Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
977.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
958

Chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ BÍCH HUẾ

CHUẨN BỊ XÉT XỬ PHÚC THẨM

TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TIẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các nội dung

được đề cập và trình bày trong Luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu các

quy định của pháp luật Việt Nam về chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân

sự và thực tiễn xét xử của Tòa án Việt Nam, có so sánh với pháp luật một số

nước như Nga, Pháp. Đồng thời, Luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu,

tham khảo các nguồn tài liệu như sách báo, ấn phẩm, tư liệu, công trình nghiên

cứu có liên quan của các tổ chức, chuyên gia, các nhà nghiên cứu cùng với sự

định hướng và hỗ trợ của Giảng viên hướng dẫn. Qua đó, Tác giả xây dựng nên

công trình khoa học của bản thân. Các nội dung được trình bày trong Luận văn là

trung thực, không hề sao chép từ luận văn của người khác, nếu sai trái Tôi xin

hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thành phố, ngày 07 tháng 7 năm 2015

Tác giả luận văn

Lê Thị Bích Huế

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự CHXHCN Việt Nam

BLTTDS được sửa đổi,

bổ sung năm 2011

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố

tụng dân sự CHXHCN Việt Nam năm 2011

HĐTP TANDTC Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Nghị quyết số

01/2012/NQ-HĐTP

Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012

của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về

việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp

luật về án phí, lệ phí Tòa án.

Nghị quyết số

02/2012/NQ-HĐTP

Nghị quyết số 02/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012

của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về

việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị

quyết số 60/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc

hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Bộ luật tố tụng dân sự

Nghị quyết số

03/2012/NQ-HĐTP

Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012

của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về

việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần

thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố

tụng dân sự” đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa

đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự

Nghị quyết số

04/2012/NQ-HĐTP

Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012

của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về

việc hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng

minh và chứng cứ” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã

được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự

Nghị quyết số

05/2012/NQ-HĐTP

Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012

của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về

việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần

thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ

thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự” đã được sửa đổi,

bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Bộ luật Tố tụng dân sự

Nghị quyết số

06/2012/NQ-HĐTP

Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012

của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về

việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần

thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc

thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự” đã được sửa đổi,

bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Bộ luật Tố tụng dân sự

TAND Tòa án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

VKS Viện kiểm sát

VKSND Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tình hình thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự của TAND các cấp từ năm

2010-2014;

Bảng 2: Tình hình thụ lý, giải quyết phúc thẩm vụ việc dân sự của TAND các

cấp từ năm 2010-2014;

Bảng 3. Tình hình thụ lý, giải quyết phúc thẩm vụ việc hôn nhân và gia đình

của TAND các cấp từ năm 2010-2014;

Bảng 4. Tình hình thụ lý, giải quyết phúc thẩm vụ việc lao động của TAND

các cấp từ năm 2010-2014;

Bảng 5: Tình hình thụ lý, giải quyết phúc thẩm vụ việc kinh doanh thương

mại của TAND các cấp từ năm 2010-2014.

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu .............................................................................................. …1 .

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ PHÚC

THẨM TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ............................. ….7

1.1. Khái niệm, đặc điểm chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong pháp luật tố tụng

dân sự Việt Nam................................................................................. …….7

1.1.1. Khái niệm chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự ............................... 7

1.1.2. Đặc điểm của chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự

…………….……………………………………………………………………………. 10

1.1.3. Ý nghĩa của chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự................ 12

1.2. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chuẩn bị xét xử

trong pháp luật tố tụng dân sự từ năm 1945 đến nay .......................……..13

1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960 ................................................ 13

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989 ................................................ 16

1.2.3. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004 ................................................ 18

1.2.4. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay.......................................................... 19

1.3. Quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về hoạt động chuẩn bị

xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân .................... 21

1.3.1. Quy định của pháp luật Liên bang Nga về hoạt động chuẩn bị xét xử

phúc thẩm trong tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân. ................................ 21

1.3.2. Quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp về hoạt động chuẩn bị xét xử

phúc thẩm trong tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân ................................. 24

Kết luận Chương I........................................................................................ 27

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT

NAM HIỆN HÀNH VỀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ PHÚC THẨM .............. 29

2.1. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm .............................................. 29

2.2. Chủ thể thực hiện hoạt động chuẩn bị xét xử phúc thẩm …….......... 30

2.2.1.Thẩm phán…………….…….………………………………… ......…......31

2.2.2. Thư ký ………..…………………..……...……………………………. .31

2.3. Nội dung hoạt động chuẩn bị xét xử phúc thẩm ............................. 32

2.3.1. Thụ lý phúc thẩm trong tố tụng dân sự…..…………………................... ..32

2.3.2. Phân công Thẩm phán, Thư ký giải quyết vụ án.................................... 33

2.3.3. Nghiên cứu hồ sơ vụ án ……..…….. .……………………………….... .33

2.3.4. Thu thập chứng cứ................................................................................ 37

2.3.5. Hòa giải ……………………………...……………..………………………….38

2.3.6. Ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm...................................... ..39

2.3.7. Ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm .………...……………………… .40

2.3.8. Ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm ....................................... 43

