Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm từ ngữ trong lời ca quan họ Bắc Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGÔ THỊ THU HẢI
PHÉP SO SÁNH TRONG DANH NGÔN
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGÔ THỊ THU HẢI
PHÉP SO SÁNH TRONG DANH NGÔN
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Đào Thị Vân
THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, em đã được
sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo.
Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Đào Thị Vân -
Người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của thầy, cô
giáo trong Viện ngôn ngữ, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn và khoa sau
Đại học - Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã đọc và chỉ ra
những thành công và hạn chế của luận văn tốt nghiệp này.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012
Học viên: Ngô Thị Thu Hải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố
trong một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Ngô Thị Thu Hải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục................................................................................................................i
Danh mục các bảng ...........................................................................................iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN......................................................................... 10
1.1. Khái quát về danh ngôn..............................................................................10
1.1.1. Định nghĩa danh ngôn...................................................................... 10
1.1.2. Vấn đề phân loại các câu danh ngôn................................................ 11
1.2. Khái quát về phép so sánh và cấu trúc so sánh..........................................12
1.2.1. Một số định nghĩa về “so sánh” và “phép so sánh”......................... 12
1.2.2. Phân biệt so sánh luận lí và so sánh tu từ ........................................ 15
1.2.3. Cấu trúc so sánh ............................................................................... 17
1.3. Khái quát về văn hóa, sơ lược về văn hóa Việt Nam thể hiện trong
danh ngôn Việt Nam..........................................................................................25
1.3.1. Khái quát về văn hoá........................................................................ 25
1.3.2. Sơ lược về văn hoá Việt Nam thể hiện trong danh ngôn Việt Nam 30
1.4. Tiểu kết .......................................................................................................31
Chƣơng 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI PHÉP SO SÁNH
TRONG DANH NGÔN VIỆT NAM............................................................ 33
2.1. Số liệu khảo sát và phân loại khái quát phép so sánh trong danh ngôn
Việt Nam............................................................................................................33
2.1.1. Số liệu khảo sát ................................................................................ 33
2.1.2. Phân loại khái quát phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam......... 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
2.2. Các kiểu so sánh trong danh ngôn Việt Nam được phân loại theo cấu trúc...42
2.2.1. Nhận xét chung ................................................................................ 42
2.2.2. Miêu tả các kiểu cấu trúc so sánh trong danh ngôn Việt Nam........ 43
2.3. Các tiểu loại phép so sánh được phân theo nội dung ngữ nghĩa...............80
2.3.1. Phép so sánh có đối tượng được so sánh nói về người, đối tượng
so sánh không nói về người ....................................................................... 80
2.3.2. Phép so sánh có đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh đều
nói về con người......................................................................................... 82
2.3.3. Phép so sánh có đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh
đều không nói về con người....................................................................... 83
2.3.4. Phép so sánh có đối tượng được so sánh không nói về người, đối
tượng so sánh nói về người........................................................................ 84
2.4. Tiểu kết .......................................................................................................85
Chƣơng 3. PHÉP SO SÁNH TRONG DANH NGÔN VIỆT NAM VỚI
VIỆC LƢU GIỮ TRI THỨC VĂN HÓA .................................................... 87
3.1. Nhận xét chung về vai trò của phép so sánh trong danh ngôn Việt
Nam với việc lưu giữ tri thức văn hóa dân tộc ................................................87
3.2. Một số tri thức văn hóa dân tộc được lưu giữ qua phép so sánh trong
danh ngôn việt nam............................................................................................88
3.2.1. Tri thức văn hóa về thực vật ............................................................ 88
3.2.2. Tri thức văn hóa về động vật ........................................................... 94
3.2.3. Tri thức về văn hóa ẩm thực ......................................................... 101
