Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ THANH HƢƠNG
CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
C u n n n uật n sự và tố tụng hình sự
Mã số 60 38 01 04
N ƣời ƣớng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ KIM OANH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đều bảo đảm tính chính xác, trung thực
và có căn cứ tin cậy.
Người cam đoan
Vũ Thị Thanh Hương
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ công an BCA
Bộ luật hình sự BLHS
Bộ luật tố tụng hình sự BLTTHS
Bộ quốc phòng BQP
Bộ y tế BYT
Cơ quan điều tra CQĐT
Hội đồng Thẩm phán HĐTP
Kiểm sát viên KSV
Tòa án nhân dân TAND
Tòa án nhân dân Tối cao TANDTC
Viện kiểm sát VKS
Viện kiểm sát nhân dân tối cao VKSNDTC
Xã hội chủ nghĩa XHCN
MỤC ỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ....................................................................6
1.1 . Khái niệm chung về chuẩn bị xét xử sơ t ẩm vụ án hình sự..................................6
1.1.1. Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ....................................................................6
1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt
Nam ....................................................................................................................................10
1.1.3. Chủ thể tiến hành hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.....................14
1.2. Sơ lƣợc qu định pháp luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử sơ t ẩm từ
năm 1954 đến trƣớc k i có B TTHS năm 2003 ...........................................................16
1.3. Chuẩn bị xét xử sơ t ẩm trong luật tố tụng hình sự một số nƣớc trên thế
giới .....................................................................................................................................18
1.3.1. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Nga ..............18
1.3.2. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Hoa Kỳ..........19
1.3.3. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ....20
1.3.4. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Nhật Bản........................................21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.................................................................................................23
CHƢƠNG 2. PHÁP UẬT THỰC ĐỊNH VỀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM
VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ...........................................................24
2.1. Pháp luật thực định về thụ lý vụ án hình sự, phân công giải quyết và thực
tiễn áp dụng ......................................................................................................................24
2.2. Pháp luật thực định về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ t ẩm vụ án hình sự và
thực tiễn áp dụng..............................................................................................................26
2.2.1. Pháp luật thực định về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.................26
2.2.2. Thực tiễn áp dụng thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và một số
vướng mắc cần giải quyết ..................................................................................................29
2.3. Pháp luật thực định về nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng ...31
2.4. Nhữn trƣờng hợp cần phải trao đổi, thống nhất giữa VKS và Tòa án..............34
2.5. Pháp luật thực định về các quyết định của Tòa án trong thời gian chuẩn bị
xét xử sơ t ẩm vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng ......................................................36
2.5.1. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và thực tiễn áp dụng...............................36
2.5.2. Quyết định tạm đình chỉ vụ án và thực tiễn áp dụng ...............................................41
2.5.3. Quyết định đình chỉ vụ án và thực tiễn áp dụng ......................................................44
2.5.4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và thực tiễn
áp dụng...............................................................................................................................48
2.5.5. Pháp luật thực định về Quyết định đưa vụ án ra xét xử và thực tiễn áp dụng ........51
2.6. Những việc làm cần thiết để chuẩn bị mở phiên tòa và thực tiễn áp dụng..........52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.................................................................................................56
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ
THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ................................................................................................57
3.1. Cải các tƣ p áp v n u cầu nâng cao hiệu quả chuẩn bị xét xử sơ t ẩm vụ
án hình sự..........................................................................................................................57
3.2. Các giải pháp nâng cao hoạt động chuẩn bị xét xử sơ t ẩm vụ án hình sự.........60
3.2.1. Các giải pháp về pháp luật ......................................................................................60
3.2.2. Các giải pháp khác...................................................................................................64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.................................................................................................67
KẾT LUẬN.......................................................................................................................68
-1-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Hoạt động tư pháp là một trong những phương thức thực hiện quyền lực nhà
nước thông qua hoạt động điều tra, hoạt động thực hành quyền công tố, hoạt động
xét xử và hoạt động thi hành án, có sự phân định rạch ròi giữa chức năng buộc tội,
chức năng gỡ tội và chức năng xét xử. Điều 127 Hiến pháp năm 1992 quy định:
“Tòa án nhân dân Tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và
các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”. Điều 102 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Tòa án
nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền tư pháp”. Do vậy, Tòa án là cơ quan xét xử duy nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam và xét xử các vụ án hình sự là một trong
những nhiệm vụ của Tòa án để thực hiện chức năng đó.
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình giải
quyết vụ án hình sự. Khi tiến hành xét xử, Tòa án mà cụ thể là Hội đồng xét xử
(HĐXX) sẽ tập trung xác định sự thật khách quan của vụ án, đánh giá một cách tổng
thể, khách quan các chứng cứ do các bên cung cấp, xem xét đầy đủ, toàn diện ý kiến
của Kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, Tòa án nhân danh
nước CHXHCN Việt Nam để định tội danh đối với bị cáo, áp dụng hình phạt tương
ứng với hành vi phạm tội, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó
gây ra, nhằm đạt được mục đích là xử lý người phạm tội, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa (XHCN), bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và công
dân.
Để việc xét xử vụ án hình sự bảo đảm tính chính xác, khách quan, công bằng,
bình đẳng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm
oan người vô tội, giữ nghiêm kỷ cương phép nước và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp
pháp của nhà nước, tổ chức và công dân, thì quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
đòi hỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có khâu chuẩn bị xét xử. Kết
quả phiên toà phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động này. Khi thực hiện các hoạt động
chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự phải
-2-
chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đưa vụ án ra xét xử theo đúng thời hạn quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) nếu như không thuộc trường hợp phải
trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.
Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến cải cách tư pháp, xem đây là một
trong những nhân tố thúc đẩy quá trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền
XHCN, thể hiện qua các Nghị quyết của Đảng và các văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, X, XI của Đảng. Nội dung của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ chính trị nêu rõ: “Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với cơ quan
tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân
trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo
vệ pháp luật và pháp chế XHCN, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi
phạm”. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X cũng đặt ra nhiệm vụ: “Xây dựng nền tư
pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con
người” và văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục đặt ra nhiệm vụ: “Đẩy mạnh
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh,
bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người,…, bảo đảm cải cách hoạt động
tư pháp, …”. Như vậy, cải cách tư pháp nói chung, cải cách tư pháp trong lĩnh vực
tư pháp hình sự nói riêng có liên quan chặt chẽ đến chất lượng giải quyết, xét xử các
vụ án hình sự.
BLTTHS năm 2003 ra đời trên cơ sở kế thừa và có sửa đổi, bổ sung những
quy định của BLTTHS năm 1988. Qua hơn 10 năm thực hiện, BLTTHS năm 2003
đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, không còn phù hợp với tình hình mới. Vì vậy,
việc sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003, trong đó có những quy định về hoạt động
chuẩn bị xét xử, là rất cần thiết và cấp bách trong công cuộc cải cách tư pháp do
Đảng ta đề xướng hiện nay, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam theo hướng hiện đại, hiệu quả, dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền
công dân, ….. Đây cũng là lý do mà tác giả chọn đề tài: “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
BLTTHS năm 2003 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực ngày 01/7/2004, theo sau nó là các