Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
144
Kích thước
12.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
786

Cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua ban xử lý tranh chấp theo mẫu hợp đồng FIDIC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TỐNG THỊ THU THẢO

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

THÔNG QUA BAN XỬ LÝ TRANH CHẤP

THEO MẪU HỢP ĐỒNG FIDIC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

THÔNG QUA BAN XỬ LÝ TRANH CHẤP

THEO MẪU HỢP ĐỒNG FIDIC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Định hướng nghiên cứu

Mã Cn: 8380107

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Bùi Xuân Hải

Học viên : Tống Thị Thu Thảo

Lớp : Cao học Luật, khóa 30

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng

tác giả, là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của chính tác giả dưới sự

hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Xuân Hải. Những thông tin tôi đưa ra trong

luận văn là trung thực, có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo, những phân tích, kiến

nghị đề xuất do cá nhân tự tìm hiểu và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình

thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.

Tp. Hồ Chí Minh Ngày tháng năm 2022

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Tống Thị Thu Thảo

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt

Từ được viết tắt

tiếng Anh

Từ được viết tắt tiếng Việt

1 AAA American Arbitration

Association Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ

2 ADR Alternative Dispute

Resolution

Phương thức giải quyết tranh chấp

thay thế

3 CIArb Chartered Institute

Arbitration Viện Trọng tài Anh Quốc

4 DAA Dispute Adjudication

Agreement Thỏa thuận phân xử tranh chấp

5 DAAB

Dispute

Avoidance/Adjudication

Board

Ban phòng ngừa/ phân xử tranh

chấp

6 DAB Dispute Adjudication

Board Ban xử lý tranh chấp

7 DB Dispute Board Ban tranh chấp

8 DRB Dispute Review Board Ban xem xét tranh chấp

9 DRBF Dispute Resolution Board

Foundation Viện Ban xử lý tranh chấp

10 FIDIC Fédération Internationale

Des Ingénieurs-Conseils Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn

11 ICC International Chamber of

Commerce Phòng Thương mại quốc tế

12 ICE The Institution of Civil

Engineers)

Viện Kỹ sư xây dựng

13 ICLR The International

Construction Law Review

Tạp chí pháp luật xây dựng quốc

tế

14 NEC Engineering and

Construction Contract Hợp đồng Kỹ thuật và Xây dựng

15 NOD Notice of Dissatisfaction Thông báo về việc không thỏa

mãn

16 ODA Official Development

Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức

17 TANDTC Tòa án Nhân dân Tối cao

18 VECAS Vietnam Engineering

Consultant Association

Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt

Nam

19 VIAC

Vietnam International

Arbitration Centre

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt

Nam bên cạnh Phòng Thương mại

và Công nghiệp Việt Nam

20 VICMC

Vietnam International

Commercial Mediation

Center

Trung tâm Hòa giải thương mại

quốc tế Việt Nam

DANH MỤC BIỂU ĐỒ & SƠ ĐỒ

Hình 1-1: Biểu đồ lịch sử hình thành và phát triển Ban xử lý tranh chấp theo mẫu

Hợp đồng FIDIC

Hình 1-2: Sơ đồ quy trình xử lý tranh chấp của DAB theo quy định tại Điều 20.4

FIDIC Mẫu Hợp đồng FIDIC Sách Đỏ 1999

Hình 1-3: Sơ đồ các phương thức xử lý tranh chấp theo mẫu Hợp đồng FIDIC

Sách Đỏ 2017

Hình 1-4: Sơ đồ quy trình xử lý tranh chấp theo DAB của mẫu Hợp đồng FIDIC

Sách Đỏ 1999

Hình 1-5: Sơ đồ quy trình xử lý tranh chấp theo DAAB của FIDIC Sách Đỏ 2017

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BAN XỬ LÝ TRANH CHẤP

THEO MẪU HỢP ĐỒNG FIDIC............................................................................8

1.1. Lịch sử hình thành và khái niệm của Ban xử lý tranh chấp theo mẫu Hợp

đồng FIDIC............................................................................................................10

