Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm từ vựng trong thơ của Văn Công Hùng
PREMIUM
Số trang
124
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1153

Đặc điểm từ vựng trong thơ của Văn Công Hùng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ TÀI

ĐẶC TRƯNG TỪ VỰNG TRONG THƠ CỦA VĂN

CÔNG HÙNG

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học

Mã số : 8229020

Người hướng dẫn: TS.Trần Thị Giang

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, những kết luận khoa học của luận

văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Tài

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2

3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 12

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 12

5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 13

6. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 14

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 15

1.1. Ngôn ngữ thơ và từ vựng với sự phát triển ngôn ngữ thơ Việt Nam ... 15

1.1.1. Thơ và những đặc trưng của thơ ................................................... 15

1.1.2. Ngôn ngữ thơ và những đặc trưng của ngôn ngữ thơ .................... 17

1.2. Đặc trưng cơ bản của từ vựng trong thơ ............................................. 22

1.2.1. Xét về cấu tạo và nguồn gốc ........................................................ 22

1.2.2. Xét về nguồn gốc ......................................................................... 25

1.2.3. Xét về ngữ nghĩa .......................................................................... 27

1.3. Cơ sở hình thành phong cách thơ của Văn Công Hùng và các chặng

đường sáng tác .......................................................................................... 31

1.3.1. Cơ sở hình thành phong cách thơ của Văn Công Hùng ................ 31

1.3.2. Những chặng đường sáng tác thơ của Văn Công Hùng ................ 33

Tiểu kết Chương 1 .................................................................................... 37

Chương 2. HỆ THỐNG TỪ VỰNG TRONG THƠ CỦA VĂN CÔNG

HÙNG - NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CẤU TẠO, NGỮ NGHĨA VÀ NGUỒN

GỐC ............................................................................................................. 39

2.1. Từ vựng trong thơ của Văn Công Hùng - xét từ bình diện cấu tạo ...... 39

2.1.1. Số lượng và phân loại từ vựng trong thơ của Văn Công Hùng ..... 39

2.1.2. Từ đơn trong thơ của Văn Công Hùng ......................................... 41

2.1.3. Từ ghép và từ láy trong thơ của Văn Công Hùng ......................... 47

2.1.4. Cụm từ cố định và những kết hợp độc đáo trong thơ của Văn Công

Hùng ...................................................................................................... 54

2.2. Từ vựng trong thơ của Văn Công Hùng xét từ bình diện nguồn gốc ... 57

2.2.1. Từ thuần Việt trong thơ của Văn Công Hùng ............................... 57

2.2.2. Từ Hán Việt trong thơ của Văn Công Hùng ................................. 63

2.3. Từ vựng trong thơ của Văn Công Hùng xét từ bình diện ngữ nghĩa và

phạm vi sử dụng ........................................................................................ 67

2.3.1. Từ vựng trong thơ của Văn Công Hùng xét từ bình diện ngữ nghĩa ... 67

2.3.2. Từ vựng trong thơ của Văn Công Hùng xét từ bình diện phạm vi sử

dụng .................................................................................................................. 74

Tiểu kết Chương 2 .................................................................................... 79

Chương 3. GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA HỆ THỐNG TỪ VỰNG TRONG THƠ

CỦA VĂN CÔNG HÙNG ........................................................................... 81

3.1. Hệ thống từ vựng với sự thể hiện phong cách ngôn ngữ trong thơ của

Văn Công Hùng ........................................................................................ 81

3.1.1. Ngôn từ chân thành, giản dị, đậm chất đời thường ....................... 81

3.1.2. Ngôn từ mang tính khái quát, triết luận ........................................ 83

3.2. Hệ thống từ vựng với việc sử dụng các biện pháp tu từ trong thơ của

Văn Công Hùng ........................................................................................ 87

3.2.1. Từ vựng với việc thể hiện biện pháp tu từ so sánh ....................... 87

3.2.2. Từ vựng với việc thể hiện biện pháp tu từ tương phản – đối lập ... 91

3.2.3. Từ vựng với việc thể hiện biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ ........ 93

3.3. Hệ thống từ vựng với việc thể hiện phong cách thể loại trong thơ của

Văn Công Hùng ........................................................................................ 96

