Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm từ ngữ biểu thị vấn đề văn hóa xã hội trong các chương trình phát thanh của đài truyền thanh-truyền hình điện bàn - quảng nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN NGỌC ĐỨC
ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ BIỂU THỊ VẤN ĐỀ VĂN HÓA
XÃ HỘI TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH-TRUYỀN HÌNH
ĐIỆN BÀN - QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8.22.90.20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. LÊ ĐỨC LUẬN
Phản biện 1: PGS.Ts. Trần Văn Sáng
Phản biện 2: PGS.TS. Trương Thị Nhàn
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Ngôn ngữ học họp tại Đại học Sư phạm vào ngày 18
tháng 10 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
- Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm- ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong bối cảnh tất cả các phương tiện truyền thông
như truyền hình, báo điện tử, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ thì thể
loại báo phát thanh cơ sở cấp huyện vẫn đóng vai trò rất quan trọng.
Bởi đây là thể loại báo chí gần và sát với cuộc sống của người dân
nhất; kênh truyền thông cơ sở này dễ dàng được người dân tiếp cận ở
mọi địa điểm tại nơi họ sinh sống nhờ tính phổ quát của hệ thống loa
phát thanh gần gũi, cơ động và một đặc điểm quan trọng không kém
đó là ngôn ngữ biểu thị trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đời sống
văn hóa xã hội của kênh thông tin này vừa khoa học theo quy định lại
vừa phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của người dân tại khu vực đó.
Chính vì thế các vấn đề về văn hóa, xã hội do Đài Truyền thanhTruyền hình cấp huyện phản ánh luôn là đề tài hấp dẫn đối với công
chúng và với cả người làm báo. Những bài phản ánh, tin, phóng sự về
đề tài này luôn được đông đảo người dân quan tâm vì nó ảnh hưởng
mật thiết đến cuộc sống của họ, đó là những vấn đề nông thôn mới,
đô thị văn minh, các phong trào, các cuộc vận động, ăn mặc, đi lại,
giáo dục, y tế, phòng chống thiên tai...
Tuy nhiên, với các Đài truyền thanh-Truyền hình cấp huyện hiện
nay, khi mà trang thiết bị, phương tiện tác nghiệp vẫn còn những hạn
chế; con người phục vụ cho công tác báo chí phần lớn được bồi dưỡng
nghiệp vụ nhiều hơn là được đào tạo bài bản về nghiệp vụ báo chí thì
việc sử dụng ngôn ngữ để phản ánh các vấn đề văn hóa xã hội đầy đủ,
chính xác, khoa học cũng là một thách thức không nhỏ.
Với việc nghiên cứu “Đặc điểm từ ngữ biểu thị vấn đề văn hóa
xã hội trong các chương trình phát thanh của Đài Truyền thanhTruyền hình Điện Bàn”, tác giả luận văn muốn cung cấp một cái nhìn
tổng thể về đặc điểm, cách thức sử dụng và hiệu quả trong việc sử
dụng các từ ngữ biểu thị các vấn đề văn hóa xã hội đối với các Đài
2
Truyền thanh-Truyền hình cấp huyện hiện nay. Qua việc nghiên cứu
này, tác giả cũng mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công tác chuyên
môn hiện nay của bản thân nhằm đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận của
công chúng và yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay đối với người
làm công tác truyền thông cơ sở.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về đặc điểm từ ngữ biểu thị các vấn đề văn hóa xã hội
trong các chương trình phát thanh nói riêng và tác phẩm báo chí nói
chung không còn là vấn đề mới mẻ đã có nhiều sách, giáo trình nghiên
cứu chuyên sâu của các tác giả cung cấp những tri thức khoa học có giá
trị cao về vấn đề này. Đầu tiên có thể nói đến cuốn “Một số vấn đề về sử
dụng ngôn từ trên báo chí” của tác giả Hoàng Anh, NXB Lao động –
Hà Nội, năm 2003, một trong những cuốn sách chỉ ra những tồn tại
trong cách sử dụng ngôn ngữ trong báo chí hiện nay cũng như một số
giải pháp khắc phục và định hướng theo xu thế của báo chí hiện đại trên
thế giới. Thứ hai là cuốn “Ngôn ngữ báo chí” của Vũ Quang Hào, NXB
Thông tấn – Hà Nội, năm 2007 trình bày các nội dung về chuẩn mực của
báo chí như phong cách ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ phát thanh, ngôn
ngữ quảng cáo… được tác giả trình bày hết sức cô đọng, dễ hiểu. Tiếp
theo có thể kể đến cuốn “Ngôn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản” của
tác giả Nguyễn Đức Dân, NXB Giáo Dục, năm 2007. Tiếp đến là cuốn
“Phong cách học tiếng Việt” của hai tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn
Thái Hòa, NXB Giáo dục, năm 1995.