1.1.1. Lịch sử hình thành Ban xử lý tranh chấp theo mẫu Hợp đồng FIDIC.......10

1.1.2. Khái niệm Ban xử lý tranh chấp theo mẫu Hợp đồng FIDIC ....................11

1.2. Đặc điểm của Ban xử lý tranh chấp theo mẫu Hợp đồng FIDIC..............13

1.2.1. Ban xử lý tranh chấp là một phương thức xử lý tranh chấp độc lập được

thành lập dựa trên thỏa thuận của các bên ..........................................................13

1.2.2. Ban xử lý tranh chấp là một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế

mang bản chất tương tự tài phán..........................................................................15

1.2.3. Quyết định của Ban xử lý tranh chấp mang tính chất ràng buộc tạm thời...18

1.2.4. Thành viên Ban xử lý tranh chấp phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn,

tính độc lập và tính tuân thủ .................................................................................21

1.2.5. Ban xử lý tranh chấp là một phương thức thuộc cơ chế giải quyết tranh

chấp đa tầng và là thủ tục tiền tố tụng bắt buộc theo thỏa thuận của các bên ....25

1.3. Chức năng của Ban xử lý tranh chấp theo mẫu Hợp đồng FIDIC ...........27

1.3.1. Chức năng phòng ngừa tranh chấp ............................................................27

1.3.2. Chức năng phân xử tranh chấp ..................................................................31

1.4. Những ưu điểm của Ban xử lý tranh chấp theo mẫu Hợp đồng FIDIC .....33

1.4.1. Hạn chế các tranh chấp leo thang, giữ gìn và duy trì mối quan hệ hợp tác

của các bên ...........................................................................................................33

1.4.2. Tiết kiệm thời gian và giảm thiểu thiệt hại cho các bên hơn so với việc khởi

kiện tại cơ quan tài phán ......................................................................................34

1.4.3. Tính riêng tư và bảo mật thông tin .............................................................35

1.4.4. Tính mềm dẻo và linh hoạt..........................................................................36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................37

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CƠ CHẾ BAN XỬ LÝ TRANH CHẤP

THEO MẪU HỢP ĐỒNG FIDIC..........................................................................38

2.1. Thực tiễn áp dụng cơ chế Ban xử lý tranh chấp theo mẫu Hợp đồng

FIDIC tại một số nước trên thế giới....................................................................38

2.1.1. Thực tiễn áp dụng tính ràng buộc tạm thời của quyết định của Ban xử lý

tranh chấp .............................................................................................................39

2.1.2. Thực tiễn áp dụng tính tiền tố tụng bắt buộc của Ban xử lý tranh chấp ....45

2.1.3. Thi hành quyết định của Ban xử lý tranh chấp tại một số quốc gia...........53

2.2. Một số khó khăn, bất cập khi áp dụng cơ chế Ban xử lý tranh chấp theo

mẫu Hợp đồng FIDIC tại Việt Nam....................................................................55

2.2.1. Cơ chế đảm bảo khả năng thi hành quyết định của Ban xử lý tranh chấp.55

2.2.2. Chi phí và dự toán ngân sách cho Ban xử lý tranh chấp ...........................58

2.2.3. Lựa chọn thành viên Ban xử lý tranh chấp.................................................59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................61

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BAN

XỬ LÝ TRANH CHẤP Ở VIỆT NAM.................................................................63

3.1. Ban xử lý tranh chấp theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.63

3.1.1. Ban xử lý tranh chấp là cơ chế hòa giải.....................................................63

3.1.2. Quyết định của Ban xử lý tranh chấp không có tính cưỡng chế thi hành ..68

3.1.3. Giải quyết tranh chấp thông qua Ban xử lý tranh chấp không phải là một

thủ tục tiền tố tụng bắt buộc .................................................................................70

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Ban xử lý tranh chấp ở Việt Nam......71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................75

KẾT LUẬN..............................................................................................................76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 01: CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ BAN XỬ LÝ TRANH CHẤP

PHỤ LỤC 02: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ BAN XỬ LÝ TRANH CHẤP

PHỤ LỤC 03: BẢN ÁN SỐ 09/2019/QĐ-PQTT NGÀY 24/9/2019 VỀ VIỆC

KHÔNG HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

PHỤ LỤC 04: BẢN ÁN SỐ 09/2020/QĐ-PQTT NGÀY 16/9/2019 VỀ VIỆC

KHÔNG HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

PHỤ LỤC 05: CÔNG VĂN SỐ 4835/BTC-QLN NGÀY 08/4/2016 CỦA CỤC

QUẢN LÝ NỢ VÀ TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI, BỘ TÀI CHÍNH

