Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Đặc điểm của hội đồng quản trị tác động đến hành vi né tránh thuế tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG THY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
TP. Hồ Chí Minh, năm 2021
ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI NÉ TRÁNH THUẾ
TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG THY
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số chuyên ngành: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGÔ HOÀNG ĐIỆP
TP. Hồ Chí Minh, năm 2021
ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI NÉ TRÁNH THUẾ
TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Đặc điểm của Hội đồng quản trị tác động đến
hành vi né tránh thuế của các công ty niêm yết tại Việt Nam” là bài nghiên cứu của
riêng tôi.
Các số liệu và tài liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả các tài liệu tham khảo đều được trích
dẫn đầy đủ.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2021
Tác giả
Nguyễn Ngọc Phương Thy
ii
LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Hoàng Điệp, người hướng dẫn khoa học của
tác giả, đã chia sẻ những kiến thức quý báu, hướng dẫn chi tiết và định hướng cách tư
duy khoa học giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô Trường ĐH Mở TP. HCM đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm cho tôi hoàn thành các môn
học phần thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
iii
TÓM TẮT
Luận văn phân tích đặc điểm của HĐQT – được đại diện bởi quy mô HĐQT
(BSIZE). Tỷ lệ thành viên nữ thuộc HĐQT (DIV), mô hình kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQTCEO (DUA), tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không điều hành (IND), sở hữu vốn quản
lý (MANo) và đòn bẩy tài chính (LEV) – tác động đến hành vi né tránh thuế của 263
công ty được niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2016-2019.
Với dữ liệu thu thập được, tác giả thực hiện các bước để lựa chọn mô hình hồi quy
phù hợp, kết quả cho thấy ước lượng REM là phù hợp nhất cho mô hình nghiên cứu.
Tiếp theo tác giả thực hiện hồi quy GLS để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay
đổi và hiện tượng tự tương quan gặp phải ở dữ liệu bảng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự tác động cùng chiều của quy mô HĐQT, tỷ lệ
thành viên HĐQT độc lập không điều hành đến mức độ né tránh thuế. Bên cạnh đó, tỷ
lệ thành viên nữ thuộc HĐQT và đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với mức độ
né tránh thuế. Cuối cùng, không tìm thấy bằng chứng về sự tác động của mô hình kiêm
nhiệm chủ tịch HĐQT-CEO và sở hữu vốn quản lý đến hành vi né tránh thuế của các
CTNY.
iv
ABSTRACT
This paper analyses the impact of characteristics of board of directors: Board size,
Diversity in gender, Duality, Board’s independence, Managerial ownership and
Leverage (BSIZE, DIV, DUA, IND, MANO and LEV) on tax avoidance of 263
corporates listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange over the period 2016 – 2019.
With the collected data, the author applys the proper regression method and the
result shows that the REM model is the most suitable for this study. Next, the author
conducts the GLR model for the Heteroscedasticity and the phenomenon of
autocorrelation in panel data.
The findings shows that the degree of tax avoidance has a positive relationship with
BSIZE and IND. Furthermore, DIV and LEV have a negative relationship with the
degree of tax avoidance. Lastly, DUA and MANO has no relationship with tax avoidance
of the corporates listed.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN.................................................................................................................ii
TÓM TẮT..................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ.............................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI......................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................3
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................3
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................4
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN..........................................................................4
1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN..............................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................6
2.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................................6
2.1.1. Các khái niệm ...............................................................................................6
2.1.1.1. Né tránh thuế..........................................................................................6
2.1.1.2. Né tránh thuế và gian lận thuế..............................................................7
2.1.1.3. Né tránh thuế và quản trị lợi nhuận .....................................................7
2.1.1.4. Đặc điểm, chức năng của HĐQT..........................................................8
2.1.2. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................9
2.1.2.1. Các nghiên cứu quốc tế .........................................................................9
2.1.2.2. Các nghiên cứu trong nước.................................................................13
2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG .......................................................................14
2.2.1. Lý thuyết ủy nhiệm ....................................................................................14
2.2.1.1. Nội dung lý thuyết ................................................................................14
2.2.1.2. Vận dụng lý thuyết ủy nhiệm giải thích hành vi né tránh thuế.........15
vi
2.2.2. Lý thuyết các bên liên quan ......................................................................16
2.2.2.1. Nội dung lý thuyết ................................................................................16
2.2.2.2. Vận dụng lý thuyết các bên liên quan giải thích hành vi né tránh
thuế ....................................................................................................................17
2.2.3. Lý thuyết kế toán thực chứng ...................................................................17
2.2.3.1. Nội dung lý thuyết ................................................................................17
2.2.3.2. Vận dụng lý thuyết kế toán thực chứng giải thích hành vi né tránh
thuế ....................................................................................................................18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................20
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................20
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...............................................................................20
3.2.1. Mẫu nghiên cứu..........................................................................................20
3.2.2. Tính toán và phân tích dữ liệu..................................................................21
3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................................................................................24
3.4. MÔ HÌNH HỒI QUY ........................................................................................25
3.5. ĐO LƯỜNG BIẾN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU................................26