Xét trên bình diện ngôn ngữ báo chí đã được tìm hiểu trên các
phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Tùy
theo thể loại báo mà người nghiên cứu xem xét ở các bình diện khác
nhau. Chẳng hạn, đối với thể loại báo nói, do âm thanh (tiếng nói) quan
trọng nên nó được chú ý nhiều hơn về mặt ngữ âm ta có: Nghiệp vụ
phóng viên, biên tập Đài phát thanh, của tác giả Đoàn Quang Long, Nhà
xuất bản Thông tin, 1992; Thuật làm báo, Võ Như Hương, Nhà xuất bản
Văn hóa Thông tin, 2015; Phát thanh trực tiếp, của Vũ Văn Hiền-
3
Nguyễn Đức Dũng, Nhà xuất bản lí luận chính trị, 2007; Ngôn ngữ báo
chí, của tác giả Nguyễn Tri Niên, Nhà xuất bản Đồng Nai, 2005…
Về phương diện sử dụng từ vựng và ngữ nghĩa, các nghiên cứu
cũng tập trung trình bày những chuẩn chung trong việc thể hiện trên
các thể loại báo chí: Tài liệu hướng dẫn Nghiệp vụ phát thanh-truyền
thanh, Đài tiếng nói Việt Nam; Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh
ngôn trên báo chí (Nguyễn Đức Dân), Chơi chữ trên báo chí (Hoàng
Anh), ... Ngoài các công trình trên, còn có các công trình nghiên cứu
và một số bài viết về từ loại, cụm từ, cấu tạo, thành phần câu như:
Diệp Quang Ban (2008), Giáo trình ngữ pháp Tiếng Việt, Nhà xuất
Bản Đà Nẵng; Đỗ Hữu Châu (2006), Giáo trình Từ vựng học tiếng
Việt, Nxb. ĐHSP Hà Nội; Lê Đức Luận, Giáo trình ngữ pháp văn
bản, Khoa ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng…
Nhìn chung, việc nghiên cứu về đặc điểm, cách biểu thị từ ngữ
trong các tác phẩm báo chí ở Việt Nam hiện nay khác đa dạng và
chuyên sâu; tác giả luận văn sẽ khảo sát về các từ ngữ biểu thị các
vấn đề văn hóa xã hội trong các chương trình phát thanh và truyền
hình của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn, từ đó phân tích,
làm rõ đặc điểm và cách sử dụng các từ ngữ này trong chương trình
phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ những đặc điểm của từ
ngữ biểu thị vấn đề văn hóa xã hội trong các chương trình phát thanh
của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn; phân loại, miêu tả, hệ
thống hóa các từ ngữ này theo một cấu trúc phù hợp. Từ đó ứng dụng
vào thực tế, đóng góp vào việc tạo ra kĩ năng, định hướng nghiệp vụ
cho người làm báo cấp huyện khi viết về các đề tài văn hóa xã hội.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm từ ngữ biểu thị vấn đề văn hóa xã hội trong các
chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn
4
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu 730 chương trình phát thanh
của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn trong 2 năm 2017,
2018. Để thực hiện đề tài, này người làm đã sử dụng tài liệu từ sách
chuyên khảo, một số công trình nghiên cứu và các tư liệu liên quan
cũng như kết quả khảo sát thực tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Miêu tả các đặc điểm từ ngữ biểu thị văn hóa xã hội của văn
bản trong các chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền
hình Điện Bàn. Phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ cách sử dụng từ,
ngữ, từ khóa trong văn bản.
Ngoài ra, luận văn sử dụng thủ pháp thống kê số lần sử dụng
các đơn vị ngôn ngữ trên ngữ liệu nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn nhằm phục vụ cho việc hệ thống hóa đặc điểm, cách
sử dụng các từ ngữ biểu thị các vấn đề văn hóa xã hội để có cái nhìn
tổng thể, đầy đủ hơn về chương trình phát thanh đối với các Đài
Truyền thanh-Truyền hình cấp huyện hiện nay. Những đặc điểm này
giống và khác gì so với các loại hình báo chí khác (báo in, báo điện
tử, truyền hình, mạng xã hội…)
Góp phần chuẩn hóa về kĩ thuật viết, biên tập, nâng cao chất
lượng các chương trình phát thanh phục vụ cho công tác tuyên truyền và
định hướng dư luận xã hội của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, các phụ lục, tài liệu tham khảo, nội
dung của khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung; Chương 2: Khảo sát, phân
loại, miêu tả từ ngữ biểu thị văn hóa xã hội trong các chương trình
phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn; Chương 3:
Từ ngữ biểu thị các phương diện văn hóa xã hội trong chương trình
phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn.