3.3.1. Từ vựng với sự thể nghiệm thể loại thơ tự do ............................... 96

3.3.2. Từ vựng với sự phát triển và biến tấu thể loại thơ lục bát ........... 102

Tiểu kết Chương 3 .................................................................................. 108

KẾT LUẬN ................................................................................................ 109

NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT ............................................................. 112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 113

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Hệ thống từ vựng trong thơ Nôm và Thơ Mới từ bình diện cấu

tạo .......................................................................................... 23

Bảng 1.2. Từ vựng trong thơ Nôm và Thơ mới từ bình diện nguồn gốc .... 26

Bảng 2.1. Từ vựng trong thơ của Văn Công Hùng từ bình diện cấu tạo .... 41

Bảng 2.2. Số lượng từ đơn trong thơ của Văn Công Hùng ....................... 42

Bảng 2.3. Số lượng từ ghép trong thơ của Văn Công Hùng ...................... 48

Bảng 2.4. Số lượng từ láy trong thơ của Văn Công Hùng ........................ 49

Bảng 2.5.Trường nghĩa từ vựng trong thơ của Văn Công Hùng ............... 68

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình phát triển của văn chương Việt Nam, thơ ca luôn không

ngừng nỗ lực để khẳng định được vai trò và vị trí của mình. Từ lâu, thơ ca đã

trở thành đối tượng nghiên cứu của các chuyên gia ngôn ngữ trên thế giới và

cả Việt Nam. Khi nói đến văn chương thì phải nói đến chữ nghĩa vì không có

thứ văn chương nào lửng lơ ngoài chữ nghĩa. Chính vì vậy, trong quá trình

tiếp nhận văn chương nói chung và thơ ca nói riêng, chúng ta không thể

không quan tâm đến ngôn ngữ để khai thác và tiếp cận tác phẩm một cách

trọn vẹn nhất.

Ngôn ngữ được xem là hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc

giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức của tập thể một cách

độc lập với những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người.

Như vậy, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trực tiếp của con người, là hiện

thực trực tiếp của tư tưởng. Nghiên cứu biểu hiện của ngôn ngữ qua mỗi giai

đoạn, tác giả, tác phẩm… được thực hiện trên nhiều phương diện khác nhau:

ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa… Trong đó, từ vựng được hiểu là tập hợp tất cả

các từ và đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ. Chính vì vậy, từ vựng là

một trong các phương diện mà các nhà nghiên cứu luôn ưu tiên hàng đầu khi

tiếp cận bất kì một tác giả hay tác phẩm nào.

Ở một góc độ nào đó, ngôn ngữ nghệ thuật có sự giao cắt và làm nên

phong cách nghệ thuật của nhà văn mà trong đó cần phải kể đến những đóng

góp rất đắc lực của hệ thống từ vựng. Hệ thống từ ngữ mà nhà thơ đã công

phu gọt giũa, sử dụng, sáng tạo đã phối kết hợp với nhau tạo nên những giá trị

thẩm mĩ, tín hiệu ngôn ngữ đặc thù của một thế giới thơ do nhà thơ kiến tạo.

Văn Công Hùng là một trong những nhà thơ tiêu biểu, trưởng thành

trong phong trào thơ sau thập kỉ 80 của thế kỉ XX tại Tây Nguyên. Vượt qua

2

những dòng thơ dễ dãi của một thời, ông đã tìm ra được một chất thơ mới lạ

với một bút pháp riêng và giọng điệu cá biệt. Cùng với sự thay đổi của đời

sống, ta có thể thấy thơ của Văn Công Hùng đã và đang định hình một phong

cách mới lạ buộc người đọc phải thay đổi chính mình, trước hết là về cách

đọc và cảm nhận thơ. Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, nhà thơ Văn Công

Hùng (sinh năm 1958) được xem là một trong những tác giả có những đóng

góp không nhỏ trong văn đàn thơ ca Việt Nam. Với quan điểm nghệ thuật:

“Viết không bao giờ là trò chơi, mà là cuộc vật lộn khổ sở, là nghiệp đeo

đẳng suốt đời. Chữ không làm cho người no, nhưng cho ta cảm giác bình an

và như thế là hạnh phúc. Nhiều hay ít là do tài năng từng người, nhưng được

một câu thơ một bài báo có ích là mong mỏi của tôi, người viết” nhà thơ đã

thổi hồn vào trong từng con chữ, trong mỗi trang thơ của mình để tạo nên sự

hứng thú nơi người đọc.

