Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HUYỀN
CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hành chính. Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thƣơng Huyền
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
Lời cam đoan
Tôi cam đoan danh dự luận văn là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, dưới
sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thương Huyền.
Luận văn có kế thừa các tư tưởng, kết quả nghiên cứu của những người đi
trước; các tư liệu đã trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc tư liệu và tác giả.
Mọi thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm
2011.
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
BPKCTT Biện pháp khẩn cấp tạm thời
HĐTP Hội đồng Thẩm phán
HVHC Hành vi hành chính
Luật TTHC Luật Tố tụng hành chính của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2010
Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP Nghị quyết số 02/QN-HĐTP ngày
29/7/2011 của Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn thi hành một số quy
định của Luật Tố tụng hành chính.
Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP Nghị quyết số 02/QN-HĐTP ngày
13/6/2012 của Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy
định của pháp luật về án phí, lệ phí
tòa án.
PLTTGQCVAHC Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án hành chính của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1996
sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2006.
QĐHC Quyết định hành chính
VAHC Vụ án hành chính
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TTHC Tố tụng hành chính.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT trang
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu........................................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................................5
3.1. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................6
6. Phần nội dung....................................................................................................................6
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ
THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH...........................................................................................7
1.1. Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính7
1.1.1. Khái niệm chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính......................................7
1.1.2. Nhiệm vụ của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính...............9
1.1.3. Ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính .................................14
1.2. Quy định của pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính..............15
1.2.1 Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.......................................15
1.2.2. Các hoạt động của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm..................18
1.2.2.1. Thông báo cho người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết về
nội dung đơn khởi kiện..................................................................................................18
1.2.2.2. Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Luật TTHC ..........................19
1.2.2.3. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời .............................................................21
1.2.3. Ra các quyết định giải quyết vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm ....24
1.2.3.2. Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính ..............................................................28
1.2.3.3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử........................................................................40
KẾT LUẬN CHƢƠNG I....................................................................................................42
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.................................................................................................43
2.1. Thực tiễn hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. .......................43
2.1.1. Thực tiễn thực hiện về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.43
2.1.2. Thực tiễn các hoạt động của Tòa án trong giai đoạn chuẫn bị xét xử sơ thẩm
.......................................................................................................................................44
2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án
hành chính .......................................................................................................................59
2.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm
vụ án hành chính.............................................................................................................61
2.3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật Tố tụng hành chính ................................61
2.3.2.Các giải pháp khác..............................................................................................71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2....................................................................................................77
KẾT LUẬN..........................................................................................................................78
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã
hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; các cơ
quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục
vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát
của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện
quan liêu, hách dịch, cửa quyền 1
.
Trong thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước, xuất phát từ nhiều lý do khác
nhau, không ít trường hợp các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức
trong các cơ quan đó có những sai sót, vi phạm pháp luật khi ban hành các quyết
định hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ công chức hoặc khi thi hành nhiệm vụ,
công vụ có hành vi hành chính đã xâm phạm và làm thiệt hại đến các quyền, lợi ích
hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đồng thời còn làm ảnh hưởng xấu đến hiệu
lực quản lý Nhà nước.
Hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước có thể bị giám sát bởi Tòa án,
đây là nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền. Ở Việt Nam, Tòa án nhân dân
có thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính kể từ ngày 01/7/1996 (được sửa đổi,
bổ sung 1998 và năm 2006), thì các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án được liệt kê từ 09 loại việc bổ sung lên thành 11 loại việc và 22 loại việc. Mặc dù
qua ba lần sửa đổi, bổ sung nhưng thực tiễn xét xử 14 năm, trước ngày Luật TTHC
năm 2010 có hiệu lực, cho thấy các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án hành chính2
giải quyết khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án còn nhiều bất cập, hạn chế; số vụ việc khiếu kiện hành chính được Tòa án
thụ lý giải quyết chưa nhiều, quyền khiếu kiện của người dân còn bị hạn chế, chưa
được bảo đảm.
Kể từ khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được ban hành và
tiếp đó là Luật Tố tụng hành chính được ban hành năm 2010 thay thế Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án hành chính thì về mặt pháp lý đã mở rộng hơn khả năng bảo
vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức bị xâm phạm bởi các
1
Điều 8 Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
2
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ban hành ngày 21/5/1996 và có hiệu lực từ ngày
01/7/1996. Được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất ngày 25/12/1998, lần thứ hai, ngày 05/4/2006.