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về từ, ngữ và ngôn ngữ báo chí
1.1.1. Khái quát về từ
Có nhiều định nghĩa về từ của các nhà nghiên cứu, tuy nhiên,
chúng tôi sử dụng định nghĩa của Nguyễn Tài Cẩn. Theo đó, hình vị
tiếng Việt là tiếng, tức một âm tiết bất kể có nghĩa, không rõ nghĩa
hay vô nghĩa. Do vậy, một từ có thể gồm một tiếng hay nhiều tiếng
(từ đơn và từ ghép). Trong đó, từ đơn = 1 tiếng. Trong từ ghép có:
ghép âm (láy), ghép đẳng lập, ghép chính phụ, ghép ngẫu kết.
1.1.2. Khái quát về ngữ
Ngữ là một loại phương tiện, một loại biện pháp mà bất cứ
ngôn ngữ nào cũng có nhằm khắc phục một phần nào tính có hạn của
các từ, tính không hàm súc, không cô đọng của các phương tiện lời
nói trong sự biểu vật và biểu thái.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho rằng, trong tiếng
Việt có hai loại ngữ gồm: ngữ tự do và ngữ cố định. Trong đó, ngữ cố
định (gồm thành ngữ và quán ngữ) thuộc lĩnh vực từ vựng học, còn ngữ
tự do (danh ngữ, động ngữ, tính ngữ) thuộc lĩnh vực ngữ pháp.
1.1.2.1. Ngữ tự do
Ngữ tự do hay còn gọi là cụm từ tự do bao gồm cụm từ đẳng
lập, cụm từ chủ vị, cụm từ chính phụ.
1.1.2.2. Ngữ cố định
Ngữ cố định là các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của
cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ) đã cố định hoá nên nó có tính
chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc và có tính xã hội như từ. Ngữ cố định bao
gồm: Thành ngữ, Quán ngữ, Ngữ cố định định danh
1.1.3. Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí
a. Tính chính xác
6
b. Tính cụ thể
c. Tính đại chúng
d. Tính ngắn gọn và định lượng
e. Tính bình giá và biểu cảm
f. Tính khuôn mẫu
1.2. Khái quát về đề tài văn hóa xã hội trên báo chí
Đề tài về vấn đề văn hóa xã hội là một đề tài lớn được nhiều
nhà báo quan tâm khai thác, bởi thường những bài viết về đề tài văn
hóa xã hội được sử dụng đa dạng trong cách dùng câu, chữ; tác giả
không bị quá gò bó cách thể hiện các tác phẩm hơn so với các bài
viết về đề tài chính luận vốn mang tính khuôn mẫu caoVà chuyện về
đời sống xã hội bao giờ cũng thu hút được sự quan tâm của rất nhiều
người nghe. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày của
mỗi con người trong xã hội cũng như công đồng họ đang sống.
1.3. Khái lược về Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn
1.3.1. Sơ lược về hoàn cảnh ra đời và sự phát triển
1.3.2. Mục tiêu hoạt động
1.3.3. Những lĩnh vực phản ánh tiêu biểu của Đài Truyền
thanh-Truyền hình Điện Bàn
Tiểu kết chương 1
Từ ngữ là thành phần cơ bản và quan trọng của mọi ngôn ngữ
nói chung và tiếng Việt nói riêng. Với báo chí, từ ngữ lại là yếu tố
quan trọng nhất cấu thành một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh dù ở bất
cứ thể loại báo nào. Thông qua việc khảo sát đặc điểm từ ngữ biểu
hiện các vấn đề văn hóa xã hội trong các chương trình phát thanh của
Đài Truyền thanh-Truyền hình nhằm tìm hiểu về quá trình xuất hiện
của các lớp từ, sự xuất hiện của các ngữ trong văn bản chương trình,
tìm hiểu chúng được sử dụng như thế nào, giữ vai trò gì trong câu,
trong đoạn văn, nhằm tạo nên sự hoàn chỉnh cho văn bản và giá trị
7
của tác phẩm. Đồng thời, qua đó, giúp ta nhận thấy được những nét
chung của một chương trình phát thanh của Đài phát thanh cấp huyện
và những nét riêng trong các chương trình phát thanh ở các địa
phương, vùng miền khác nhau trong cả nước.
