đà Nẵng - Tiếng

nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng, phát hành số đầu tiên vào

ngày 2-1-1997. Hiện nay, Báo Đà Nẵng có cả thảy 8 phòng chuyên môn, với tổng số

80 cán bộ, phóng viên, nhân viên. Số lượng phát hành lên đến hơn 12.000 bản mỗi kỳ.

Riêng Báo Đà Nẵng cuối tuần có lượng phát hành lên đến gần 10.000 bản mỗi kỳ vào

thứ 7 hằng tuần.

Ngoài nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng,

Nhà nước đến người dân, Báo Đà Nẵng còn có nhiệm vụ đấu tranh, phê bình, phản bác

những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; cổ vũ cái hay, cái đẹp, nhân tố điển

hình trong cuộc sống; tiên phong đấu tranh, phê phán các hành vi tiêu cực trong xã hội,

định hướng dư luận xã hội.

10

Từ ngữ là một bộ phận quan trọng của mỗi ngôn ngữ nói chung, của tiếng

Việt nói riêng và không thể thiếu trong quá trình giao tiếp bằng văn bản hay lời

nói hằng ngày. Việc khảo sát đặc điểm từ ngữ thể loại điều tra trên Báo Đà

Nẵng nhằm tìm hiểu về quá trình xuất hiện của các lớp từ, sự xuất hiện của các

ngữ trong các văn bản báo chí điều tra, xem chúng được sử dụng như thế nào,

giữ vai trò gì trong câu, trong đoạn văn, nhằm tạo nên giá trị của tác phẩm.

Đồng thời, qua đó, thấy được nét riêng trong việc sử dụng từ ngữ trong các tác

phẩm điều tra trên Báo Đà Nẵng.

CHƯƠNG 2

KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI, MIÊU TẢ TỪ NGỮ THỂ LOẠI ĐIỀU

TRA TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG

2.1. Từ trong thể loại điều tra trên báo Đà Nẵng xét về mặt cấu tạo

Qua thống kê, trong 75 bài báo điều tra, chúng tôi dùng máy đếm và thu

được 79.508 lượt từ đơn và từ ghép được sử dụng trong các tác phẩm. Trong

đó, phân loại từ đơn chiếm đại đa số với tổng cộng 73.558 lượt từ, tỉ lệ 92,51%,

từ phức 5.950 lượt từ, tỉ lệ 7,48%. Sở dĩ có sự chênh lệnh nhiều về số lượng

giữa từ đơn và từ ghép là vì đặc điểm của thể loại báo chí điều tra chủ yếu sử

dụng từ đơn trong các câu, đoạn văn. Vì thế, lời văn trong tác phẩm báo chí

điều tra thường ngắn gọn, súc tích, mang tính chính luận để người đọc dễ hiểu,

dễ hình dung ra vấn đề mà tác phẩm đề cập. (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: Phân loại từ trên tác phẩm điều tra theo đặc điểm cấu tạo

Từ loại Số lượng Tỉ lệ

Đơn 73.558 lượt từ 92,51%

Phức 5.950 lượt từ 7,48%

2.1.1. Từ đơn

Ví dụ:

- Những từ là danh từ: nhà, cửa, trời, sông, suối, ao, hồ, biển…

- Những từ là động từ: đi, chạy, nhảy, ngồi, cầm, nắm,…

Những từ là tính từ: nóng, lạnh, buồn, vui, chán, nhiều, ít,…

Bên cạnh đó, một số từ đơn được sử dụng theo nghĩa lóng như: “cớm”,

“ém”, “thánh”, “điện”, “cò”, “ban”, “đụng”, “ôm”,...

2.1.2. Từ phức:

Khảo sát trong 75 bài điều tra, chúng tôi thống kê được 5.950 lượt từ phức

được sử dụng và phân loại cụ thể như sau (bảng 2.2):

11

Bảng 2.2: Các loại từ phức trên tác phẩm điều tra

STT Số lượng Tỷ lệ

Từ ghép 5.919 lượt từ 99,47%

Từ láy 18 lượt từ 0,30%

Từ ngẫu kết 13 lượt từ 0,219%

+ Từ ghép:

Trong tổng số 5.919 lượt từ ghép được dùng trong các tác phẩm điều tra,

chúng tôi phân chia thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập và nhận thấy

từ ghép chính phụ chiếm số lượng khá nhiều, với tổng cộng 5.505 lượt từ, tỉ lệ

93,52% và từ ghép đẳng lập 381 lượt từ, tỉ lệ 6,47%. Xem bảng dưới đây (bảng 2.3).

