Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm từ ngữ các bài phóng sự trên báo quảng nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VÕ THỊ NHƯ TRANG
ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CÁC BÀI PHÓNG SỰ
TRÊN BÁO QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 8229020
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
ĐÀ NẴNG - NĂM 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS LÊ ĐỨC LUẬN
Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chinh
Phản biện 2: PS. TS. Võ Xuân Hào
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ Ngôn ngữ học họp tại Trường Đại học Sư phạm
vào ngày 18 tháng 10 năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển xã hội, báo chí ngày càng chiếm vai
trò quan trọng trong đời sống. Báo chí là công cụ, kênh thông tin
quan trọng của Đảng, Nhà nước, nhằm phổ biến chủ trương, chính
sách, pháp luật, cổ vũ tập thể, cá nhân vươn lên phát triển kinh tế.
Báo chí cũng góp phần vào việc định hướng dư luận, cũ ng như phê
phán, lên án, đả kích các luận điệu chống phá Nhà nước của các thế
lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Báo chí có nhiều thể
loại như phỏng vấn, ghi chép, phóng sự, ký sự, điều tra, tin… Mỗi
thể loại có một đặc điểm, phong cách sử dụng từ ngữ riêng để mang
lại sức mạnh, hiệu quả tuyên truyền nhất định.
Nói đến báo chí hiện đại thì không thể không nhắc đến thể
loại phóng sự, bởi đây là thể loại có sức hút đặc biệt đối với công
chúng, tạo nên bản sắc của cả một tờ báo. Phóng sự phản ánh những
vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa chính trị xã hội được bạn đọc quan
tâm, có thể viết bằng các bút pháp mang tính văn học. Trong phóng
sự có tính nhân vật và cái tôi trần thuật. Phóng sự giúp bạn đọc hiểu
sâu hơn, rõ hơn sự việc và chia sẻ được với tác giả những vấn đề
được đặt ra trong tác phẩm.
Phóng sự có mặt ở tất cả loại hình báo chí: Phát thanh, truyền
hình, báo mạng điện tử và báo in. Trong số các loại hình báo chí thì
báo in là loại người đọc có thể linh hoạt sắp xếp thời gian, cách tiếp
cận bài báo nên có thể vừa đọc, vừa cảm nhận về đề tài bài phóng sự
muốn hướng đến. Qua đó có những suy nghĩ tiếp nhận thông tin mà
người viết muốn chuyển tải. Thông tin trên báo in luôn đảm bảo tính
chính xác, tính phổ cập mà các loại hình khác khó có thể thay thế
được. Báo in giúp làm tăng khả năng ghi nhớ, hiểu rõ vấn đề một
cách sâu sắc. Vì thế mà thể loại phóng sự luôn phát huy hiệu quả trên
2
báo in.
Ngôn ngữ báo chí không còn là vấn đề mới, nó đã được
nghiên cứu từng khía cạnh theo từng thời kỳ phát triển. Ngôn ngữ thể
loại phóng sự cũng không ngoại lệ. Từ lâu, tại các hội nghị và hội
thảo khoa học, một số báo cáo về nghiên cứu đặc điểm từ ngữ trong
thể loại phóng sự thu hút sự quan tâm của nhiều người. Bởi lẽ việc
nghiên cứu đặc điểm từ ngữ luôn đạt những giá trị về mặt lý luận và
thực tiễn đối với ngôn ngữ học. Hơn nữa, trong cuộc sống hiện đại,
ngôn ngữ ngày càng có xu hướng phát triển phong phú và tinh tế.
Theo đó, người làm báo khi chắp bút viết nên những bài phóng sự
cũng sẽ chú trọng dùng từ ngữ, cách diễn đạt sao cho phù hợp, thu
hút độc giả, làm gia tăng sự cạnh tranh với những tờ báo khác.
Ở thể loại phóng sự, rất nhiều cây bút xuất sắc đã nổi lên và
khẳng định tên tuổi trong làng báo chí nước nhà. Nhắc đến Xuân Ba,
Đỗ Doãn Hoàng, Huỳnh Dũng Nhân, từ người có thâm niên lâu năm
trong nghề đến những người mới chập chững bước chân vào nghiệp
cầm bút, hầu như không ai là không biết. Bởi các tác phẩm của
những “cây đa, cây đề” này không chỉ hiện diện trên mặt báo, mà
ngay cả giáo trình giảng dạy ở các “lò” đào tạo báo chí lớn, nhỏ từ
Bắc vào Nam cũng không thiếu. Ở phạm vi mang tính địa phương,
Báo Quảng Nam trong những năm gần đây cũng đã trình làng những
cây viết phóng sự có tiếng. Tiếng tăm của họ đã vượt qua khỏi “lũy
tre làng” và thu hút bạn đọc trên khắp mọi miền đất nước nhờ vốn từ
dường như không bao giờ cạn.