Trong mỗi giai đoạn khác nhau của tiến trình lịch sử, sự mất đi
và xuất hiện mới của nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội; sự sáng tạo
trong quá trình giao tiếp…đã giúp cho vốn ngôn ngữ tiếng Việt ngày
càng phát triển khá đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, mỗi tác giả
có một cách viết, phong cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau trong tác
phẩm, vì vậy, việc khảo sát từ ngữ biểu hiện các vấn đề văn hóa-xã
hội trong các chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền
hình Điện Bàn cũng không hề đơn giản, đòi hỏi sự công phu, chính
xác để tìm ra những đặc điểm riêng, những đặc điểm nổi bật trong
quá trình vận dụng các lớp từ ngữ trong tác phẩm báo chí.
8
CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI, MIÊU TẢ ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ
BIỂU THỊ VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG CÁC CHƯƠNG
TRÌNH PHÁT THANH CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH-TRUYỀN
HÌNH ĐIỆN BÀN
2.1. Đặc điểm từ ngữ biểu thị vấn đề văn hóa xã hội xét về mặt
cấu tạo
Qua khảo sát, thống kê, trong 730 chương trình phát thanh, có
268.503 lượt từ đơn và từ phức được sử dụng trong các chương trình (ở
đây chỉ các từ ngữ về vấn đề văn hóa xã hội). Trong đó, phân loại từ đơn
chiếm đa số với tổng cộng 189.104 lượt từ, tỉ lệ 70,43 %, từ phức lượt
từ, tỉ lệ 29,57 %. Số lượng từ đơn gấp 3 lần từ phức, tỉ lệ này có bởi đối
với các chương trình phát thanh, mặc dù là phương tiện tuyên truyền
mang tính chính luận cao, câu từ ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu tuy nhiên,
đây cũng là kênh thông tin với tượng tiếp nhận toàn dân mà chủ yếu
bằng hình thức nghe nên cần có những từ phức với tỉ lệ hợp lí để câu văn
trở nên sinh động, thu hút và dễ đi vào lòng người.
Bảng 2.1. Bảng thống kế số lượng từ đơn và từ phức
STT Từ loại Số lượng (đơn vị:lượt) Tỉ lệ (%)
1 Đơn 189.104 lượt từ 70,43
2 Phức 79.399 lượt từ 29,57
2.1.1. Từ đơn
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, hầu hết từ đơn được sử dụng
là từ thuần Việt, một âm tiết (1 tiếng). Trong đó, chủ yếu các từ loại
được sử dụng là danh từ, động từ, tính từ…
2.1.2. Từ phức
Từ phức bao gồm từ ghép, từ láy và từ ngẫu kết. Tầng suất
xuất hiện của loại từ này cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ chiếm
9
khoảng gần 1/3 chương trình.
Bảng 2.3. Bảng phân loại từ phức được sử dụng
STT Loại từ Số lượng (lượt từ) Tỉ lệ (%)
1 Từ ghép 68.551 86,34
2 Từ láy 10.748 13,54
3 Từ ngẫu kết 40 0,12
Tổng 79.399 100
2.1.2.1. Từ ghép
Bảng 2.4. BảngThống kê số lượng từ ghép chính phụ, từ ghép
đẳng lập
STT Từ ghép Số lượng (lượt từ) Tỉ lệ (%)
1 Ghép chính phụ 49.400 73,53
2 Ghép đẳng lập 15.151 26,47%.
Tổng 64.551 100
a. Từ ghép chính phụ
b. Từ ghép đẳng lập
2.1.2.2. Từ láy
a. Láy bộ phận
b. Láy toàn bộ: Dạng láy này thường là lặp lại toàn bộ lại tiếng
gốc, phần lớn là các từ tượng thanh.
2.1.2.3. Từ ngẫu kết
2.2. Đặc điểm từ biểu thị văn hóa xã hội xét về mặt nguồn gốc
2.2.1. Từ Thuần Việt
Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn chủ yếu sử dụng
những từ thuần Việt gần gũi, mang tính phổ thông, dễ nghe, dễ hiểu,
quen thuộc với người dân. Bên cạnh đó, việc các nhà báo, phóng
viên, cộng tác viên ưu tiên sử dụng từ thuần Việt trong các tác của
mình cũng là góp phần tích cực trong việc giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay.