Bản thân là một người đang công tác tại thành phố Pleiku, tôi luôn khao

khát muốn thực hiện một đề tài nghiên cứu về nền văn học địa phương. Với

mong muốn được bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật địa

phương, góp phần bổ sung nguồn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và

nghiên cứu trao đổi, những trang thơ của nhà thơ Văn Công Hùng đã trở

thành đối tượng để tôi hướng đến. Không chỉ là một nhà thơ, Văn Công Hùng

còn được biết đến là một nhà báo, vì vậy ngôn ngữ trong các tác phẩm của

ông luôn được chọn lọc kĩ càng trước khi đến với bạn đọc. Việc nghiên cứu

Đặc trưng từ vựng trong thơ của Văn Công Hùng sẽ là một bước khởi đầu

để có thể nghiên cứu thêm về các phương diện nghệ thuật khác trong thơ ca

ông.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Lịch sử nghiên cứu về từ vựng trong thơ hiện đại Việt Nam

Từ sau khi tiến hành công cuộc Đổi mới (1986) trên tất cả mọi lĩnh vực,

trong đó có khoa học, đất nước đã có sự phát triển vượt bậc và thoát ra khỏi

3

cuộc khủng hoảng trầm trọng. Nhìn lại hơn 34 năm nghiên cứu từ vựng tiếng

Việt (1986 – 2021), có thể thấy đã có không ít những công trình đi sâu vào

lĩnh vực nghiên cứu này của ngành ngôn ngữ học. Việc nghiên cứu về hệ

thống từ vựng trong sáng tác của các nhà thơ cổ điển và hiện đại đã nhận

được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh và học viên

cao học. Tuy nhiên, liên quan trực tiếp đến vấn đề mà luận văn nghiên cứu,

chúng tôi xin nêu một số tài liệu như sau:

Năm 2002, từ góc nhìn so sánh, trong công trình Hệ thống từ vựng

trong Quốc Âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Trần Trọng Dương đã

nêu bật những đặc trưng từ vựng trong thơ Nôm của hai tác giả Nguyễn Trãi

và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là một trong những tài liệu quan trọng đặt vấn

đề tiếp cận từ vựng học lịch sử đối với thế giới thơ Nôm của tiền nhân. Hệ

thống bảng biểu về các dạng thức khác nhau của từ vựng như đặc điểm cấu

tạo, ngữ nghĩa, nguồn gốc, đặc trưng văn hoá... Những đóng góp của Trần

Trọng Dương được khẳng nhận bởi những kiến giải quan trọng và nhấn mạnh

vai trò của từ vựng trong việc xây dựng nên những giá trị về nội dung nhân

văn, yêu nước và hệ tư tưởng Nho học, Lão học mà các nhà thơ trung đại đã

dày công thể hiện, trong đó Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là những đại

diện tiêu biểu [Dẫn lại 61].

Năm 2004, khi thực hiện đề tài Bước đầu khảo sát hệ thống từ vựng

trong thơ Phạm Hổ, Nguyễn Anh Tú đã khái quát một số vấn đề liên quan

đến tính hiện đại và dân gian của hệ thống từ vựng trong ngôn ngữ thơ thiếu

nhi Phạm Hổ. Từ cách tiếp cận cấu tạo, ngữ nghĩa và nguồn gốc, những đánh

giá của Nguyễn Anh Tú cũng góp phần khẳng định sự đóng góp của Phạm Hổ

trong việc tạo dựng một hệ thống ngôn từ trong sáng, đẹp và sâu sắc của thơ

Việt Nam hiện đại dành cho thiếu nhi [Dẫn lại 4].