Đối với Báo Quảng Nam, thể loại phóng sự rất được coi
trọng, luôn được giới thiệu, bố trí trên trang bìa của tờ báo và được tổ
chức viết, đăng nguyên trang trên số báo ra cuối tuần và đăng lại trên
báo Đà Nẵng điện tử. Phóng sự có sức hút đặc biệt đối với các cây
viết, khiến họ muốn thử sức chinh phục và nhiều khi càng viết càng
3
thấy khó nắm bắt. Với người đọc, phóng sự được yêu thích bởi sự
hấp dẫn, tươi mới, sự quyến rũ mà nó mang lại. Qua đề tài này, người
viết hy vọng có thêm kiến thức về thể loại phóng sự, cũng như tìm
hiểu cách vận dụng ngôn từ trong phóng sự của Báo Quảng Nam.
Tác giả luận văn đặt mục tiêu phục vụ tốt hơn cho công tác lựa chọn
vấn đề, khía cạnh, góc nhìn khi chọn lựa đề tài viết, để kỹ thuật viết
cải thiện một cách rõ ràng, mạch lạc, nâng cao tính lập luận, phân
tích sắc sảo trên mỗi tác phẩm phóng sự trên báo Quảng Nam nói
riêng và loại hình báo chí hiện đại nói chung.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ngôn ngữ là người bạn không thể thiếu của con người, là hệ
thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con
người. Nguyên tắc ngôn ngữ có giá trị chung, làm cơ sở để cấu tạo
ngôn bản hay các lời nói. Vì ngôn ngữ được hiện thực hóa trong lời
nói, cho nên muốn khám phá ra những đơn vị và những quy luật hoạt
động của ngôn ngữ cần phải xuất phát từ tất cả những lời nói phong
phú và đa dạng. Trên hành trình khám phá ấy, người ta luôn chú ý
đến cấu trúc câu, cấu trúc nghĩa của từ trên các bài báo, đặc biệt là
phóng sự với đề tài rộng, đa dạng về đối tượng cũng như hình thức
trình bày. Với các bài báo phóng sự, chúng ta sẽ thấy được nhiều cái
nhìn khác nhau khi nghiên cứu đặc điểm từ ngữ.
Ngôn ngữ học và báo chí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Ngôn ngữ là chất liệu phục vụ cho báo chí. Nhiều nhà ngữ học chỉ
nghiên cứu về ngôn ngữ trên các bình diện như: từ vựng, ngữ âm và
ngữ pháp. Có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học
như: “Ngữ pháp tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Tài Cẩn năm 1973,
tác giả Nguyễn Thiện Giáp với công trình “Những khái niệm cơ bản
về ngôn ngữ học” năm 1977. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu về
báo chí dưới góc độ ngôn ngữ học như: “Phong cách báo chí - công
4
luận” của tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa năm
1993; “Ngôn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn
Đức Dân, NXB Giáo Dục, năm 2007; Tài liệu bồi dưỡng Nghiệp vụ
báo chí của Tổ chức Thụy Điển phát hành năm 2007, “Phóng sự báo
chí hiện đại” của Nguyễn Đức Dũng, Nxb.Thông tấn, năm 2014…
Có thể thấy, mỗi công trình nghiên cứu có cách nhìn nhận và
đánh giá riêng, tuy nhiên đều có điểm chung là cho chúng ta thấy
được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu đối với thể loại
phóng sự. Trên là những tài liệu rất bổ ích cho người viết trong quá
trình thực hiện đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Như đã nói ở trên, báo chí có rất nhiều mảng như: tin tức,
giải trí, tin vắn, phóng sự, ký sự, điều tra, phản ảnh…Trong số đó,
phóng sự là một mảng được phần lớn độc giả quan tâm. Ở mảng này,
người đọc sẽ nhìn thấy nhiều màu sắc của đời sống thường nhật,
những chân dung con người đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn trong
xã hội. Hẳn vì lẽ đó, người viết đã ấp ủ nguyện vọng đề tài “Đặc
điểm từ ngữ các bài phóng sự trên Báo Quảng Nam”.