10
2.2.2. Từ Hán-Việt
Khảo sát trong các chương trình phát thanh của Đài Truyền
thanh-Truyền hình Điện Bàn, chúng tôi thấy số lượng từ Hán-Việt
được sử dụng khá nhiều, đặc biệt là từ ghép. Nếu từ ghép thuần Việt
chúng tôi khảo sát được chỉ có 8.189 lượt từ, thì từ ghép Hán-Việt
chiếm số lượng nhiều hơn gần gấp ba, với tổng cộng 22.339 lượt từ.
Điều này là do sự ảnh hưởng cũng như giao thoa văn hóa ngàn đời
nay giữa Việt Nam và Trung Hoa, mặt khác do từ Hán-Việt cũng có
sắc thái biểu cảm, ý nghĩa khái quát, giá trị biểu đạt phù hợp ở một số
ngữ cảnh phù hợp nhất định nên được người viết sử dụng, lâu dần trở
thành thói quen với người dân Việt.
2.2.3. Từ ngữ có nguồn gốc khác
Do trong quá trình phát triển của nhân loại, một số hiện tượng
xã hội mới xuất hiện, trong khi tiếng Việt chưa có từ ngữ để định
nghĩa, giải thích hoặc không có nghĩa tương đương nên bắt buộc
người viết phải dùng từ tiếng Anh hoặc cũng có trường hợp dùng
tiếng Anh để chú thích thêm sau khi đã dùng tiếng Việt để định nghĩa
nhưng chưa thỏa đáng. Còn đối với tiếng Pháp, do bị xâm lược và
cùng với chính sách đồng hóa của dân Pháp nên vốn từ ngữ của tiếng
Việt hiện nay có những từ có nguồn gốc là tiếng Pháp.
Bảng 2.6. Bảng thống kê số lượng từ Hán-Việt; từ có nguồn gốc
Ấn -Âu
STT Nguồn gốc
Số lượng
(lượt từ)
Tỉ lệ
(%) Ví dụ
1 Từ có nguồn gốc tiếng
Pháp 504
60,57 - ôtô, van, kiốt,
môtô, bùng binh..
2 Từ có nguồn gốc tiếng
Anh 328
39,43 - Internet, taxi,
photocopy,...
Tổng 832 100
* Từ có nguồn gốc tiếng Pháp: Hầu hết các từ mượn tiếng Pháp
được sử dụng trong tiếng Việt đều phải chịu tác động của hiện tượng
11
đồng âm, hiện tương đồng nghĩa, hiện tượng đa nghĩa trong tiếng Việt.
* Từ có nguồn gốc tiếng Anh: Không giống với từ vay mượn
tiếng Pháp, trong 328 lượt từ vay mượn tiếng Anh trên các chương trình
phát thanh mà chúng tôi khảo sát đều sử dụng nguyên mẫu chứ không
Việt hóa. Như những từ được dẫn trong các ví dụ trên được sử dụng
nguyên mẫu trong tiếng Anh: game, internet, Ipad, photocopy…. Ngoài
ra, có trường hợp viết tắt thông dụng HIV/AIDS (human
immunodeficiency virus infection/acquired immunodeficiency
syndrome), UNESCO (United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization), ILO (International Labour Organization).
2.3. Đặc điểm từ ngữ biểu thị về vấn đề văn hóa xã hội xét về mặt
phạm vi sử dụng
Xét về mặt phạm vi sử dụng, từ về vấn đề văn hóa xã hội trong
chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn
được chia được chia thành ba nhóm: từ nghề nghiệp, từ địa phương
và tiếng lóng.
Bảng 2.7. Bảng thống kê số lượng từ nghề nghiệp, tiếng lóng, từ
địa phương
STT Phạm vi sử dụng Số lượng (lượt từ) Tỉ lệ (%)
1 Từ nghề nghiệp 8546 94,62
2 Từ lóng 262 2,9
3 Từ địa phương 224 2,48
Tổng 9.032 100
2.3.1. Từ nghề nghiệp
- Nhóm từ chỉ nghề cán bộ, công chức nhà nước
- Nhóm từ chỉ nghề nông
- Nhóm từ chỉ lĩnh vực giáo dục
- Nhóm từ chỉ lĩnh vực quản lí xây dựng
- Nhóm từ chỉ lĩnh vực y tế, chế biến thực phẩm
- Nhóm từ chỉ lĩnh vực tư pháp, quân đội, công an
- Nhóm từ chỉ lĩnh vực kinh doanh
12
- Nhóm từ chỉ lĩnh vực quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường
- Nhóm từ chỉ lĩnh vực du lịch
- Nhóm từ chỉ lĩnh vực văn hóa, văn nghệ
- Nhóm từ chỉ lĩnh vực thể dục thể thao
- Nhóm từ chỉ về công nghiệp, thương mại:
Nhìn chung, hầu hết các từ nghề nghiệp về vấn đề văn hóa xa hội
đều là những từ quen thuộc, dễ nhớ, dễ tiếp nhận đối với người nghe.