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Mẫu điều kiện Hợp đồng của Hiệp hội Quốc tế các Kỹ sư tư vấn FIDIC là một

trong những hợp đồng mẫu điển hình trong lĩnh vực xây dựng được nhiều Chủ đầu

tư, Nhà thầu, nhà tư vấn trên thế giới sử dụng. Hơn 20 năm kể từ khi FIDIC giới thiệu

bộ Hợp đồng cầu vồng gồm Sách Đỏ, Sách Vàng, Sách Bạc và Sách xanh lá dùng

trong lĩnh vực xây dựng, Việt Nam vẫn đang trong quá trình tiếp thu có chọn lọc

những giá trị của các mẫu hợp đồng này để có thể áp dụng một cách phù hợp với hệ

thống pháp luật quốc gia. Ở Việt Nam, mẫu Hợp đồng FIDIC được biết đến thường

sử dụng cho các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn tài trợ của Ngân

hàng thế giới (WB) hay Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)… Theo Cục

Quản lý xây dựng và chất lượng công trình thuộc Bộ Giao thông vận tải, mẫu hợp

đồng của FIDIC được sử dụng khá phổ biến trong các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát

triển chính thức (ODA) có quy mô lớn của ngành giao thông, vì các nhà tài trợ

thường lựa chọn áp dụng mẫu Hợp đồng FIDIC.

1 Tuy nhiên, thực tế áp dụng không ít

người vẫn còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn và áp dụng các mẫu Hợp đồng

FIDIC xuất phát từ sự hạn chế về ngôn ngữ, cách tiếp cận của những người hành

nghề tại Việt Nam, sự đa dạng trong các phiên bản của các hợp đồng,.... khiến cho

việc áp dụng đôi khi chưa phù hợp, gây khó khăn cho chính các bên khi hiểu và giải

thích hợp đồng. Chính vì vậy, tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng nói chung và tranh

chấp phát sinh khi áp dụng mẫu Hợp đồng FIDIC nói riêng cũng ngày càng nhiều,

đòi hỏi các phương thức giải quyết tranh chấp phải nhanh chóng, hiệu quả hơn để

đảm bảo sự phát triển ổn định của lĩnh vực này. Bởi lẽ, các tranh chấp trong ngành

xây dựng không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu của dự án, mà còn

ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính, thời gian cũng như uy tín, thương hiệu của các bên

liên quan, thậm chí trong một số trường hợp có thể tác động đến các vấn đề liên quan

của nền kinh tế.

Mẫu Hợp đồng FIDIC chỉ ra các phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm

khiếu nại, Ban xử lý tranh chấp (DAB), hòa giải và phương án tài phán thông qua

Trọng tài. Trong đó, DAB là một phương thức đặc biệt, có lịch sử lâu đời và hiệu quả

với nhiều ưu điểm đã được sử dụng phổ biến trên thế giới. Đây là cơ chế giải quyết

1 Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam (2020), “Thực trạng thực hiện Quyền khiếu nại và giải quyết tranh chấp

theo Hợp đồng FIDIC tại Việt Nam”, https://lsvn.vn/thuc-trang-thuc-hien-quyen-khieu-nai-va-giai-quyet￾tranh-chap-theo-hop-dong-fidic-tai-viet-nam.html, 01/2/2022.

2

tranh chấp thuộc cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) và được điều chỉnh,

phát triển, hoàn thiện qua nhiều phiên bản Hợp đồng FIDIC, đặc biệt là các phiên bản

năm 2017. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và quy định của pháp

luật xây dựng nói riêng hiện tại ghi nhận các phương thức xử lý tranh chấp chưa đề

cập một cách toàn diện và thống nhất về cơ chế Ban xử lý tranh chấp. Với bối cảnh

hành lang pháp lý chưa đầy đủ và một số hạn chế trong việc tiếp cận cơ chế này,

trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên trong hợp đồng sẽ có khả năng đưa

tranh chấp ra giải quyết bằng hình thức truyền thống là trọng tài2 hoặc tòa án3 mà bỏ

qua cơ chế DAB. Do đó, việc nghiên cứu “Cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua

Ban xử lý tranh chấp theo mẫu Hợp đồng FIDIC” sẽ trình bày những vấn đề lý

luận Ban xử lý tranh chấp theo mẫu Hợp đồng FIDIC, phân tích thực tiễn áp dụng và

đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện cho việc áp

dụng hiệu quả quy định về DAB theo mẫu Hợp đồng FIDIC tại Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu

Về tài liệu chuyên khảo, sách giáo trình: Hiện nay tại Việt Nam nói chung và

các cơ sở đào tạo Luật nói riêng chưa có một tài liệu chuyên khảo, giáo trình nào về đề

tài cơ chế giải quyết tranh chấp theo điều kiện Hợp đồng FIDIC cũng như phương thức

xử lý tranh chấp thông qua Ban xử lý tranh chấp. Về tài liệu nước ngoài, có một số

sách chuyên khảo như“FIDIC Contracts: Law and Practice” của tác giả Ellis Baker,

Ben Mellors, Scott Chalmers và Anthony Lavers ấn bản lần 5 xuất bản năm 2009 trong

đó có Chương 9 về các phương thức xử lý tranh chấp có phân tích mô hình Ban xử lý

tranh chấp; sách“FIDIC - A Guide for Practitioners” của tác giả Axel-Volkmar Jaeger,

Götz-Sebastian Hök xuất bản năm 2010 với phần 22 về tranh chấp cũng đề cập các

phương thức xử lý tranh chấp theo mẫu Hợp đồng FIDIC; sách “Chern on Dispute

Board – Practice and Procedure” ấn bản lần thứ 3 của tác giả Cyril Chern xuất bản

năm 2015 có những phân tích rất chuyên sâu về mô hình Ban xử lý tranh chấp, sự phát

triển trên phạm vi quốc tế, các thủ tục liên quan. Tuy nhiên do sự khác nhau về hệ

2 VIAC (2021), Thống kê hoạt động giải quyết tranh chấp năm 2020, https://www.viac.vn/thong-ke/thong￾ke-hoat-dong-giai-quyet-tranh-chap-nam-2020-s36.html, 30/5/2021.

Theo đó số lượng các vụ kiện trong lĩnh vực xây dựng năm 2020 chiếm tỷ trọng đến 14% tổng số các vụ

kiện tại VIAC, chỉ sau lĩnh vực mua bán. Bên cạnh cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, cũng có

nhiều vụ việc được giải quyết bằng cơ chế Tòa án và hòa giải.

3 Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao, http://congbobanan.toaan.gov.vn, 10/8/2020

Theo đó, tính từ năm 2019 đến tháng 5/2021, có 220 bản án, quyết định của Tòa án được công bố công khai

liên quan đến tranh chấp về xây dựng, trong tổng số hơn 6908 bản án, quyết định đã công bố trong lĩnh vực

kinh doanh, thương mại, theo thống kê tại trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án.

3

thống pháp luật, đặc thù ngành xây dựng của từng quốc gia cũng như quy mô tính chất

các dự án mà những tài liệu này chỉ dừng lại ở giá trị tham khảo những vấn đề chung

về bản chất Ban xử lý tranh chấp theo mẫu Hợp đồng FIDIC.

Về công trình nghiên cứu khoa học pháp lý: Hiện nay, trong kho tàng các

công trình nghiên cứu khoa học pháp lý ở Việt Nam có đề tài khóa luận tốt nghiệp

của tác giả Trần Ngọc Linh Tâm là “Dispute settlement mechanism under the FIDIC

1999 Red Book: Pointers for Viet Nam” thực hiện năm 2014 là một công trình có nội

dung liên quan đến đề tài của luận văn. Nội dung về các phương thức xử lý tranh

chấp của mẫu Hợp đồng FIDIC, đã chỉ ra một số điểm khác biệt về phương thức giải

quyết tranh chấp theo FIDIC và theo pháp luật xây dựng Việt Nam. Tuy nhiên, với

phạm vi tiếp cận là tất cả các phương thức xử lý tranh chấp nên nội dung về Ban xử

lý tranh chấp chỉ được đề cập với một dung lượng rất hạn chế.