3.2.4. Tri thức văn hóa về tôn giáo, tín ngưỡng....................................... 103
3.2.5. Tri thức văn hóa về quan niệm tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc
gia đình..................................................................................................... 105
KẾT LUẬN................................................................................................... 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng tổng kết so sánh luận lí và so sánh tu từ trong danh ngôn
Việt Nam.........................................................................................35
Bảng 2.2: Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh đồng nhất trong danh ngôn
Việt Nam.........................................................................................38
Bảng 2.3: Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh dị biệt trong danh ngôn Việt Nam ....41
Bảng 2.4: Bảng tổng kết các kiểu cấu trúc so sánh trong danh ngôn Việt Nam.......43
Bảng 2.5: Bảng tổng kết các tiểu loại thành tố A trong phép so sánh sử
dụng trong danh ngôn Việt Nam ....................................................64
Bảng 2.6: Bảng tổng kết các tiểu loại thành tố A trong cấu trúc so sánh sử
dụng trong danh ngôn Việt Nam ....................................................64
Bảng 2.7: Bảng tổng kết các tiểu loại thành tố t trong phép so sánh sử
dụng trong danh ngôn Việt Nam ....................................................69
Bảng 2.8: Bảng tổng kết từ ngữ chỉ phương diện so sánh trong danh ngôn
Việt Nam.........................................................................................69
Bảng 2.9: Bảng tổng kết các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh trong danh
ngôn Việt Nam................................................................................70
Bảng 2.10: Bảng tổng kết các tiểu loại của thành tố B trong phép so sánh
dùng trong danh ngôn Việt Nam ....................................................79
Bảng 2.11: Bảng tổng kết các tiểu loại của thành tố B trong phép so sánh
dùng trong danh ngôn Việt Nam ....................................................79
Bảng 2.12: Bảng tổng kết các tiểu loại so sánh trong danh ngôn Việt Nam
được phân loại theo nội dung A và B.............................................85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. So sánh là một thao tác được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong cuộc
sống hàng ngày nói chung, trong văn chương nghệ thuật nói riêng. Để nhận thức
thế giới khách quan, để nắm được bản chất quy luật của các sự vật hiện tượng
muôn màu muôn vẻ của cuộc sống, con người thường sử dụng thao tác này.
Trong sáng tạo nghệ thuật, so sánh là thủ pháp hết sức quen thuộc,
được sử dụng thường xuyên. Đây là một biện pháp nghệ thuật độc đáo, đặc
sắc. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những
cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh
được coi là một trong những phương thức tạo hình gợi cảm hiệu quả nhất, có
tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng
tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét đánh giá của con người. Mặt khác nó
còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con
người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn. Nghiên cứu về
phương thức so sánh sẽ giúp chúng ta có nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và
giá trị của biện pháp này đối với việc cấu thành và biểu đạt ngôn ngữ nói
chung, văn học nghệ thuật nói riêng.
1.2. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân loại được lưu giữ dưới
nhiều hình thức. Một trong số những hình thức ấy là các lời danh ngôn. Theo
Từ điển tiếng Việt, (Nxb Từ điển bách khoa, Viện Ngôn ngữ học, tái bản năm
2010 ; Hoàng Phê chủ biên) thì “Danh ngôn là những lời nói hay được người
đời truyền tụng” [36,218]. Danh ngôn có thể khuyết danh hoặc có tên tác giả.
Các lời danh ngôn chứa đựng những bài học kinh nghiệm quý báu, những lời
khuyên hữu ích, những tri thức hiểu biết, ứng xử xã hội sâu rộng trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống: kinh tế, chính trị xã hội, khoa học, nghệ thuật...
Việc nghiên cứu danh ngôn thế giới nói chung, danh ngôn Việt Nam nói riêng
là một công việc không hề đơn giản nhưng lại hết sức thú vị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
1.3. Người đọc thường biết đến danh ngôn với tư cách là “những câu
nói hay, có ý nghĩa được người đời truyền tụng” [36,218], có tác giả hoặc
khuyết danh. Tuy nhiên, hiếm có ai đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu cách thức sử
dụng từ ngữ, giá trị của các biện pháp tu từ mà cụ thể là phép so sánh trong
danh ngôn. Đây là một vấn đề khá mới mẻ đối với nhiều bạn đọc. Việc lựa
chọn nghiên cứu “phép so sánh trong danh ngôn của Việt Nam” là một việc
làm cần thiết, phù hợp với nhu cầu hiểu biết, cần khám phá sâu hơn về danh
ngôn của độc giả.
Vì những lí do trên nên trong luận văn này, chúng tôi đã mạnh dạn tìm
hiểu về: Phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu danh ngôn nói chung và nghiên cứu danh
ngôn Việt Nam nói riêng
2.1.1. Tình hình nghiên cứu danh ngôn nói chung
Với những bài học sâu sắc và ý nghĩa thiết thực, đã từ lâu danh ngôn
trở thành món ăn mang đến cho nhân loại những hương vị độc đáo, mới mẻ.