2.3.9. Ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

……………………………….………...……………………………………………… . 43

2.3.10. Triệu tập những người tham gia phiên tòa phúc thẩm......................... 45

2.3.11. Chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu ....................................... 46

2.3.12. Dự thảo bản án................................................................................... 47

2.3.13. Lập kế hoạch hỏi tại phiên tòa............................................................ 48

2.3.14. Các việc khác về chuẩn bị xét xử phúc thẩm ....................................... 48

Kết luận Chương II..........……………...……………………………………49

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THI HÀNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ PHÚC THẨM

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT..................... 51

3.1. Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về

chuẩn bị xét xử phúc thẩm....................................................................... 51

3.2. Những bất cập, vướng mắc và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp

luật về chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam........... 56

Kết luận Chương III................................................................................. 70

KẾT LUẬN ............................................................................................... 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Hai cấp xét xử là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của

Tòa án nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là biểu hiện của dân chủ trong tố

tụng nhằm bảo đảm xét xử khách quan, toàn diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai được tiến hành sau

thủ tục sơ thẩm khi có kháng cáo, kháng nghị. Khác với xét xử sơ thẩm, kết quả của

xét xử phúc thẩm là bản án, quyết định có hiệu lực thi hành ngay và kết quả này tùy

thuộc phần lớn vào việc chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Những sai sót trong quá trình

chuẩn bị xét xử phúc thẩm có thể dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài, vi phạm

thời hạn xét xử, bản án, quyết định sơ thẩm bị hủy, sửa hoặc giữ nguyên không

đúng, gây tốn kém thời gian, tiền bạc của đương sự và Nhà nước, ảnh hưởng đến

quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng

được thực hiện bởi Tòa án cấp phúc thẩm (Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương hoặc Tòa Phúc thẩm TANDTC. Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân

dân năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/6/2015 thì Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối

cao được thay thế bằng Tòa án nhân dân cấp cao1

). Các quy định về hoạt động

chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định trong chương XVI Bộ luật Tố tụng dân sự

2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2011. So với các quy định trước đó, chuẩn bị xét

xử phúc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành đã có nhiều điểm mới và cụ

thể hơn. Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng, các quy định này đã bộc lộ những bất

cập, vướng mắc cần phải được hoàn thiện.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình

xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như

quá trình hội nhập và phát triển đất nước. Chủ trương đổi mới và hoàn thiện các quy

định của pháp luật về tố tụng theo tinh thần cải cách tư pháp được Đảng ta quán

triệt trong các văn kiện quan trọng như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002

của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách tư pháp

trong thời gian tới”; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về

“Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Các văn kiện này đặt ra mục tiêu

chung là tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự; xây dựng nền tư pháp trong

1 Điều 3, Luật Tổ chức TAND năm 2014.

2

sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục

vụ Nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà

trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Bộ Chính

trị xác định: Tòa án là khâu trung gian trong hoạt động cải cách tư pháp thông qua

hoạt động xét xử kịp thời, khách quan, đúng pháp luật. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm

trong pháp luật tố tụng dân sự là một đề tài nghiên cứu khoa học rất thiết thực, bởi

các lý do:

Thứ nhất, bản chất pháp lý và nội dung của hoạt động chuẩn bị xét xử phúc

thẩm vụ án dân sự là gì? Lý do nào các bản án, quyết định dân sự phúc thẩm bị Tòa

án tối cao hủy?

Thứ hai, chuẩn bị xét xử phúc thẩm là hoạt động liên quan đến pháp luật

nhiều lĩnh vực khác như: giám định, định giá, thẩm định giá, thu thập, đánh giá

chứng cứ. Việc làm rõ hoạt động này cần phải có sự nghiên cứu kết hợp giữa các

quy định của các ngành luật khác nhau để có cái nhìn tổng quát các quy định có liên

quan trong hoạt động chuẩn bị xét xử phúc thẩm; xác định mối liên hệ, tác động của

các quy định này đối với hoạt động chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự.

Thứ ba, chuẩn bị xét xử phúc thẩm là một trong những nội dung của nguyên

tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền tự định đoạt của đương sự, bình đẳng về

quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự. Việc thực hiện đúng và đầy đủ các nguyên

tắc này là cơ sở cho việc áp dụng đúng pháp luật về chuẩn bị xét phúc thẩm.

Thứ tư, qua báo cáo tổng kết công tác hàng năm của ngành Tòa án cho thấy,

nguyên nhân dẫn đến tình trạng án dân sự bị giám đốc thẩm và bị tuyên hủy nhiều

là do những sai sót trong hoạt động chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự

mà trọng tâm là hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp phúc

thẩm. Do đó, đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu thấu đáo từ lý luận đến thực tiễn xét

xử để có đề xuất khắc phục những hạn chế, bất cập.

Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong

pháp luật tố tụng dân sự” để nghiên cứu với mong muốn đề tài khoa học thành

công sẽ đồng thời có ý nghĩa giải quyết vấn đề trên hai phương diện lý luận và thực

tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Hoạt động chuẩn bị xét xử phúc thẩm dân sự đã được cơ quan, nhà nghiên cứu

đề cập ở nhiều cấp độ khác nhau, như:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!