2
quyết định hành chính, hành vi hành chính. Đây là một hình thức giải quyết khiếu
kiện mới mà pháp luật cho phép cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện vụ
án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ
luật cán bộ, công chức ra trước Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình 3
.
Để Tòa hành chính thực sự hoạt động có hiệu quả và để đáp ứng yêu cầu thể
chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn nội dung của Nghị quyết 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó
một trong các nhiệm vụ được xác định là:“Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án
đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết khiếu kiện
hành chính tại Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, đảm
bảo sự bình đẳng giữa công dân với cơ quan công quyền trước Tòa án”. Cùng với
quá trình pháp điển hóa hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi
để Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ và cam kết trong các Điều ước quốc tế, ngày
24/11/2010, Luật Tố tụng hành chính đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày
01/7/2011.
Trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo quyền khiếu kiện, tăng cường tính hiệu quả
hoạt động giám sát của Tòa án đối với mọi hành vi hành chính, quyết định hành
chính của cơ quan công quyền, đã làm thay đổi cơ bản nội dung của Luật Tố tụng
hành chính, trong đó có quy định mới về chuẩn bị xét xử trong việc giải quyết các
khiếu kiện hành chính. Hiện nay, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính được
quy định đầy đủ và có hệ thống hơn, đồng thời được hướng dẫn trong các Nghị
quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Trên thực tế, việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật hiện hành về chuẩn
bị xét xử đã góp phần thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả của xét xử sơ thẩm vụ
án hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức
và lợi ích của Nhà nước. Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính được
hiểu theo hai nghĩa sau đây: Theo nghĩa rộng, được hiểu là Tòa án làm tất cả các
công việc từ khi thụ lý vụ án cho đến khi xét xử; theo nghĩa hẹp, được hiểu là bao
gồm tất cả các công việc mà Tòa án tiến hành sau khi có quyết đưa vụ án ra xét xử
cho đến khi Tòa án tiến hành xét xử vụ án. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử Thẩm
3 Đoàn Tấn Minh (2011), Bình luận khoa học Luật tố tụng hành chính và văn bản áp dụng giải quyết các
khiếu nại hành chính tại Tòa, NXB Lao động, tr.7.
3
phán, chủ tọa phiên Tòa phải ra một trong các quyết định đưa vụ án ra xét xử; tạm
đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án 4
.
Vì vậy, ngay sau khi thụ lý vụ án hành chính, Tòa án phải làm tất cả các công
việc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử một cách nhanh chóng để bảo đảm cho việc giải
quyết vụ án hành chính trong thời hạn luật định.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chuẩn bị xét xử vụ án hành chính
đảm bảo trong thời hạn luật định, bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo thống nhất trong
nhận thức và áp dụng trong thực tiễn về công tác chuẩn bị xét xử nói chung và
chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính nói riêng là hết sức cần thiết. Đó là lý do
tác giả chọn đề tài “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính” cho luận văn của
mình.
Nhìn từ góc độ pháp luật tố tụng hành chính, chuẩn bị xét xử sơ thẩm là một
trong những giai đoạn của quá trình tố tụng, được thực hiện trước khi mở phiên toà
sơ thẩm, là giai đoạn tố tụng tiếp theo sau khi thụ lý vụ án hành chính. Trong giai
đoạn này Toà án thực hiện một loạt các hoạt động tố tụng để làm cơ sở tiến hành mở
phiên toà sơ thẩm.
Trong phạm vi đề tài này, tác giả nghiên cứu việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ
án hành chính là hoạt động kể từ khi Tòa án thụ lý cho đến khi có một trong 3 quyết
định tạm đình chỉ, đình chỉ cà đưa vụ án ra xét xử.
Việc thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả hy vọng sẽ góp phần mang lại
những hữu ích nhất định khi vận dụng vào công tác giải quyết vụ án hành chính tại
Tòa án nơi tác giả đang công tác.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, cụ thể các công trình
nghiên cứu như:
“Những biện pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng của xét xử hành chính
trên tinh thần cải cách tư pháp”, Đề tài Nghiên cứu khoa học của Tòa án nhân dân
tối cao, Chủ nhiệm: Đặng Xuân Đào, Hà Nội 2005; Luận án tiến sĩ của tác giả
Nguyễn Thanh Bình :“ Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các
khiếu kiện hành chính”, bảo vệ năm 2003. Luận án là một công trình này nghiên cứu
4
Khoản 2, Điều 117 Luật TTHC .