Thông qua khảo sát về nội dung và nghệ thuật của các bài
báo phóng sự trên Báo Quảng Nam, người viết có thể khái quát hóa
các nội dung chính của thể loại phóng sự, chỉ ra đặc điểm từ ngữ của
thể loại này, từ đó rút ra đặc điểm chung cho thể loại phóng sự trên
báo chí hiện nay. Qua việc thực hiện đề tài này, người viết hy vọng
có thể hiểu sâu hơn, vận dụng tốt kiến thức về ngôn ngữ học và báo
chí trong quá trình theo đuổi nghề báo.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm từ ngữ các bài phóng sự trên Báo Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5
Luận văn tập trung khảo sát 77 bài phóng sự đăng tải trên
Báo Quảng Nam (báo in) từ năm 2017 đến tháng 2-2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học: quan sát, miêu tả ngôn
ngữ như một hệ thống cấu trúc ở mọi bình diện, cấp độ, thuộc tính
của các đơn vị ngôn ngữ.
- Phương pháp thống kê – phân loại: người viết tiến hành
thống kê 104 bài báo phóng sự. Sau đó, tiến hành khảo sát, phân loại.
- Phương pháp mô hình hóa: Để trình bài một cách hệ thống,
mô hình các loại từ ngữ, cách tổ chức ngôn ngữ của từng thể loại và
miêu tả quan hệ của các đối tượng khảo sát dưới dạng các bảng biểu.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: người viết đưa ra các
lập luận, lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho các luận điểm đã đặt ra.
Trên cơ sở các bài điều tra, khảo sát, các ngữ liệu thống kê, luận văn
chỉ ra những đặc điểm, giá trị về nội dung của chúng để tổng hợp,
khái quát hóa vấn đề.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Mỗi một đề tài nghiên cứu khoa học nào phải có ý nghĩa
khoa học nhằm bổ sung nội dung lý thuyết của khoa học. Đề tài
“Đặc điểm từ ngữ các bài phóng sự trên Báo Quảng Nam” cũng
không ngoại lệ. Đề tài này mang ý nghĩa làm rõ một số vấn đề lý
thuyết vốn tồn tại về đặc điểm từ ngữ Tiếng Việt, ngôn ngữ sử dụng
trong báo chí và đặc biệt là từ ngữ trong các bài báo phóng sự báo
Quảng Nam. Đồng thời, đề tài còn mang tính cấp thiết đối với thời
điểm tiến hành nghiên cứu, đem lại giá trị thiết thực cho lý luận,
đóng góp cho sự phát triển của khoa học đời sống.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bên cạnh ý nghĩa khoa học, đề tài còn mang ý nghĩa về thực
6
tiễn, làm nổi bật cái hay trong từng nội dung và biện pháp nghệ thuật
của các bài báo phóng sự trên Báo Quảng Nam. Đề tài cũng góp phần
chỉ ra tầm quan trọng của thể loại phóng sự trong việc phục vụ công
tác tuyên truyền bạn đọc.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội
dung luận văn gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ, PHÂN LOẠI TỪ NGỮ CÁC BÀI
PHÓNG SỰ TRÊN BÁO QUẢNG NAM
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA BIỂU ĐẠT CỦA TỪ NGỮ CÁC BÀI
BÁO PHÓNG SỰ TRÊN BÁO QUẢNG NAM
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1. 1. Khái quát về từ ngữ
1.1.1. Khái quát về từ
Từ là một khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học nhưng cũng là
đơn vị đa dạng và khó định nghĩa nhất trong ngôn ngữ học đại cương,
nên việc nhận diện từ tiếng Việt cũng không phải là một trường hợp
ngoại lệ. Trong tiếng Việt, việc xác định và nêu ra một định nghĩa
chung cho từ cũng rất nan giải, bởi có khá nhiều quan điểm khác
nhau về từ.
Nhận thấy quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn được phần lớn các
nhà Việt ngữ đồng tình, vì thế chúng tôi theo quan niệm của Nguyễn
Tài Cẩn nhằm phục vụ việc khảo sát và phân tích từ trong các bài
phóng sự Báo Quảng Nam.
