Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân sử dụng thuốc bôi chứa
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1087

Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân sử dụng thuốc bôi chứa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HẢI ĐĂNG

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ

LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN SỬ DỤNG

THUỐC BÔI CHỨA CORTICOSTEROID

NGÀNH: NỘI KHOA (DA LIỄU)

MÃ SỐ: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS LÊ THÁI VÂN THANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.

.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả

trong luận văn là trung thực và chƣa từng có ai công bố trong bất kì công trình nào

khác.

Nguyễn Hải Đăng

.

.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH...........................................................v

ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................4

1.1. Đại cƣơng về thuốc bôi corticosteroid ..........................................................4

1.2. Cấu trúc phân tử corticosteroid .....................................................................4

1.3. Cơ chế hoạt động của corticosteroid .............................................................5

1.4. Dƣợc động học ..............................................................................................8

1.5. Phân loại corticosteroid .................................................................................9

1.6. Tác dụng phụ trên da ...................................................................................12

1.7. Tác dụng phụ hệ thống ................................................................................21

1.8. Chỉ định sử dụng thuốc bôi corticosteroid ..................................................22

1.9. Sử dụng corticosteroid đúng cách ...............................................................23

1.10. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại việt nam..................................26

CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................32

2.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................32

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................32

2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu ...............................................................................32

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................33

2.5. Các biến số...................................................................................................34

2.6. Cách tiến hành nghiên cứu ..........................................................................38

2.7. Vấn đề y đức................................................................................................42

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ.........................................................................................43

3.1. Khảo sát đặc điểm dịch tễ, thói quen sử dụng thuốc bôi corticosteroid và

đặc điểm lâm sàng trên da .....................................................................................43

.

.

i

3.2. Xác định mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng tác dụng phụ trên da với

đặc điểm dịch tễ và thói quen sử dụng thuốc bôi corticosteroid ...........................58

CHƢƠNG IV. BÀN LUẬN......................................................................................71

4.1. Đặc điểm dịch tễ, thói quen sử dụng thuốc bôi corticosteroid và đặc điểm

lâm sàng trên da .....................................................................................................71

4.2. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng tác dụng phụ trên da với đặc điểm

dịch tễ và thói quen sử dụng thuốc bôi corticosteroid...........................................80

CHƢƠNG V. KẾT LUẬN........................................................................................87

CHƢƠNG VI. KIẾN NGHỊ......................................................................................89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

.

.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

GC Glucocorticoid

GR Glucocorticoid receptor Thụ thể glucocorticoid

FDA Food and Drug Administration Hiệp hội an toàn thuốc và

thực phẩm Hoa Kỳ

FTU Fingertip unit Đơn vị tính theo đầu ngón tay

HSV Herpes Simplex Virus Virus Herpes Simplex

IL Intelerkin

MAPK Mitogen-activated protein kinase

NVYT Nhân viên y tế

PBDMTC Phát ban dạng mụn trứng cá

PI3K Phosphatidylinositol 3’- kinase

TC Topical corticosteroid Thuốc bôi corticosteroid

TDP Tác dụng phụ

TNF-α Tumor necrotic factor - α Yếu tố hoại tử khối u - α

.

.

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Bảng 1. 1. Độ mạnh corticosteroid theo phân loại châu Âu và Mỹ..........................10

Bảng 1. 2. Phân nhóm corticosteroid có phản ứng chéo...........................................18

Bảng 1. 3. Phản ứng chéo của vài loại corticosteroid ...............................................19

Bảng 1. 4. Các chất có thể là dị nguyên trong thuốc bôi corticosteroid ...................20

Bảng 1. 5. Đáp ứng của các bệnh da với corticosteroid............................................22

Bảng 1. 6. Mức độ hấp thu hydrocortisone ở những vùng cơ thể khác nhau ...........24

Bảng 1. 7. Lƣợng thuốc bôi cần cho một lần điều trị ở các vùng cơ thể theo độ tuổi,

tính theo đơn vị FTU.................................................................................................24

Bảng 2. 1. Các biến số...............................................................................................34

Bảng 2. 2. Đánh giá teo da, giãn mạch theo thang 5 điểm của Frosch và cộng sự...41

Bảng 3. 1. Phân bố theo nơi sinh sống, trình độ học vấn, nghề nghiệp ....................44

Bảng 3. 2. Các tên thuốc bôi corticosteroid thƣờng gặp...........................................45

Bảng 3. 3. Nơi cung cấp và tƣ vấn sử dụng thuốc ....................................................47

Bảng 3. 4. Thói quen sử dụng thuốc kê toa ở các nhóm dịch tễ ...............................48