Mỗi lời danh ngôn vừa như một trải nghiệm, lại vừa như một phát hiện lý thú,
sáng tạo của con người về công việc, kinh nghiệm sống, quan niệm tình yêu,
hôn nhân, hạnh phúc, gia đình... Hiện nay, có không ít những công trình biên
soạn, sưu tầm các câu danh ngôn: Danh ngôn thế giới đông tây kim cổ (Biên
soạn, biên dịch, sưu tầm, khảo cứu: Trần Tất Lạnh, Hoàng Điệp, Hà Quang
Năng, Nxb Văn hóa thông tin, 2004); Danh ngôn thế giới (Biên soạn: Ngọc
Khuê, Nxb Trẻ, 2001); 3500 câu danh ngôn nổi tiếng thế giới (Trần Mạnh
Thường tuyển chọn, Nxb Văn hóa thông tin, 1996); Danh ngôn cổ điển; Danh
ngôn hiện đại (Tri thức Việt biên soạn, Nxb Lao động, 2010); Sổ tay danh
ngôn (Nguyễn Huy Giới sưu tầm, biên soạn, Nxb Lao động Xã hội, 2006);
Danh ngôn Trung Hoa (Nguyễn Hữu Trọng biên dịch, Nxb Đồng Nai, 1996);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Danh ngôn tình yêu (Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn, giới thiệu, Nxb Văn nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh, 2000); Tây phương xử thế (Kiều Văn biên soạn -
Tái bản lần thứ 1, có sửa chữa, bổ sung, Nxb. Đồng Nai, 2003); Danh ngôn
thế giới tình bạn - tình yêu (Trường Tân, Trường Khang sưu tầm, tuyển chọn,
Nxb Văn hoá Thông tin, 2004)...
Có thể nói, các công trình nghiên cứu đã sưu tầm, biên soạn và khảo
cứu một số lượng khổng lồ lời danh ngôn của nhân loại, được đúc rút từ nhiều
nguồn tư liệu khác nhau trên thế giới. Hệ thống những lời danh ngôn ấy dung
nạp từ những câu nói nổi tiếng của các nhân vật tiêu biểu trong lịch sử loài
người cho đến những câu thành ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ, cách ngôn, châm
ngôn, cổ ngôn... tạo nên các chủ đề danh ngôn đa dạng và phong phú, trở
thành nguồn tư liệu quý báu và vô giá cho hậu thế.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu danh ngôn Việt Nam
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam là một quốc gia có
nền văn hóa, văn học mang đậm dấu ấn dân tộc. Có thể nói những lời danh
ngôn Việt Nam chính là cái hồn, là thần thái của con người nơi đây, bởi
chúng được hoài thai, sinh ra và nuôi dưỡng trong lòng dải đất hình chữ S.
Danh ngôn Việt Nam không chỉ là những câu nói hay của các danh nhân
người Việt, mà còn là các câu tục ngữ, ca dao sâu sắc do cha ông từ xưa
truyền đời để lại. Biên soạn sưu tầm các lời danh ngôn này có các công trình
tiêu biểu: Từ điển danh ngôn: Thế giới và Việt Nam (Nguyễn Nhật Hoài, Vũ
Tiến Quỳnh, Nxb Phương Đông, 2006); Danh ngôn Hồ Chí Minh (Sưu tầm và
biên soạn: Trí Thắng, Kim Dung, Nxb Văn hoá Thông tin, 2000); Danh ngôn
Đông - Tây: Pháp - Việt (Biên soạn: Vương Trung Hiếu, Trần Đức Tuấn, Nxb
Đà Nẵng, 1994); Tục ngữ Anh - Pháp - Việt (Lê Ngọc Tú, Nxb Khoa học xã
hội, 1996); Danh ngôn tình yêu hôn nhân gia đình: Việt - Anh - Pháp (Vương
Trung Hiếu, Nxb Đồng Nai, 1998); Lời non nước: Danh ngôn Chủ tịch Hồ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chí Minh (Đào Thản sưu tầm và chú dẫn, Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, 2005);
Danh ngôn thế giới và Việt Nam (Huỳnh Hữu Lộc biên soạn, Nxb Thuận Hóa,
2005); 365câu danh ngôn cho cuộc sống hàng ngày (Việt Phương biên soạn,
Nxb Thanh niên, 2010); Danh ngôn làm giàu, Đức Uy biên soạn, Nxb Thanh
niên, 2008)...
