Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, các bài học kinh nghiệm của một số nước và khuyến nghị đối
MIỄN PHÍ
Số trang
26
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
716

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, các bài học kinh nghiệm của một số nước và khuyến nghị đối

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, các

bài học kinh nghiệm của một số nƣớc và

khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian

tới

Nguyễn Thị Hồng Anh

Khoa Luật

Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Hoàng Phƣớc Hiệp

Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Giới thiệu các đặc trƣng về cơ cấu, tổ chức, thủ tục giải quyết tranh chấp;

cách thức thực hiện, ƣu điểm, nhƣợc điểm giải quyết theo thỏa thuận về các quy tắc và

thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU). Nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết tranh chấp

trong WTO của các nƣớc đang phát triển. Phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp

theo DSU đối với các nƣớc đang phát triển trong thời gian qua. Đánh giá về cơ chế

giải quyết tranh chấp của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), góc độ các nƣớc đang

phát triển. Đƣa ra những giải pháp, kiến nghị trong thời gian tới thông qua việc rút ra

những vấn đề pháp lí mà Việt Nam gặp phải trong các tranh chấp quốc tế, chỉ ra

những điểm tồn tại và xu hƣớng bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam trong quan

hệ thƣơng mại quốc tế. Tác giả tin tƣởng rằng với các kiến nghị này sẽ có hiệu quả khi

vận dụng cho quá trình giải quyết các vụ kiện theo DSU.

Keywords: Luật Quốc tế; WTO; Tranh chấp thƣơng mại; Thƣơng mại quốc tế

Content

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của nghiên cứu

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO)

sau những nỗ lực vƣợt bậc vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, chính thức bƣớc vào một thời kỳ

mới: Hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển. Tuy nhiên, quá trình này không phải chỉ đơn

thuần tạo ra những cơ hội và lợi ích cho quốc gia mà bên cạnh đó chúng ta cũng đang và sẽ

gặp không ít khó khăn thách thức khi gia nhập thị trƣờng quốc tế. Thực tiễn của Việt Nam

trong thời gian qua cho thấy vấn đề chiếm lĩnh thị trƣờng trở nên quyết liệt ngay tại thị trƣờng

nội địa cũng nhƣ thị trƣờng nƣớc ngoài. Mặt khác, hiện tại cũng có nhiều quy định trong

thƣơng mại quốc tế đã gây ra những khó khăn, trở ngại, thiệt hại cho hoạt động xuất khẩu và

lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp, ngành hàng khi tham gia.

2

Xuất phát từ thực trạng hoạt động thƣơng mại xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời gian qua

còn nhiều yếu kém, với vai trò quản lý thị trƣờng phân phối nội địa, tham mƣu xây dựng các

chính sách cân đối cung cầu hàng hóa, chung tay cùng với các Bộ - Ngành - Hiệp hội theo sự

chỉ đạo của Đảng, Chính phủ tại Nghị quyết 08/TW ngày 5/2/2007 của Ban chấp hành Trung

ƣơng Đảng khóa X về những chủ trƣơng chính sách và 10 nhóm giải pháp lớn để tận dụng cơ

hội sau khi Việt Nam là thành viên của WTO và Nghị quyết 16/2007/CP-NQ của Chính

phủ ban hành chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 08 trong việc giảm

thiểu các thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng mọi cơ hội vƣợt qua các

rào cản thƣơng mại trên thị trƣờng kinh tế quốc tế trong vấn đề giải quyết tranh chấp trong

quá trình tham gia hội nhập. Trên tinh thần khuyến khích của Lãnh đạo một số đơn vị Vụ,

Cục trực thuộc Bộ Công Thƣơng, tôi chọn nghiên cứu Đề tài “Cơ chế giải quyết tranh chấp

trong WTO, các bài học kinh nghiệm của một số nƣớc và khuyến nghị đối với Việt Nam

trong thời gian tới” cho Luận văn Thạc sỹ của mình.

Luận văn nhằm cung cấp một bức tranh toàn diện về cơ chế giải quyết tranh chấp

trong WTO, cũng nhƣ các kinh nghiệm giải quyết của một số nƣớc khi áp dụng cơ chế giải

quyết tranh chấp trong WTO thành công. Từ những nội dung đó tác giả muốn đóng góp một

số kinh nghiệm cho Việt Nam có những chiến lƣợc đúng đắn và chủ động giải quyết các tranh

chấp quốc tế mà Việt Nam gặp phải trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào quan hệ

kinh tế quốc tế.

2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

* Trong nƣớc: Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về và có liên quan đến

cơ chế giải quyết tranh chấp WTO.

Có thể thấy rằng đây là nội dung có rất nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều bài viết đề cập

đến, từ những năm mà Việt Nam chúng ta chƣa trở thành thành viên WTO tuy nhiên trong các

nghiên cứu chƣa rõ mối liên hệ sâu sắc giữa nội dung của lí luận và thực tế giải quyết tranh

chấp tại các Vụ kiện trong WTO với thất bại của Việt Nam trong các vụ kiện tƣơng tự.

* Nƣớc ngoài: Thông qua các công trình nghiên cứu, tài liệu của các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ,

Trung Quốc, Canada, Nhật Bản…

Song song với quá trình xin gia nhập và hội nhập các nƣớc đều ƣu tiên hàng đầu tìm

hiểu về những rào cản thƣơng mại cũng nhƣ các biện pháp để tối đa hóa việc giảm thiểu các

tổn thất cho nền kinh tế. Đây là những tài liệu rất thiết thực để Việt Nam có 1 cái nhìn tổng

quan về định hƣớng nghiên cứu và ứng dụng trƣớc những xu hƣớng mà các thành viên đối tác

có thể đƣa ra khởi kiện.

3. Mục đích nghiên cứu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!