Bảng 3. 5. Phân bố nhóm thuốc theo nhóm kê toa và không kê toa .........................49

Bảng 3. 6. Thói quen sử dụng thuốc ở nhóm kê toa và không kê toa.......................51

Bảng 3. 7. Phân bố theo vị trí bôi thuốc....................................................................52

Bảng 3. 8. Các triệu chứng thƣờng gặp khi đến khám..............................................52

Bảng 3. 9. Đặc điểm lâm sàng phân bố theo nhóm kê toa và không kê toa .............53

Bảng 3. 10. Các biểu hiện tác dụng phụ khi sử dụng corticosteroid.........................54

Bảng 3. 11. Phân bố độ nặng tác dụng phụ theo mức hấp thu thuốc của vùng da....56

Bảng 3. 12. Thời gian khởi phát tác dụng phụ..........................................................57

Bảng 3. 13. Mối liên quan giữa tỉ lệ tác dụng phụ với đặc điểm dịch tễ ..................58

Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa tỉ lệ từng tác dụng phụ với đặc điểm dịch tễ ..........59

Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa tỉ lệ tác dụng phụ với thói quen sử dụng thuốc ......60

Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa tỉ lệ từng TDP với các nhóm corticosteroid ...........62

Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa số TDP trên bệnh nhân với đặc điểm dịch tễ .........63

.

.

i

Bảng 3. 18. Mối liên quan giữa số TDP trên bệnh nhân với thói quen sử dụng.......64

Bảng 3. 19. Mối liên quan giữa thời gian khởi phát TDP với đặc điểm dịch tễ và

thói quen sử dụng thuốc ............................................................................................65

Bảng 3. 20. Mối liên quan giữa độ nặng PBDMTC với đặc điểm dịch tễ và thói

quen sử dụng thuốc ...................................................................................................66

Bảng 3. 21. Mối liên quan giữa độ nặng teo da với đặc điểm dịch tễ và thói quen sử

dụng thuốc .................................................................................................................68

Bảng 3. 22. Mối liên quan giữa độ nặng giãn mạch với đặc điểm dịch tễ và thói

quen sử dụng thuốc ...................................................................................................69

Biểu đồ 3. 1. Phân bố theo tuổi, giới tính .................................................................43

Biểu đồ 3. 2. Các hoạt chất corticosteroid đƣợc sử dụng..........................................46

Biểu đồ 3. 3. Các thành phần kết hợp với corticosteroid..........................................46

Biểu đồ 3. 4. Phân bố theo thời gian sử dụng thuốc .................................................50

Biểu đồ 3. 5. Phân bố theo tần suất sử dụng thuốc ...................................................51

Biểu đồ 3. 6. Phân bố các tác dụng phụ thƣờng gặp theo vị trí giải phẫu ................55

Hình 1. 1. Cấu trúc cơ bản của phân tử corticosteroid................................................5

Hình 2. 1. Soi vảy da dƣới kính hiển vi thấy hình ảnh vi nấm hạt men và sợi tơ nấm

giả (trái), sợi tơ nấm có vách ngăn (phải) .................................................................40

.

.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Corticosteroid đƣợc chiết xuất thành công từ tuyến thƣợng thận năm 1944 về

sau đƣợc tổng hợp và sử dụng rộng rãi trong y khoa [27]. Nhiều bệnh da đƣợc điều

trị hiệu quả với thuốc bôi corticosteroid (TC) nhƣ viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da

tiếp xúc, lupus đỏ dạng đĩa, bạch biến, lichen đơn dạng mạn tính, …Corticosteroid

có công dụng kháng viêm mạnh, làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh, vì thế thuốc

dễ bị lạm dụng dù không thể giải quyết đƣợc nguyên nhân gây bệnh trong nhiều

trƣờng hợp. Thời gian đầu ngƣời sử dụng thƣờng cảm nhận các triệu chứng bệnh

giảm đi nhanh chóng, nhƣng sau một thời gian tiếp tục sử dụng, nhiều tác dụng phụ

(TDP) của thuốc xuất hiện nhƣ: đỏ da, ngứa, giãn mạch, trứng cá mụn mủ bộc phát,

da trở nên mỏng hơn và nhạy cảm, rạn da xuất hiện, các triệu chứng bệnh xuất hiện

trở lại và nặng hơn.

Nhiều bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc bôi corticosteroid không qua sự tƣ vấn

của bác sĩ, mà qua sự giới thiệu của ngƣời thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp

hoặc mua thuốc theo toa cũ.