Về tạp chí, có một số bài viết liên quan đến đề tài của luận văn như sau:

Bài viết “Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua ban phòng ngừa/ban

xử lý tranh chấp trong Hợp đồng FIDIC 2017 và khuyến nghị đối với Việt Nam”

đăng trên tạp chí Nhà nước & Pháp luật số 07/2020 (trang 75 -84) của nhóm tác giả

Nguyễn Mai Linh và Lê Thị Hà My. Bài viết đã phân tích những điểm mới về Ban

phòng ngừa/Ban xử lý tranh chấp trong Hợp đồng FIDIC 2017 và đưa ra một số

khuyến nghị cho Việt Nam. Mặc dù đã đưa ra được một số nội dung về những ưu

điểm của Ban xử lý tranh chấp theo phiên bản năm 2017 so với các phiên bản trước

đó, tuy nhiên bài viết dừng lại ở góc độ tiếp cận mang tính tổng hợp, các khuyến

nghị được đưa ra mang tính kỹ thuật, không nêu ra được nội dung cụ thể của hệ

thống pháp luật hiện hành cần điều chỉnh để nâng cao hiệu quả áp dụng.

Bài viết “Ban xử lý tranh chấp - Áp dụng mẫu Hợp đồng FIDIC và kinh nghiệm

cho Việt Nam” đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 02(141)/2021 (trang

86-95) của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa. Bài viết đã có những phân tích về một số bản

chất pháp lý của Ban xử lý tranh chấp theo quy định của hợp đồng mẫu FIDIC cũng

như khi áp dụng tại Việt Nam để chỉ ra một số điểm bất cập trong quy định của pháp

luật về cơ chế này. Tuy nhiên, dung lượng bài viết khá ngắn nên vẫn chưa có sự đánh

giá một cách có hệ thống và đầy đủ về cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua Ban xử

lý tranh chấp theo mẫu Hợp đồng FIDIC để chỉ ra yêu cầu, điều kiện, phương hướng

và các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh cũng như chưa cung cấp đủ thông tin

về đặc điểm bản chất của cơ chế này.

4

Về hội thảo khoa học: Tại Việt Nam và khu vực đã và đang có rất nhiều hội

thảo khoa học được tổ chức liên quan đến việc sử dụng và áp dụng các phương thức

giải quyết tranh chấp nói chung và ban xử lý tranh chấp nói riêng. Một số hội thảo

có thể kể đến như “Hợp đồng FIDIC - hiểu để áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp

và người sử dụng” do Cục Công tác phía Nam - Bộ Xây dựng phối hợp với Trung

tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và Hiệp hội Tư vấn xây dựng Việt Nam

(VECAS) tổ chức ngày 11/10/2019; hội thảo “Giới thiệu chung về Hợp đồng FIDIC

và kinh nghiệm giải quyết tranh chấp liên quan đến Hợp đồng Xây dựng” do câu

lạc bộ Luật sư Thương mại Quốc tế Việt Nam và Công ty luật Rajah & Tann LCT

Lawyers thực hiện vào tháng 11/2017; Hội thảo "FIDIC Asia Pacific Contract

Users’ Conference 2017"4 do Liên đoàn Kỹ sư tư vấn Quốc tế (FIDIC) phối hợp với

VIAC tổ chức; Hội thảo“Điều khoản giải quyết tranh chấp đa tầng - Các vấn đề

thực tiễn và các phương án xử lý” do VIAC tổ chức ngày 10/6/2021. Bên cạnh đó,

có rất nhiều hội thảo khoa học khác được tổ chức trong nước và khu vực liên quan

đến các tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng cũng đề cập nhiều đến cơ chế xử lý

tranh chấp thông qua Ban xử lý tranh chấp. Đặc biệt, nửa cuối năm 2021, đã có một

số hội thảo khoa học được tổ chức với nội dung chính về cơ chế Ban xử lý tranh

chấp như “Giải quyết tranh chấp thông qua Ban xử lý/phân xử tranh chấp và trọng

tài thương mại cho các dự án xây dựng tại Việt Nam – Một số lưu ý quan trọng từ

thực tiễn tranh chấp” ngày 05/10/2021 do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