Nguyễn Tài Cẩn: Cho rằng hình vị tiếng Việt là tiếng, tức
một âm tiết bất kể có nghĩa, không rõ nghĩa hay vô nghĩa. Do vậy,
7
một từ có thể gồm một tiếng hay nhiều tiếng (từ đơn và từ ghép).
Trong đó, từ đơn = 1 tiếng. Trong từ ghép có: ghép âm (láy), ghép
đẳng lập, ghép chính phụ, ghép ngẫu kết.
1.1.2. Khái quát về ngữ
Cho đến nay đã có nhiều kiến nghị phân loại ngữ cố định
tiếng Việt theo kết cấu và mỗi kiến nghị đều có cái được, cái chưa
được. Tuy nhiên, phân loại ngữ cố định theo hình thức tốt nhất là
phân loại làm sao cho kết quả tương ứng với những đặc trưng ngữ
nghĩa của các ngữ cố định trong cùng một loại. Trong Giáo trình “Từ
vựng học tiếng Việt” (2007), Đỗ Hữu Châu đề nghị phân loại hình
thức các ngữ cố định tiếng Việt theo kết cấu cú pháp của các từ trong
ngữ. Theo tiêu chí này thì các ngữ cố định chia thành hai loại lớn: thứ
nhất, các ngữ cố định có kết cấu là cụm từ; thứ hai, các ngữ cố định
có kết cấu là câu. Mỗi loại đó lại được tiếp tục phân chia theo các
loại nhỏ hơn nữa.
1.1.2.1. Đặc điểm của ngữ cố định
- Tính tương đương với từ về chức năng cấu tạo câu:
- Kết cấu của cụm từ cố định cơ bản là chặt chẽ, ổn định cố
định:
- Tính thành ngữ:
1.1.2.2. Phân loại ngữ cố định
Ngữ cố định có thể chia làm 3 loại: thành ngữ, quán ngữ,
ngữ cố định định danh.
a.Thành ngữ
Là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa
của chúng có tình hình tượng hoặc gợi cảm.
Dựa vào cơ chế cấu tạo, cả nội dung lẫn hình thức, có thể
chia ra thành ngữ tiếng Việt làm 2 loại thành ngữ: thành ngữ so sánh,
thành ngữ miêu tả ẩn dụ.
8
- Thành ngữ so sánh:
Là những thành ngữ có cấu trúc so sánh.
- Thành ngữ miêu tả ẩn dụ:
Thành ngữ miêu tả ẩn dụ là thành ngữ được xây dựng trên cơ
sở một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ, nhưng biểu thị ý nghĩa
một cách ẩn dụ.
b. Quán ngữ
Theo chúng tôi, quán ngữ là tổ hợp 2 từ trở lên, là cụm từ cố
định được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản nhằm liên kết
hoặc nhấn mạnh.Có nhiều tiêu chí để phân loại quán ngữ. Dựa vào
phạm vi và tính chất phong cách của quán ngữ, ta có:
- Quán ngữ nói năng: là những quán ngữ hay dùng trong
phong cách hội thoại, khẩu ngữ.
Với những quán ngữ này, chức năng chủ yếu là đưa đẩy, rào
đón, chức năng liên kết cũng có nhưng mờ nhạt.
- Quán ngữ sách vở: là những quán ngữ hay dùng trong
phong cách viết (khoa học, chính luận) hoặc diễn giảng.
Còn trong loại quán ngữ này, chức năng liên kết nổi lên hàng
đầu. Chức năng rào đón, đưa đẩy cũng có nhưng không bằng các
quán ngữ trong phong cách hội thoại, khẩu ngữ.
c. Ngữ cố định định danh
Ngữ cố định định danh là cụm từ cố định định danh, gọi tên
sự vật. Đây là đơn vị có tính trung gian giữa thành ngữ và từ ghép.
d. Giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định
Nhờ tính cân xứng hài hòa trong cấu tạo và tính hình ảnh,
cụm từ cố dịnh làm cho câu nói (câu viết) của người Việt thêm sinh
động, dễ hiểu, dễ nhớ, có nghĩa biểu cảm cao. Đặc biệt, các thành
ngữ đồng nghĩa với nhau có khả năng biểu thị các trạng thái, các khía
cạnh khác nhau của cùng một sự vật, hành động, tính chất.