Bảng 2.3: Các loại từ ghép trên tác phẩm điều tra

Từ ghép Số lượng Tỷ lệ

Ghép chính phụ 5.538 lượt từ 93,56%

Ghép đẳng lập 381 lượt từ 6,43%

Các từ ghép chính phụ được phóng viên sử dụng khá đa dạng, phong phú,

trong đó có nhiều từ có tuần suất sử dụng khá nhiều lần trong các bài viết như:

bóng đá (66 lần), bơm nước (52 lần), sổ đỏ (64 lần), chính quyền (67 lần)…Sở

dĩ, những từ ghép vừa dẫn ra trên đây xuất hiện nhiều lần là do chúng được sử

dụng trong các bài viết liên quan đến các đề tài xã hội, phản ảnh các vấn đề

như: tình trạng cá độ bóng đá, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong

giết mổ gia súc…

Các từ ghép đẳng lập được sử dụng như: giết mổ, vay mượn, chích hút, hù

dọa, chật hẹp, nhà cửa, đất cát, ghe thuyền, vàng bạc…

+ Từ láy: Là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có

quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các

tiếng khác láy lại tiếng gốc. Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận (láy âm và

láy vần) và láy toàn bộ. Ví dụ: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ…Tuy nhiên, do đặc

điểm thể loại báo chí điều tra trên Báo Đà Nẵng ít sử dụng từ láy, nên chúng tôi

chỉ thống kê được 27 lượt từ láy được nhà báo sử dụng trong các tác phẩm mà thôi

(xem bảng 2.4).

12

Bảng 2.4: Từ láy trên tác phẩm điều tra

Láy bộ phận Láy toàn bộ

ngổn ngang (9 lượt từ) ùn ùn (1 lượt từ)

gọn gàng (1 lượt từ) phăm phăm (1 lượt từ)

hì hụi (1 lượt từ)

chênh vênh (1 lượt từ)

chông chênh (1 lượt từ)

gập ghềnh (1 lượt từ)

nhờn nhợn (1 lượt từ)

lớp nhớp (1 lượt từ)

dễ dàng (9 lượt từ)

+ Từ ngẫu kết: Cũng như từ láy, từ ngẫu kết cũng rất ít được các tác giả

sử dụng trong các tác phẩm điều tra trên Báo Đà Nẵng, nên chúng tôi xin không

đề cập ở đây.

2.2. Từ trong thể loại điều tra trên báo Đà Nẵng xét về mặt nguồn gốc

2.2.1. Từ thuần Việt

Trong tổng số 79.508 lượt từ sử dụng trong 75 tác phẩm điều tra, chúng

tôi thấy từ thuần Việt chiếm số lượng nhiều nhất so với từ có nguồn gốc Hán - Việt

và các nguồn gốc khác. Cụ thể, từ đơn thuần Việt có 73.558 lượt từ, tỉ lệ 92,51%; từ

ghép thuần Việt có 1.464 lượt từ, tỉ lệ 1,84%; từ Hán –Việt có 3.231lượt từ, tỉ lệ

4,06%. Còn lại là những từ có nguồn gốc khác.

Các từ thuần Việt được sử dụng phổ biến, quen thuộc với mọi người xuất hiện

hầu hết trong các tác phẩm báo chí điều tra như: Sông, suối, ao, hồ, bàn, ghế, nhà

cửa, xe cộ, đàn ông, đàn bà, trẻ em, con nít, cá khô..

2.2.2. Từ Hán - Việt

Khảo sát các tác phẩm báo chí điều tra, chúng tôi thấy số lượng từ Hán –

Việt được sử dụng khá nhiều, đặc biệt là từ ghép. Nếu từ ghép thuần Việt chỉ có

1.464 lượt từ, thì từ ghép Hán – Việt chiếm số lượng nhiều hơn gấp đôi, với

tổng cộng 3.231 lượt từ. Sở dĩ có điều này một mặt là do thói quen sử dụng

ngôn ngữ đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt, mặt khác do từ Hán – Việt do

sắc thái biểu cảm, ý nghĩa khái quát, giá trị biểu đạt cao nên thường được các

nhà báo sử dụng trong các bài viết.

2.2.3. Từ ngữ có nguồn gốc khác

Trong các tác phẩm báo chí, ngoài vay mượn từ Hán – Việt, việc sử dụng

từ ngữ có nguồn gốc khác để thể hiện trong bài viết theo từng đề tài điều tra

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!