Các TDP do corticosteroid đã đƣợc báo cáo trên khắp thế giới. Năm 1963 ở

Hoa Kỳ, lần đầu tiên báo cáo 5 trƣờng hợp có triệu chứng teo da và rạn da sau khi

sử dụng TC điều trị hăm kẽ [21]. Một nghiên cứu tại bệnh viện Hangzhou Trung

quốc năm 2004-2005 ghi nhận 50 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán viêm da mặt do

corticosteroid [42]. Nghiên cứu tại trung tâm y tế Madhya Pradesh, Ấn Độ năm

2014 ghi nhận 6723 bệnh nhân tới khám da liễu, trong đó 379 (5,63%) có biểu hiện

các TDP do TC [17]. Một nghiên cứu ở Úc năm 2015-2018 ghi nhận 69 bệnh nhân

có các triệu chứng khi ngƣng corticosteroid sau thời gian dài sử dụng, 100% có biểu

hiện đỏ da lan rộng [64].

Ở Việt Nam việc sử dụng thuốc bôi corticosteroid khá phổ biến do ngƣời dân

có thể mua dễ dàng ở bất kỳ nhà thuốc nào mà không cần kê toa. Hiểu biết của

ngƣời dân về tác dụng bất lợi của corticosteroid còn hạn chế và nơi bán thuốc cũng

không chú ý cảnh báo cho ngƣời bệnh. Nghiên cứu của Huỳnh Văn Bá năm 2009

.

.

ghi nhận trên 550 bệnh nhân mụn trứng cá đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Cần

Thơ có 411 (74,7%) trƣờng hợp trứng cá bôi corticosteroid [1]. Tổn thƣơng da do

sử dụng không đúng các thuốc bôi corticosteroid gây mất thẩm mỹ và làm ảnh

hƣởng chất lƣợng cuộc sống của nhiều bệnh nhân.

Đây là một thực trạng khá phổ biến, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về

việc sử dụng không thích hợp thuốc bôi corticosteroid và các TDP do thuốc gây ra

nhƣng tại Việt Nam chƣa có nhiều đề tài đề cập đến. Xuất phát từ thực tế đó, chúng

tôi thực hiện đề tài “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và các yếu tố liên quan trên bệnh

nhân sử dụng thuốc bôi chứa corticosteroid”.

.

.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát

Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân

sử dụng thuốc bôi corticosteroid

Mục tiêu chuyên biệt

1. Khảo sát đặc điểm dịch tễ, thói quen sử dụng thuốc bôi corticosteroid và

đặc điểm lâm sàng trên da

2. Xác định mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng tác dụng phụ trên da với

đặc điểm dịch tễ và thói quen sử dụng thuốc bôi corticosteroid

.

.

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cƣơng về thuốc bôi corticosteroid

Corticosteroid đƣợc chiết xuất thành công lần đầu tiên năm 1944 bởi

Tadeusz Reichsterin và cộng sự là glucocorticoid từ tuyến thƣợng thận [27], về sau

đƣợc tổng hợp và sử dụng rộng rãi trong y khoa. Hydrocortisone là thuốc bôi

corticosteroid (TC) xuất hiện sớm nhất [68], sau đó nhiều dạng phân tử

corticosteroid khác đƣợc ra đời. Corticosteroid có tác dụng chống viêm tốt, giảm

nhanh các triệu chứng bệnh nên đôi khi bị lạm dụng. Thuốc có thể gây ra các tác

dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng. Ngày nay, ngƣời ta vẫn tiếp tục

nghiên cứu để tạo ra các chế phẩm mới phù hợp cho nhiều trƣờng hợp khác nhau

nhằm làm nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng phụ do thuốc.

1.2. Cấu trúc phân tử corticosteroid

Corticosteroid tự nhiên của cơ thể là hydrocortisone. Cấu trúc phân tử

hydrocortisone cũng là khung xƣơng của hầu hết các phân tử corticosteroid khác.

Hydrocortisone thể hiện hiệu quả kháng viêm mạnh hơn so với hợp chất tiền thân

của nó là cortisone [36]. Hydrocortisone cấu tạo gồm 21 nguyên tử carbone, có 4

vòng trong cấu trúc phân tử, 1 vòng 5 cạnh perhydrophenanthrene gắn chuỗi 17,21-

dihydroxy (OH)-20-keto (O). Chuỗi này đóng vai trò quan trọng tạo ra tác dụng của

glucocorticoid [59]. Nhóm hydroxyl (OH) ở C11, nối đôi ở C4,5 và nhóm cetone ở

C3 cũng thiết yếu trong việc tạo ra hoạt tính của GC. Đây là cấu trúc cơ bản từ đó

tạo ra nhiều dạng phân tử corticosteroid khác nhau [49].

.

.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!