(VIAC) và Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam (VECAS) tổ chức. Ngày

30/10/2021, Trung tâm Hòa giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) và Hội

Pháp luật Xây dựng Việt Nam (SCLVN) cũng đã phối hợp tổ chức hội thảo “Hòa

giải thương mại và Ban xử lý tranh chấp trong hoạt động xây dựng”.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Tác giả thực hiện đề tài “Cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua Ban xử

lý tranh chấp theo mẫu Hợp đồng FIDIC” nhằm (i) làm rõ khái niệm, chức năng,

đặc điểm của Ban xử lý tranh chấp theo mẫu Hợp đồng FIDIC, (ii) phân tích thực

tiễn áp dụng cơ chế Ban xử lý tranh chấp theo mẫu hợp đồng FIDC trên thế giới và

(iii) trình bày thực trạng quy định pháp luật và việc áp dụng cơ chế Ban xử lý tranh

chấp tại Việt Nam để chỉ ra những yêu cầu cần điều chỉnh pháp luật nhằm áp dụng

hiệu quả cơ chế này. Cuối cùng, luận văn sẽ (iv) đưa ra những kiến nghị hoàn thiện

4 FIDIC Asia Pacific Contract Users Conference 2018 tổ chức tại Singapore ngày 03 - 04/7/2018 và FIDIC

Asia Pacific Contract Users Conference 2019 tổ chức tại Hong Kong ngày 25 - 26/6/2019.

5

pháp luật Việt Nam để tạo hành lang pháp lý trong việc áp dụng cơ chế Ban xử lý

tranh chấp. Việc sử dụng hiệu quả các mẫu Hợp đồng FIDIC cũng như hiểu rõ cách

vận dụng quy định về phương thức giải quyết tranh chấp, đặc biệt là Ban xử lý tranh

chấp trong môi trường pháp lý Việt Nam không những giúp các bên giải quyết mâu

thuẫn, tranh chấp để bảo đảm lợi ích của Nhà thầu, Chủ đầu tư và các bên khác liên

quan khác; rút ngắn thời gian giải quyết vụ việc mà còn góp phần tạo môi trường

pháp lý hoàn thiện để thu hút đầu tư trong và ngoài nước đối với lĩnh vực xây dựng.

Do đó, bên cạnh giá trị khoa học pháp lý trong nghiên cứu, đề tài còn hướng đến

cung cấp những thông tin hữu ích cho các bên tham gia vào quan hệ Hợp đồng như

Nhà thầu, Chủ đầu tư, nhà tư vấn và các tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn pháp

luật trong lĩnh vực xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định về Ban xử lý tranh chấp trong

các mẫu Hợp đồng FIDIC, những quy định của pháp luật Việt Nam về cơ chế xử lý

tranh chấp thông qua Ban xử lý tranh chấp và một số vụ việc tranh chấp có nội dung

liên quan đến cơ chế Ban xử lý tranh cũng như thực tiễn áp dụng quy định của cơ

chế này tại Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ tập trung vào quy định về Ban xử lý tranh chấp theo quy định

của Hợp đồng FIDIC Sách Đỏ (phiên bản 1999 và phiên bản 2017) và Luật xây

dựng 2014, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Việt Nam. Để đảm bảo sự tiếp cận

bao quát, khi cần thiết tác giả viện dẫn và phân tích bổ sung, so sánh với các điều

khoản tại các phiên bản khác của mẫu Hợp đồng FIDIC và các phán quyết, bản án

đã có hiệu lực của một số nước có liên quan đến điều khoản Ban xử lý tranh chấp.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài mặc dù tập trung vào thực tiễn áp dụng trong nước;

song, để đề tài nghiên cứu được tiếp cận một cách có hệ thống và toàn diện nhất, tác

giả sẽ phân tích lịch sử hình thành của Ban xử lý tranh chấp và cơ chế áp dụng quy

định về ban xử lý tranh chấp trong thực tiễn áp dụng pháp luật tại một số nước.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp so sánh pháp luật: Đây là phương pháp trọng tâm nhằm so

sánh các quy định giữa các phiên bản của Hợp đồng FIDIC tại chương I, so sánh và

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!