Nhìn chung, các công trình trên đã sưu tầm và biên soạn một số lượng
tương đối các lời danh ngôn Việt Nam trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống:
kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, gia đình, ứng xử, quan niệm về hôn
nhân, công việc, xử thế... Dưới ảnh hưởng của nền văn hóa dân tộc, các lời
danh ngôn đều mang đậm chất Việt Nam, những hình ảnh, từ ngữ, cách thức
diễn đạt... đều lưu giữ dấu ấn văn hóa Việt Nam.
2.2. Tình hình nghiên cứu danh ngôn Việt Nam về phương diện ngôn ngữ
2.2.1. Nghiên cứu về phương diện ngôn ngữ nói chung
Trên thực tế, có rất nhiều tác giả biên soạn, sưu tầm các lời danh ngôn.
Tuy nhiên, nghiên cứu sâu về danh ngôn trên phương diện ngôn ngữ thì có rất
ít công trình. Tiêu biểu hơn cả trong số đó là bài viết Vận dụng tục ngữ, thành
ngữ và danh ngôn trên báo chí (Nguyễn Đức Dân, tạp chí ngôn ngữ, số 10,
Tr.1-7, 2004).
Trong bài viết này, tác giả có đề cập tới danh ngôn trong việc vận dụng
danh ngôn trên báo chí. Song, để nghiên cứu sâu về danh ngôn trên phương
diện ngôn ngữ, hình thức biểu đạt, các biện pháp tu từ... thì chưa có tác giả
nào quan tâm đến.
2.2.2. Nghiên cứu về phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam.
Trong nghiên cứu văn học, một trong các phương thức biểu hiện của
ngôn từ nghệ thuật ở tác phẩm văn chương là phương thức so sánh. Nhìn từ
góc độ phong cách học, so sánh là một phương thức biểu đạt hình tượng của
mọi ngôn ngữ. Vì thế đây cũng là một trong những vấn đề được các nhà ngôn
ngữ học trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
Trong lịch sử hình thành và phát triển của nền văn học thế giới, từ
những buổi đầu, phương thức so sánh đã được nhà triết học lỗi lạc Hy Lạp
Arisstole quan tâm. Trong cuốn Thi học, ông đã đề cập tới so sánh. Arisstole
xem đây là một trong những biện pháp được sử dụng rộng rãi trong văn
chương, bởi nó mang đến giá trị biểu cảm và tính thẩm mĩ cao.
Với nền văn học Trung Hoa cổ đại, phép so sánh được thể hiện qua
những lời bình giải về hai thể tỉ và hứng trong thi ca dân gian Trung Quốc. Tỉ
và hứng là những phương thức nghệ thuật có liên quan đến cách ví von bóng
gió trong văn học.
Vấn đề này ở nước ta cũng sớm được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học
đề cập đến. Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX khi xuất hiện những
công trình nghiên cứu tiếng Việt thì trong đó phương thức so sánh cũng được
miêu tả trong giáo trình bài giảng Phong cách học. Nghiên cứu về phép so
sánh có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như: Đinh Trọng Lạc với Giáo trình
Việt ngữ (Nxb Giáo dục, H. 1964), Phong cách học tiếng Việt (Nxb Giáo dục,
H. 1998), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (Nxb Giáo dục, H.
2005); Cù Đình Tú với cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt
(Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H. 1973); Nguyễn Thế Lịch với
Từ so sánh đến ẩn dụ (T/c Ngôn ngữ, số 3, 1991); Hữu Đạt với Phong cách
học Tiếng Việt hiện đại (Nxb ĐHQGHN, 2001); Hoàng Kim Ngọc với cuốn
So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình (Nxb KHXH, 2009)…
Ở những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đi đến sự hình thành
khái niệm, phân loại và tìm ra giá trị của phương thức so sánh. Đây là cơ sở
lý thuyết vô cùng quý báu giúp chúng ta tham khảo trước khi đi sâu nghiên
cứu, khám phá về phép so sánh trong danh ngôn Việt Nam.
2.3. Tổng kết về tình hình nghiên cứu danh ngôn Việt Nam
Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy, đã có nhiều công trình sưu tầm và
biên soạn danh ngôn Việt Nam, danh ngôn thế giới. Nhưng để đi sâu và tìm