Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công nghệ tế bào C4
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 4
Thiết kế hệ lên men
I. Hệ lên men thùng khuấy
Nồi phản ứng sinh học (bioreactor) hay còn gọi là hệ lên men
(fermenter) là loại thiết bị mà trong nó sự biến đổi hóa sinh được tiến hành
bởi các tế bào sống hoặc các thành phần tế bào in vivo (enzyme). Trong
chương này, nồi phản ứng sinh học để nuôi cấy các tế bào sống được gọi là
hệ lên men để phân biệt các nồi phản ứng sinh học dùng cho các enzyme.
Trong phòng thí nghiệm, các tế bào thường được nuôi cấy trong các bình
tam giác trên máy lắc. Lắc nhẹ bình tam giác rất hiệu quả để tạo ra dịch
huyền phù tế bào, tăng cường sự oxy hóa thông qua bề mặt chất lỏng và trợ
giúp sự chuyển khối (mass transfer) của các chất dinh dưỡng mà không gây
nguy hiểm cho cấu trúc tế bào.
bọt
vách ngăn
đun nóng
làm lạnh
turbin dẹt
không khí vô trùng
Hình 4. 1. Sơ đồ hệ lên men dùng cho sản xuất penicillin.
Đối với hoạt động sản xuất ở quy mô lớn, thì hệ thống lên men thùng
khuấy (stirred-tank fermenter, STF) được sử dụng rộng rãi nhất để thiết kế
cho quá trình lên men công nghiệp. Nó có thể được dùng cho cả hai trường
hợp lên men hiếu khí (aerobic) và yếm khí (anaerobic) trong một phạm vi
rộng các loại tế bào khác nhau bao gồm vi sinh vật, động vật và thực vật.
Công nghệ tế bào 33
Hình 4.1 giới thiệu sơ đồ hệ lên men dùng trong sản xuất penicillin.
Cường độ pha trộn (mixing intensity) có thể rất khác nhau bằng cách chọn
loại cánh khuấy (impeller) thích hợp và các tốc độ khuấy khác nhau. Việc
sục khí và khuấy cơ học trong hệ lên men rất tốt cho nuôi cấy dịch huyền
phù tế bào, sự oxy hóa, sự pha trộn môi trường và truyền nhiệt. STF cũng có
thể được dùng cho các môi trường có độ nhớt cao. Nó là một trong những
hệ lên men quy mô lớn đầu tiên được phát triển trong công nghiệp dược.
Đặc điểm và tiềm năng của STF được nghiên cứu rộng rãi. Do hệ lên men
thùng khuấy thường được làm bằng thép không rỉ và hoạt động trong điều
kiện ôn hòa nên tuổi thọ của thiết bị rất lâu.
Nhược điểm của hệ lên men thùng khuấy bắt nguồn từ ưu điểm của
nó. Bộ phận (cánh) khuấy rất hiệu quả trong việc pha trộn các thành phần
của hệ lên men, nhưng lại tiêu thụ một lượng lớn công suất và có thể gây
nguy hiểm cho những hệ thống tế bào nuôi cấy mẫn cảm với lực trượt (shear
force) như tế bào động vật có vú hoặc tế bào thực vật. Lực trượt của chất
lỏng trong hỗn hợp được tạo ra bởi gradient tốc độ của các thành phần tốc
độ (hướng tâm và tiếp tuyến) của chất lỏng khi rời khỏi vùng cánh khuấy.
Khi chất lỏng rời khỏi vùng trung tâm, thì tốc độ của nó ở vị trí trên và dưới
cánh khuấy (có khoảng cách bằng chiều rộng cánh khuấy) sẽ giảm khoảng
85% và tạo ra một vùng trượt cao. Khi tỷ lệ chiều rộng cánh khuấy trên
đường kính của nó tăng thì profile tốc độ ít có dạng đặc trưng của parabol
mà trở nên tù hơn và nó tạo ra lực trượt ít hơn do gradient tốc độ lớn dần
lên. Vì thế, bằng cách tăng chiều rộng cánh khuấy, có thể ứng dụng thành
công STF trong nuôi cấy tế bào động vật hoặc tế bào thực vật.
Nhiều hệ lên men quy mô phòng thí nghiệm được làm bằng thủy tinh
có nắp bằng thép không rỉ. Các thùng lên men lớn hơn được làm bằng thép
không rỉ. Tỷ lệ chiều cao trên đường kính của thùng lên men (vessel) hoặc
là 2/1 hoặc là 3/1 và thường được khuấy bằng hai hoặc ba turbine khuấy
(cánh khuấy). Trục cánh khuấy được gắn trên nắp hoặc từ đáy của thùng
bằng giá đỡ. Tỷ lệ đường kính cánh khuấy (DI) trên đường kính của thùng
(DT) thường là từ 0,3-0,4. Trong trường hợp hệ lên men có hai cánh khuấy,
thì khoảng cách giữa cánh khuấy thứ nhất với đáy của vessel và khoảng
cách giữa hai cánh khuấy bằng 1,5 đường kính cánh khuấy. Khoảng cách
này giảm xuống còn 1,0 so với đường kính cánh khuấy trong trường hợp hệ
lên men có ba cánh khuấy. Bốn vách ngăn (baffles) cách đều nhau thường
Công nghệ tế bào 34