3.5.1. Biến phụ thuộc............................................................................................26
3.5.2. Biến độc lập.................................................................................................26
3.5.2.1. Quy mô Hội đồng quản trị...................................................................26
3.5.2.2. Tỷ lệ thành viên nữ thuộc HĐQT........................................................27
3.5.2.3. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành ........................................28
3.5.2.4. Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không điều hành .............................29
3.5.2.5. Sở hữu quản lý .....................................................................................30
3.5.2.6. Đòn bẩy tài chính .................................................................................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN......................................36
4.1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ......................................................................36
4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY .............................37
4.2.1. Kết quả phân tích tương quan ..................................................................37
vii
4.2.2. Kết quả phân tích hồi quy .........................................................................39
4.3. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................47
4.3.1. Quy mô Hội đồng quản trị ........................................................................47
4.3.2. Tỷ lệ thành viên nữ thuộc Hội đồng quản trị ..........................................48
4.3.3. Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Giám đốc điều hành .................................49
4.3.4. Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành ...............50
4.3.5. Sở hữu vốn quản lý ....................................................................................51
4.3.6. Đòn bẩy tài chính .......................................................................................52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.............................................................................................53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ.................................................54
5.1. KẾT LUẬN.........................................................................................................54
5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ...........................................................................................54
5.2.1. Đối với Nhà Nước .......................................................................................55
5.2.2. Đối với công ty niêm yết ............................................................................56
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.........57
5.3.1. Hạn chế của đề tài ......................................................................................57
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo......................................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.............................................................................................59
KẾT LUẬN...................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................61
PHỤ LỤC......................................................................................................................69
viii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 25
Hình 4.1 Phân phối chuẩn phần dư của mô hình .......................................................... 43
Hình 4.2 Phương sai sai số của mô hình....................................................................... 44
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Ý nghĩa của hệ số tương quan ....................................................................... 21
Bảng 3.2 Mô tả giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 31
Bảng 3.3 Mô tả biến độc lập và phương pháp đo lường............................................... 33
Bảng 4.1 Thống kê mô tả biến độc lập định tính .......................................................... 36
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến................................................................................ 36
Bảng 4.3 Ma trận tương quan Person............................................................................ 38
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình ............................................................................... 40
Bảng 4.5 Kiểm định đa cộng tuyến............................................................................... 45
Bảng 4.6 Kết quả các kiểm định khuyết tật của mô hình.............................................. 45
Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp GLS .................................... 46
Bảng 4.8 Tổng kết kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu .............................................. 47
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CEO Giám đốc điều hành
CTNY Công ty niêm yết
DN Doanh nghiệp
HĐQT Hồi đồng quản trị
FEM Phương pháp tác động cố định
HOSE Sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
GLS Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát
POOLED OLS Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất
REM Phương pháp tác động ngẫu nhiên
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TTCK Thị trường chứng khoán
VIF Hệ số phóng đại phương sai
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuế được xem là nguồn thu quan trọng và chiếm phần lớn trong ngân sách của Nhà
nước, là công cụ điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, là công cụ góp
phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội; ngoài ra
thuế cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Tại Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là kết quả của việc cải cách hệ thống
thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
trong thời kỳ đổi mới. Loại thuế đánh lên TNDN đầu tiên được giới thiệu là thuế lợi tức,
đến tháng 5 năm 1997 Luật thuế TNDN được Quốc Hội thông qua. Ngày 17/6/2003,
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật thuế TNDN sửa
đổi, bổ sung để thay thế Luật thuế TNDN năm 1997. Mức thuế suất thuế TNDN phổ
thông thay đổi qua nhiều lần sửa đổi, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông ban đầu là
32% sau đó giảm xuống còn 28%, rồi đến 25%, 22% và từ năm 2016 đến nay là 20%.
Nếu thuế TNDN là một nguồn thu quan trọng của Chính Phủ thì ngược lại đối với
DN thuế chính là một khoản chi phí. Với góc độ quản lý tài chính, nhà quản lý sẽ tìm
cách giảm chi phí thuế vì đó là một trong những yếu tố góp phần làm gia tăng lợi nhuận
của DN cũng như gia tăng giá trị tài sản của các cổ đông, nhà quản lý có thể thực hiện
hành vi né tránh thuế bằng cách vận dụng các phương pháp trong khuôn khổ pháp luật
để tối ưu hoá chi phí thuế. Né tránh thuế cũng là một vấn đề được nhà đầu tư quan tâm,
họ mong đợi các DN tuân thủ nguyên tắc và quy định về thuế vì nhà đầu tư nhận thức
được rằng hành vi này có ảnh hưởng bất lợi đến lợi nhuận đầu tư của họ (Henderson
Global Investors, 2005). KPMG (2005), “thành viên HĐQT chịu nhiều áp lực trong việc
giám sát, quản lý các vấn đề về thuế TNDN.” Từ đây cho thấy rằng, vấn đề né tránh thuế
luôn được các bên quan tâm: Nhà nước, người quản lý, nhà đầu tư,…Vậy giữa đặc điểm