Thơ Tố Hữu là một đối tượng tiếp cận của nhiều khuynh hướng nghiên

cứu, trong đó có từ vựng học. Trong luận văn Từ vựng trong thơ Tố Hữu

4

(2013), Nguyễn Thị Hồng đã khảo sát một cách hệ thống các vấn đề liên quan

đến từ vựng trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu sau Cách mạng tháng Tám. Những

phát hiện và đánh giá của tác giả luận văn, về cơ bản đã khái quát được một

số đặc trưng từ vựng mang phong cách cá nhân của nhà thơ trữ tình cách

mạng tiêu biểu của nền thơ cách mạng Việt Nam [Dẫn lại 4].

Hướng tiếp cận từ vựng học đối với ngôn ngữ thơ được tổng hợp và khái

quát hoá thành một hướng nghiên cứu cơ bản trong luận án Đặc trưng từ

vựng Thơ mới 1932 – 1945 củaVũ Thị Ân công bố năm 2012, và xuất bản

thành sách do Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội ấn hành. Trong công trình

này, tác giả đã khái quát và xác định:

“Việc xác lập các đặc trưng từ vựng của một trào lưu thơ, một giai

đoạn thơ từ phương pháp khảo sát định lượng, kết hợp so sánh, đối

chiếu (trên cả hai bình diện đồng đại và lịch đại) sẽ không những giúp

người nghiên cứu mô tả những đặc điểm ngôn ngữ của đối tượng khảo

sát mà còn góp phần khẳng định vai trò và giá trị của phương pháp kháo

sát định lượng trong việc nghiên cứu sự kiện ngôn từ (nhất là ngôn từ

trong tác phẩm văn chương)…” [4, tr.04].

Ngoài ra, qua khảo sát chúng tôi còn thu nhận được một số luận văn

khảo sát các trường nghĩa từ vựng cụ thể trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu, Xuân

Diệu, Xuân Quỳnh,… Về cơ bản, đây là những tài liệu mang tính tiền đề lý

luận để chúng tôi đi sâu tìm hiểu những vấn đề được đặt ra trong đề tài luận

văn cá nhân.

2.2. Lịch sử nghiên cứu về thơ của Văn Công Hùng

Từ trước đến nay, số lượng công trình nghiên cứu về thơ của Văn Công

Hùng không nhiều. Năm 2012, Nguyễn Thị Vân Dung với công trình Thế giới

nghệ thuật thơ Văn Công Hùng và năm 2017, Trương Thị Tường Thi với

công trình Phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng đã tập trung tìm hiểu

trên các cấp độ: quan niệm nghệ thuật và hành trình sáng tạo, hình tượng cái tôi

5

trữ tình và một số phương thức biểu hiện nổi trội trong thế giới thơ của Văn

Công Hùng ở giai đoạn 1992 – 2017. Công trình này đã cung cấp một cái nhìn

tương đối toàn diện và khoa học về những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ

thuật thơ Văn Công Hùng. Từ đó, tác giả khẳng định những đóng góp tích cực

của Văn Công Hùng trong quá trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam.

Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, đến thời điểm này đã có trên

dưới bốn mươi bài viết nghiên cứu về đặc điểm, phong cách và giá trị nghệ

thuật thơ của Văn Công Hùng trên các báo và tạp chí. Đó là những nghiên

cứu có giá trị của Hồ Thể Hà, Phạm Phú Phong, Nguyễn Trọng Tạo, Phan

Duy Đồng, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Thị Anh Đào, Thuận Nghĩa, Chử

Anh Đào, Thu Loan, Tạ Văn Sỹ... Nhìn chung các tác giả đều đánh giá cao

thơ Văn Công Hùng, khẳng định giọng thơ và vị trí thơ rất riêng của ông. Thơ

ông có sự tiết giản, bình dị của cuộc sống đời thường mà lại đậm chất suy

nghĩ, chất trí tuệ.