2.3.2. Từ ngữ địa phương
Từ địa phương nếu được sử dụng đúng ngữ cảnh sẽ tạo ra được
hiệu ứng tích cực cho người tiếp nhật, nhất định đối với thể loại báo
phát thanh, thể loại báo mà nhiều người già, người vừa làm việc vừa
nghe, thậm chí cả người không biết chữ cũng có thể tiếp nhận được.
2.3.3. Từ ngữ lóng
Các tiếng lóng được sử dụng trong các tin, bài viết, phù hợp với
ngữ cảnh cụ thể theo từng đề tài, tạo sự hấp dẫn, sinh động, nhất là trong
các tiết mục cảnh báo về những tệ nạn xấu của xã hội hiện nay.
* Tiếng lóng là từ ghép
- Tiếng lóng chỉ hành động trộm cắp
- Tiếng lóng chỉ các hoạt động mại dâm
- Tiếng lóng chỉ các hoạt động về tệ nạn ma túy
- Tiếng lóng chỉ các hoạt động cá độ bóng đá
*Các tiếng lóng là từ đơn
- Tiếng lóng chỉ các hoạt động cá độ bóng đá
- Tiếng lóng chỉ các hoạt động môi giới
- Tiếng lóng sử dụng cho hành vi quan liêu, nhũng nhiễu của
cán bộ, công chức
* Tiếng lóng là những từ viết tắt
2.4. Đặc điểm từ ngữ biểu thị vấn đề văn hóa xã hội xét về mặt
ngữ pháp
Thống kê trong 730 chương trình phát thanh của Đài Truyền
thanh-Truyền hình Điện Bàn, chúng tôi nhận thấy 29 thành ngữ được
13
sử dụng trong các bài viết. Mặc dù số lượng các thành ngữ được sử
dụng ít trong các bài viết, song các nhà báo vận dụng thành ngữ khá
linh hoạt với nhiều loại thành ngữ như: thành ngữ nguyên dạng,
thành ngữ cải biên, thành ngữ mô phỏng, thành ngữ ẩn dụ hóa đối
xứng 4 yếu tố, 6, 8 yếu tố. Không chỉ dừng lại ở việc thống kê, miêu
tả, chúng tôi đi sâu vào phân tích kết cấu của thành ngữ xuất hiện
trong các tin, bài viết về các vấn đề văn hóa xã hội, để thấy rõ vai trò,
chức năng đảm nhận về mặt ngữ pháp trong câu.
Bảng 2.8. Bảng phân loại thành ngữ
ST Loại thành ngữ Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 4 yếu tố 15 51,72
2 Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 6 yếu tố 4 13,79
3 Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 8 yếu tố 3 10,34
4 Các loại thành ngữ khác 7 24,15
Tổng 29 100
2.4.1. Thành ngữ đối xứng 4 yếu tố
Thành ngữ 4 yếu tố có kết cấu cân đối, hài hòa, ngắn gọn, dễ
nhớ đây là yếu tố thuận lợi cho các tác giả khi sử dụng và kể cả phát
thanh viên khi đọc sẽ khá thuận miệng còn người tiếp nhận thì dễ
nhớ. Đây cũng là một đặc điểm khiến thành ngữ đối xứng 4 yếu tố
được sử dụng rộng rãi hơn các loại còn lại, nhất là với các bài viết về
đề tài văn hóa xã hội, khi đối tượng tiếp nhận là toàn dân, và có cả
những người không biết chữ hoặc ít chữ. Trên cơ sở khảo sát những
quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố trong thành ngữ đối xứng 4 yếu tố,
chúng tôi phân ra những mô hình thường gặp như sau:
a. Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu đẳng lập.
b. Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chủ - vị (c-v):
c. Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu ngữ động từ
d. Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu ngữ tính từ
2.4.2. Thành ngữ đối xứng 6, 8 yếu tố
Ngoài việc sử dụng thành ngữ đối xứng 4 yếu tố, các tác giả