9
1.2. Đặc điểm ngôn ngữ báo chí
Nhìn chung, ngôn ngữ báo chí có những đặc điểm sau:
- Tính chính xác
- Tính cụ thể
- Tính đại chúng
- Tính ngắn gọn
- Tính sự kiện
- Tính biểu cảm
- Tính định lượng
- Tính khuôn mẫu
1.3. Lý luận về thể loại phóng sự
1.3.1. Quan niệm về thể loại
Có thể thấy, quan niệm về phóng sự theo sự phát triển và vận
động của thể loại này ngày càng được hoàn thiện và cụ thể. Các nhà
nghiên cứu văn học, báo chí không chỉ chú ý đến nội dung phản ánh
mà còn mở rộng góc nhìn, đi sâu vào đặc trưng thể loại. Từ đó, họ
đưa ra những quan niệm khá đầy đủ và bao quát về thể loại phóng sự.
Theo chúng tôi, quan niệm của tác giả Đức Dũng là quan niệm đúng
nhất, trong luận văn này chúng tôi dựa trên đây để tiến hành phân
tích, khảo sát 77 bài phóng sự trên Báo Quảng Nam: Phóng sự là thể
loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày những sự
kiện, con người, tình huống điển hình thông quá cái “tôi” trần thuật,
vừa tỉnh táo, vừa lí trí, vừa cảm xúc với bút pháp giàu chất văn học .
1.3.2. Đặc điểm về thể loại phóng sự
Đặc điểm nổi bật nhất của phóng sự trước tiên là khả năng
phản ánh sự thật. Đặc điểm thứ hai của thể loại phóng sự là ngôn ngữ
giàu chất văn học. Đặc điểm thứ ba của thể loại phóng sự là luôn đậm
dấu ấn cá nhân.
1.3.3. Các dạng phóng sự
10
Trong quá trình giao thoa, chuyển hóa cùng một số thể loại
báo chí khác, phóng sự báo chí ở nước ta cũng phát triển một cách
linh hoạt với nhiều dạng khác nhau. Trong cuốn “Phóng sự báo chí
hiện đại”, tác giả Đức Dũng phân chia phóng sự gồm các dạng chính:
- Phóng sự phản ánh những vấn đề của đời sống
- Phóng sự phản ánh các sự kiện, sự việc
- Phóng sự điều tra
- Phóng sự chân dung
- Phóng sự phản ánh những hoàn cảnh, hiện trạng
1.4. Giới thiệu về báo Quảng Nam
1.4.1. Sơ lược về hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển
Tính từ tờ Báo Lưỡi Cày của tỉnh Đảng bộ Quảng Nam ra
đời năm 1930 đến tờ Báo Quảng Nam ngày nay, đã đi được hai phần
ba thế kỷ. Báo Quảng Nam đã trải qua quá trình hình thành và phát
triển rất đáng tự hào. Báo thật sự là tiếng nói của Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân Quảng Nam.
Văn phòng chính của báo Quảng Nam đặt tại số 142, đường
Phan Bội Châu, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
1.4.2. Mục tiêu hoạt động
Ngay từ khi ra đời, báo Quảng Nam là cơ quan của Đảng bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam. Là tiếng nói của Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam, báo đã xác định là tờ
báo chính trị - xã hội tổng hợp, phản ánh toàn diện các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Ngoài nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến người dân, Báo Quảng Nam
còn có nhiệm vụ đấu tranh, phê bình, phản bác những luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch.
11
CHƯƠNG 2
MIÊU TẢ, PHÂN LOẠI TỪ NGỮ
TRONG CÁC BÀI PHÓNG SỰ TRÊN BÁO QUẢNG NAM
2.1. Từ trong các bài phóng sự trên báo Quảng Nam xét
về cấu tạo
Qua thống kê, trong 77 bài phóng sự, chúng tôi phân loại và
tính đếm, nhận thấy số lượng từ đơn chiếm đại đa số với tổng 84.778
lượt từ, tỷ lệ 81,17%, còn từ phức chiếm 19.656 lượt từ, tỷ lệ
18,83%.
Bảng 2.1. Bảng phân loại từ đơn và từ phức
Từ loại Số lượng Tỉ lệ
Đơn 84.778 lượt từ 81,17%
Phức 19.656 lượt từ 18,83%
2.1.1. Từ đơn
Qua khảo sát 77 bài phóng sự, chúng tôi nhận thấy, hầu hết
từ đơn được sử dụng trong các bài điều tra trên Báo Quảng Nam là từ
thuần Việt, một âm tiết (1 tiếng). Trong đó, chủ yếu các từ loại được
sử dụng là danh từ, động từ, tính từ…
2.1.2. Từ phức
Khảo sát trong 77 bài phóng sự trên BáoQuảng Nam, chúng
tôi thống kê được 19.656 lượt từ phức được sử dụng trong các tác
phẩm và phân loại cụ thể.
