Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương 5: Các chuẩn giao tiếp doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
_________________________________________________Chương 5 Các chuẩn giao
tiếp V - 1
¡ CHƯƠNG 5
các chuẩn giao tiếp
GIAO TIẾP DÙNG DÒNG ĐIỆN VÒNG 20 mA
CHUẨN GIAO TIẾP RS232D
Đăc tính cơ
Đặc tính điện
Chức năng
CHUẨN GIAO TIẾP RS449, 422A & 423A
___________________________________________________________________________
____
Vấn đề kết nối các thiết bị truyền thông sẽ trở nên hỗn loạn một khi có rất nhiều thiết
bị của nhiều hãng sản xuất khác nhau được phép kết nối vào hệ thống thông tin quốc gia.
Thấy trước điều đó, Hiệp Hội Kỹ Nghệ Điện Tử (EIA) đã cho ra đời các chuẩn giao tiếp để
chuẩn hóa việc kết nối các thiết bị nói trên.
Khi máy tính (DTE) và các thiết bị truyền dữ liệu (DCE) khác được đặt trong cùng
một tòa nhà, chúng có thể được nối với nhau một cách kinh tế bằng những dây truyền hoặc
những mạch giao tiếp nối tiếp hoạt động ở băng tần cơ bản (dải nền).
Trong trường hợp trở kháng ra và tín hiệu TTL của UART không thích hợp để phát
trực tiếp lên đường dây, ta phải dùng mạch kích phát và thu, những mạch này cho phép sử
dụng các mức điện áp hoặc dòng điện lớn hơn tiêu chuẩn của IC số.
Chương này sẽ bàn đến một số chuẩn giao tiếp của EIA thỏa mãn các giao thức tầng
1, tức các tiêu chuẩn liên hệ đến tính năng vật lý của đường truyền, các đặc tính điện của tín
hiệu và cách sử dụng các bộ kết nối và các chân ra.
5.1 Giao tiếp dùng dòng điện vòng 20 mA
Dòng điện vòng đầu tiên được dùng để truyền tín hiệu nhị phân bất đồng bộ giữa máy
tính và máy viễn ấn (teleprinter, TTY). Trong cách truyền này, mức 1 được biểu thị bởi dòng
điện vòng 20 mA và mức 0 bởi dòng điện 0 mA. Như vậy thông tin được truyền đi chính là sự
tắt mở của dòng điện.
Hệ thống là một vòng kín gồm một nguồn dòng tạo ra dòng điện không đổi 20 mA, bộ
phận đóng ngắt (current switch) được đặt ở máy phát và bộ phận dò ra dòng điện này (current
detect) ở máy thu.
Khi hệ thống không có tín hiệu để truyền, người ta giám sát sự liên tục của hệ thống
dựa vào sự hiện hữu của dòng điện 20 mA này. Đây chính là lý do tại sao trong các hệ thống
sau này người ta đưa bit 1 lên đường truyền khi hệ thống nghỉ.
(H 5.1) là một hệ thống dùng dòng điện vòng với bộ phận đóng ngắt là các relay.
Ở phần phát, giả sử dữ liệu đến từ ngã TxD của UART là bit 1, transistor dẫn làm
đóng relay phát, dòng điện 20 mA chạy qua phần thu và đóng relay thu, đưa ngã ra lên cao
(sau khi qua cổng đảo), tín hiệu này được truyền đến UART trên đường RxD. Nếu tín hiệu
phát là bit 0 trên đường TxD, do không có dòng điện chạy qua, các relay phát và thu đều hở ,
ta được bit 0 trên đường RxD.
_________________________________________________________________________________________________________________
Nguyễn Trung Lập Truyền
dữ liệu