Trong lời tựa tập Bến đợi, từ góc nhìn thẩm mĩ, nhà thơ Nguyễn Trọng

Tạo đã nhấn mạnh:

“Gặp gỡ thường tạo nên cảm hứng tức thì choáng ngợp. Biệt ly lại

bàng hoàng trước bao kỷ niệm thân quen. Cả hai trạng huống này đều là

cái nguyên thủy để khơi lên hồn thơ vốn ẩn chứa ở mỗi người. Hai trạng

huống nên thơ ấy đều có ở Văn Công Hùng khi anh biệt xa quê hương

Thừa Thiên Huế để đến với núi non Tây Nguyên hùng vĩ - quê hương

mới của anh. Thật may mắn cho một người làm thơ có cả hai quê: có

quê mới để thương, có quê cũ để nhớ” [Dẫn lại 13, tr.02].

Cũng đọc Bến đợi những nhà lý luận phê bình Phạm Phú Phong lại có

một đánh giá khác:

“Văn Công Hùng đến với thơ như một lữ hành đơn độc, khó nhọc,

lầm lũi ngày nào đến với núi rừng Tây Nguyên. Càng đi càng thấy xa,

thấy mịt mù mưa bụi. Ở phía chân trời xa tắp kia còn có những giọt

6

nắng vàng đọng lại, hắt sáng lên như thôi thúc gọi mời. Thơ anh là

những giọt mưa rả rích rơi không hàng không lỗi, đọng lại trên trang

giấy, đọc lên mới thành thơ, thành hơi thở của đời sống, tiếng nói của tri

âm. Nếu không sợ nói là quá lời, ở thế hệ những người làm thơ sau 1975

trên dãi đất Tây Nguyên, Văn Công Hùng là một trong những người gây

cho người đọc một ấn tượng khó quên. Người làm thơ vốn là người giàu

có trong tâm hồn, cứ rút tia từng mảnh nhỏ dâng hiến cho đời mà không

thu lại được gì” [13, tr.49].

Nguyễn Thanh Mừng đọc tập Hát rong đã khám phá ra một đặc điểm tiêu

biểu cho sáng tác của Văn Công Hùng qua tập thơ này. Nhà phê bình cho rằng:

“Tiếng hát rong trong thơ Văn Công Hùng dù thất ngôn hay ngũ

ngôn, lục bát hay tự do đều chung một mạch nguồn, mặc sương mặc gió,

mặc nắng mặc mưa... Ẩn sau tiếng hát là một trái tim nồng nàn, dù phiêu

lãng trên ủng mây cao, hay trần gian tục ly. Một trái tim ở tinh thể nào

vẫn căng đầy, roi rỏi: “Nước hồ đầy mà khát thì vẫn khát, cơn khát từ

tiền kiếp đốt cháy mặt đường anh thập thững bên em. Những cơn gió

xanh, những cơn gió trắng, cơn gió nào mát ở phía sau lung, chỉ có đơn

độc một con đường mà đi đi mãi... Trên con đường tìm tòi và khám phá,

tôi tin người lữ hành hát rong ấy không bao giờ đơn độc” [58].

Sau Hát rong là Hoa tường vi trong mưa, đây là “tập thơ đầy đặn và bề

thế những chặng đường của đi và về, của nghĩ và cảm, của mê đắm và tỉnh

thức, của tiễn đưa và sum họp của ký ức và dụ cảm, của khoảnh khắc và

muôn trùng, của bất chợt và vĩnh viễn... Tôi đọc đi đọc lại bài thơ Hoa tường

vi trong mưa, bài thơ làm tựa cho cả tập 62 bài, nghe rất nhiều âm thanh vừa

bồi hồi vừa rộn rã, vừa ào ạt, vừa tinh nhạy ” [11].

Tiếp tục đến với Gõ chiều vào bàn phím, Nguyễn Thị Anh Đào viết:

“Thơ Văn Công Hùng mang đậm nét tính cách của anh, có chút dí

dỏm nhưng lại đằm sâu nỗi buồn... Gõ chiều vào bàn phím là tập thơ dày

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!