Bảng 2.2. Bảng phân loại từ phức
STT Số lượng Tỷ lệ
Từ ghép 18.009 lượt từ 91,31%
Từ láy 1.647 lượt từ 8,35%
Từ ngẫu kết 66 lượt từ 0,34%
12
2.1.2.1. Từ ghép
Qua khảo sát 77 bài phóng sự, chúng tôi nhận được con số từ
ghép là 18.009 lượt từ, phân loại từ ghép chính phụ chiếm 16.260
lượt từ, từ ghép đẳng lập chiếm 1.749 lượt từ.
Bảng 2.3. Bảng phân loại từ ghép
Từ ghép Số lượng Tỷ lệ
Ghép chính phụ 16.260 lượt từ 90,28%
Ghép đẳng lập 1.749 lượt từ 9,72%
a. Từ ghép chính phụ
Có thể thấy, từ ghép chính phụ được nhà báo sử dụng linh
hoạt và phong phú, chiếm số lượng nhiều hơn từ ghép đẳng lập. Từ
ghép chính phụ chủ yếu sử dụng trong các bài báo liên quan đến đề
tài xã hội, cuộc sống người lao động làng nghề, văn hóa đồng bào
vùng cao.
b. Từ ghép đẳng lập
Cùng với từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập cũng tạo hiệu
quả thông tin giúp người đọc dễ hình dung đề tài bài báo hướng đến.
Qua khảo sát 77 bài phóng sự, chúng tôi nhận thấy dù chiếm tỷ lệ ít
hơn từ ghép chính phụ, nhưng cả 77 bài phóng sự đều có sử dụng từ
ghép đẳng lập.
2.1.2.2. Từ láy
Đây là từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có
quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có
nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc. Khảo sát 77 bài phóng sự trên
Báo Quảng Nam, chúng tôi tìm được 1.647 lượt từ láy.
Chúng tôi xin mô tả từ láy được sử dụng ở các tác phẩm điều
tra trên Báo Quảng Nam trong bảng thống kê dưới đây:
13
Bảng 2.4. Bảng phân loại từ láy
Từ láy Số lượng Tỷ lệ
Láy bộ phận 1.569 lượt từ 95,26%
Láy toàn bộ 78 lượt từ 4,74%
a. Từ láy bộ phận:
+ Láy phần vần
+ Láy phụ âm đầu
+ Láy ‘‘iếc”
b. Từ láy toàn bộ:
+ Nhóm láy hoàn toàn
+ Nhóm láy có thêm sự khác biệt ở thanh điệu
2.2. Từ trong các bài phóng sự trên báo Quảng Nam xét
về nguồn gốc
2.2.1. Từ thuần Việt
Qua khảo sát 77 bài phóng sự trên Báo Quảng Nam từ năm
2017 đến tháng 2-2019, chúng tôi nhận thấy Báo Quảng Nam chủ yếu
sử dụng những từ thuần Việt tạo sự gần gũi và giúp người đọc dễ tiếp
nhận, dễ hiểu, giúp nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Bên cạnh đó, sử
dụng từ thuần Việt trong tác phẩm báo chí cũng góp phần giữ gìn sự
trong sáng của Tiếng Việt. Cụ thể, từ đơn thuần Việt có 95.385 lượt từ, tỉ
lệ 92,18%; từ ghép thuần Việt có 3.061 lượt từ, tỉ lệ 2,95%; từ Hán –Việt
có 4.917 lượt từ, tỉ lệ 4,75%. Số còn lại là những từ có nguồn gốc khác.
2.2.2. Từ Hán-Việt
Người Việt chúng ta đã trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc,
chính vì vậy mà văn hóa Hán xâm nhập, chi phối đời sống xã hội,
tiếng Việt vay mượn tiếng Hán là điều không thể tránh khỏi. Khảo sát
77 bài phóng sự trên Báo Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy số lượng
từ Hán – Việt sử dụng khá nhiều với số lượng 4.917 từ.
2.2.3. Từ nguồn gốc khác